Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)
Có thể bạn quan tâm
- Giải Sinh học 11
- Giải Sinh học 11 (sách mới)
- Kết nối tri thức
- Giải sgk Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 11 - Chân trời
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Chân trời sáng tạo
- Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 11 - Cánh diều
- Ra mắt Sách 20 đề THPT quốc gia form 2025 toán, văn, anh.... (từ 80k/1 cuốn)
Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Sinh 11 Bài 19.
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19 (sách mới cả ba sách)
Quảng cáoLời giải sgk Sinh học 11 Bài 19:
(Kết nối tri thức) Giải Sinh 11 Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Xem lời giải
(Chân trời sáng tạo) Giải Sinh 11 Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Xem lời giải
(Cánh diều) Giải Sinh 11 Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Xem lời giải
Lưu trữ: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19 (sách cũ)
- Giải Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất
Bài giảng: Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)
I. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.
- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim
Nút xoang nhĩ phát xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
Quảng cáo2. Chu kì hoạt động của tim
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.
- Chu kì tim diễn ra : Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.
- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây.
- Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.
Quảng cáo- Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau
Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
+ Hệ thống động mạch : động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.
+ Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.
+ Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.
Quảng cáo2. Huyết áp
- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 – 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg.
- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.
- Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
- Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp.
3. Vận tốc máu
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Ví dụ, tốc độ máu chảy trong động mạch chủ bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng khoảng 200mm/s.
- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Ở người, tiết diện của động mạch chủ bằng khoảng 5 – 6cm2, tốc độ máu ở đây bằng khoảng 500mm/s. Tổng tiết diện của mao mạch bằng khoảng 6000cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn khoảng 0,5mm/s.
Xem thêm lý thuyết Sinh học lớp 11 hay nhất, chi tiết khác:
- Lý thuyết Bài 20: Cân bằng nội môi
- Lý thuyết Bài 22: Ôn tập chương 1
- Lý thuyết Bài 23: Hướng động
- Lý thuyết Bài 24: Ứng động
- Lý thuyết Bài 26: Cảm ứng ở động vật
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Chu Kì Tim Là Gì Sinh 11
-
Chu Kỳ Tim – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoạt động Của Tim | SGK Sinh Lớp 11
-
Chu Kì Hoạt động Của Tim Sinh 11
-
Nêu Khái Niệm Chu Kì Tim - Na Na - Hoc247
-
Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)
-
Lý Thuyết Sinh 11: Bài 19. Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo) - TopLoigiai
-
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM - SureTEST
-
Chu Kì Tim Là Gì? - Hoc24
-
Lý Thuyết ôn Tập Hoạt động Của Tim Sinh Học 11 - Ôn Thi HSG
-
Bài Tập Liên Quan đến Chu Kì Tim - Quảng Văn Hải
-
Lý Thuyết Sinh 11- BÀI 18: Tuần Hoàn Máu ( Tiếp Theo )
-
Một Số Câu Hỏi Sinh Học 11 Có đáp án, Phần Tuần Hoàn Máu
-
Kiến Thức Trọng Tâm Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)
-
Phân Tích Sơ đồ Về Chu Kì Hoạt động Của Tim Dưới đây, Giải Thích Tại ...