Lý Thuyết Sinh 8: Bài 52. Phản Xạ Không điều Kiện Và ... - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Sinh 8 Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
I. PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Ví dụ: khóc, cười…
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, thấy đèn đỏ thì dừng lại, mùa đông đến mặc áo ấm...
II. SỰ HÌNH THÀNH PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Hình thành phản xạ có điều kiện
* Thí nghiệm của Paplop: phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc kích thích bất kì
+ Bật đèn và không cho ăn → không tiết nước bọt (ánh sáng đèn là kích thích có điều kiện)
+ Cho ăn → tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn (thức ăn là kích thích không điều kiện)
+ Vừa bật đèn vừa cho ăn → tiết nước bọt (lặp lại nhiều lần)
→ Chỉ bật đèn → tiết nước bọt → phản xạ tiết nước bọt với kích tích là ánh sáng đã được thiết lập.
* Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
- Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.
- Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau.
2. Ức chế phản xạ có điều kiện
- Phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành. Nếu không được củng cố thì phản xạ dần mất đi.
- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:
+ Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
+ Hình thành các thói quen tập tính tốt.
III. SO SÁNH CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
- Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).
Xem thêm Soạn Sinh 8: Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Từ khóa » Sinh Học 8 Bài 52 Trang 168
-
Giải Sinh Học 8 Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và ...
-
Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ Có điều Kiện | Loigiaihay
-
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 3 Bài 52 Trang 168 Sgk Sinh Học 8
-
Giải Bài 52 Sinh 8: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ Có điều Kiện
-
Sinh Học 8 Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ Có điều Kiện
-
Giải Bài Tập Sinh Học 8 - Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản ...
-
Giải Bài 1, 2, 3 Trang 168 Sách Giáo Khoa Sinh Học 8
-
Trả Lời Câu 1 Trang 168 - SGK Môn Sinh Học Lớp 8
-
Sinh 8 Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ Có điều Kiện
-
Giải Bài Tập SGK Sinh Học 8 Bài 52 - Phản Xạ Không điều Kiện Và ...
-
Lý Thuyết Sinh Học Lớp 8 Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản ...
-
Soạn Sinh 8: Bài 52. Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ Có điều Kiện
-
Giải Bài Tập SGK Sinh Học 8 Bài 3 Trang 168 - VOH
-
Soạn Sinh 8 Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và ...