Lý Thuyết Sinh Học 11-: Bài 35: Hoocmôn Thực Vật

BÀI 35: HOOCMÔN THỰC VẬT

 

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN

I) KHÁI NIỆM

          - Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây

(*)  Đặc điểm của hoocmon thực vật:

+       Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây hoocmon được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây

+       Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

+       Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao

 

II) CÁC LOẠI HOOCMÔN

 

Loại

Nguồn gốc

Tác động

Hoocmôn kích thích

Auxin

- Sinh ra ở đỉnh thân, cành

- Có trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, nhị hoa,….

      - Mức tế bào: kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.

      - Mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động như: ứng động, hướng động, nảy mầm, nảy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thể đỉnh

Giberelin

- Sinh ra ở lá và rễ

- Có trong hạt, lá, củ, chồi đang nảy mầm; hạt, quả đang hình thành; thân, cành đang sinh trưởng

- Mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của tế bào

- Mức cơ thể:

+ kích thích sự nẩy mầm của hạt, chồi, củ.

+ kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt.

+ tăng tốc độ phân giải tinh bột

 

Xitokinin

- Sinh ra ở rễ, được vận chuyển lên ngọn

 -  Mức tế bào: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào

- Mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin

 

Hoocmôn ức chế

Etilen

Được sản sinh trong hầu hết các cơ quan của thực vật, khi rụng lá, hoa già, mô bị tổn thương,…

- Thúc quả nhanh chín và rụng lá, rụng quả

Axit abxixic

Có ở cơ quan đang hóa gìa, lục lạp của lá, chóp rễ

- Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, long.

- Gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt.

- Làm khí khổng đóng

 

III) TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT.

(1) Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế

          Ví dụ: Tương quan nồng độ AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt:

          + trong hạt khô nhiều AAB, ít GA.

          + trong hạt nảy mầm nhiều GA, ít AAB.

 

(2) Tương quan giữa các hoocmon kích thích với nhau

        Ví dụ: Tương quan giữa Auxin/Xitokinin điều tiết sự phát triển của mô trong nuôi cấy mô thực vật:

          + nhiều auxin, mô ra rễ

        + nhiều xitokinin, mô ra chồi.

 

B- BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1:  Gibêrelin có vai trò

A. làm tăng số lần nguyên phân,  tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân

B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân

C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm  chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân

D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân

Đáp án: A

Theo lý thuyết cơ bản.

Câu 2:  Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở

A. đỉnh của thân và cành

B. lá, rễ

C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả

D. Thân, cành

Đáp án: C

Theo lý thuyết cơ bản.

Câu 3: Auxin chủ yếu sinh ra ở

A. đỉnh của thân và cành

B. lá, rễ

C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả

D. Thân, cành

Đáp án: A

Theo lý thuyết cơ bản

Câu 4: Xitokinin có vai trò:

          A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự già hóa tế bào.

          B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự già hóa tế bào.

         C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh, làm chậm sự phát triển chồi bên và sự già hóa tế bào.

          D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh, làm chậm phát triển chồi bên, làm tăng sự già hóa tế bào.

Đáp án: B

Theo lý thuyết cơ bản

Câu 5: Vai trò  chủ yếu của axit abxixic (AAB)  là kìm hãm sự sinh trưởng của

A. Cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở

B. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng

C. Cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng

D. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở

Đáp án: C

Theo lý thuyết cơ bản

 

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra

A. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây

B. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây

C. có tác dụng kháng bệnh cho cây

D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây

Câu 2: Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và

A. phát triển chồi bên,  làm tăng sự hóa già của tế bào

B. Phát triển chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào

C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào

D. làm chậm sự phát triển của chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào

Câu 3: Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa:

         A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao.

         B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao.

         C. vừa phải.

         D. bằng hoocmon ở động vật bậc cao.

Câu 4: Auxin không có vai trò:

         A. kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.

         B. tham gia vào ứng động hướng động.

         C. điều tiết trạng thái ngủ nghỉ của hạt.

         D. kích thích hạt nảy mầm, ra rễ phụ.

Câu 5: Trong cây, giberelin chủ yếu được sinh ra ở:

         A. Lá và rễ.          B. Hoa.                 C. Quả.                 D. Cành.

Câu 6: Etilen có vai trò:

         A. Thúc quả chóng chin.

         B. Giữ quả tươi lâu.

         C. Giúp cây mau lớn.

         D. Giúp cây nhanh ra hoa.

Câu 7: Tương quan giữa GA/AAB  điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?

A. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị số lớn hơn GA

B. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau

C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại

D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh

Câu 8: Êtilen được sinh ra ở

A. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh

B. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín

C. hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín

D. hầu hết các  phần khác nhau của cây, đặc biệt  trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín

Câu 9: Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là

A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao

B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây

D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

Câu 10: Cho các hoocmôn sau

(1) Auxin              (2) Xitôkinin                  (3) Gibêrelin

(4) Êtilen              (5) Axit abxixic

Hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là

A. (1) và (2)                       B. (4)

C. (3)                                 D. (4) và (5)

Câu 11: Gibêrelin được dùng để

A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ,  kích thích sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt

B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ,  tạo quả không hạt

C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt

D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  phát triển bộ lá, tạo quả không hạt

Câu 12: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, người ta thường dùng loại hoocmon nào?

         A. Giberelin và auxin.

         B. auxin và etilen.

         C. Auxin và xitokinin.

         D. Xitokinin và giberelin.

Câu 13: Tác dụng nào không phải của giberelin đối với cơ thể thực vật.

         A. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao cây; tăng tốc độ phân giải tinh bột

         B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao cây; ra hoa, tạo quả.

         C. sinh trưởng chiều cao cây; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa tạo quả.

         D. thúc quả chóng chin, rụng lá.

Câu 14: Không dùng auxin nhân tạo đối với thực phẩm trực tiếp làm thức ăn vì:

         A. Giảm năng suất của cây sử dụng củ.

         B. Không có enzim phân giải nên tích lũy trong cây gây ngộ độc.

         C. Giảm năng suất của cây sử dụng lá.

         D. Giảm năng suất của cây sử dụng thân.

Câu 15: Hoocmon trong nhóm kích thích sinh trưởng là:

         A. Auxin, AAB, xitokinin.

         B. Giberelin, etilen.

         C. Xitokinin, giberelin, AAB.

         D. Auxin, xitokinin.

 

Đáp án:

1-A

2-B

3-B

4-C

5-A

6-A

7-A

8-B

9-A

10-D

11-C

12-C

13-D

14-B

15-D

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý:

1. Lý thuyết Sinh học 11-Loga.vn: Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

2. Lý thuyết sinh học 11-Loga.vn: Bài 30: Truyền tin qua xinap

3. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 32: Tập Tính Của Động Vật (Tiếp Theo)

4. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 31: Tập Tính Của Động Vật

5. Lý thuyết Sinh học 11- Loga.vn: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, VÀ CAM (TIẾP)

6. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO)

7. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 35