Lý Thuyết Sinh Học 8 Bài 39 (mới 2022 + Bài Tập): Bài Tiết Nước Tiểu

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Bài giảng Sinh học 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

I. TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU

Sơ đồ quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục ở các đơn vị chức năng của thận.

- Bản chất của sự tạo thành nước tiểu là lọc máu để loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra ngoài giúp duy trì và ổn định nồng độ các chất trong máu.

- Gồm 3 quá trình: lọc máu, hấp thụ lại và bài tiết tiếp.

+ Quá trình lọc máu: xảy ra ở cầu thận. Trong quá trình lọc máu, máu theo động mạch đến cầu thận với áp suất cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan qua các lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận. Kết quả của quá trình lọc máu là hình thành nên nước tiểu đầu.

+ Quá trình hấp thụ lại: xảy ra ở ống thận. Trong quá trình hấp thụ lại, các chất dinh dưỡng, nước, các ion cần thiết như Na+, Cl-,... được hấp thụ lại vào máu.

+ Quá trình bài tiết tiếp: xảy ra ở ống thận. Trong quá trình bài tiết tiếp, chất cặn bã (axit uric, crêatin,...), các chất độc hại, các ion thừa như H+, K+,... được bài tiếp. Kết quả của quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp là hình thành nên nước tiểu chính thức.

* So sánh thành phần nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức :

Đặc điểm

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

Nồng độ các chất hoà tan

Loãng

Đậm đặc

Chất độc, chất cặn bã

Có ít

Có nhiều

Chất dinh dưỡng

Có nhiều

Gần như không có

II. THẢI NƯỚC TIỂU

- Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu cũng được hình thành liên tục. Nhưng sự thải nước tiểu chính thức ra khỏi cơ thể diễn ra từng đợt vào những lúc nhất định.

- Quá trình thải nước tiểu: Nước tiểu chính thức sau khi được hình thành ở ống thận sẽ theo các ống góp đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ xuống bóng đái. Nước tiểu tích trữ ở trong bóng đái lên tới khoảng 200 ml sẽ đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu cơ vòng ống đái mở ra kết hợp với sự co của cơ bóng đái và cơ bụng, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Lý thuyết Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da

Lý thuyết Bài 42: Vệ sinh da

Lý thuyết Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh

Lý thuyết Bài 44: Thực hành: Tìm hiểm chức năng của tủy sống

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 39 Sinh Học 8