Lý Thuyết Sinh Học Lớp 7 Bài 31: Cá Chép

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Giáo viên

        • Giáo án - Bài giảng
        • Thi Violympic
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Thi iOE
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Dành cho Giáo Viên
        • Viết thư UPU
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • Đố vui
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
        • Từ vựng tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
        • Từ điển tiếng Anh
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Lớp 7 Lý thuyết Sinh học 7 Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 31: Cá chépLý thuyết môn Sinh học 7Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bài Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 31: Cá chép được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Cá chép

  • A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 31
    • I. ĐỜI SỐNG
    • II. CẤU TẠO NGOÀI
  • B. Trắc nghiệm Sinh học bài 31

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 31

I. ĐỜI SỐNG

1. Đời sống

+ Ưa vực nước lặng, sống ở sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông, suối)

+ Ăn tạp: động vật (giun, ốc, ấu trùng ...) và thực vật thủy sinh

+ Là động vật biến nhiệt: nhiệt độ không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước.

2. Sinh sản

+ Để trứng nhiều, số lượng lớn 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh

+ Thụ tinh ngoài: cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng.

+ Trứng thụ tinh phát triển thành phôi

II. CẤU TẠO NGOÀI

1. Cấu tạo ngoài

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 31: Cá chép

Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội.

- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân → giảm sức cản của nước.

- Mắt không có mi, màng mắt cá tiếp xúc với môi trường nước → màng mắt không bị khô.

- Vây cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy → giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.

- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp → giúp cá cử động theo chiều ngang.

- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân → có vai trò như bơi chèo.

2. Chức năng của vây cá

- Vây đuôi: đẩy nước làm cá tiến lên.

- Vây ngực và vây bụng: giữ thăng bằng và giúp cá bơi lên – xuống, rẽ phải – trái, bơi đứng, dừng lại.

- Vây lưng và vây hậu môn: giúp giữ thăng bằng theo chiều dọc.

B. Trắc nghiệm Sinh học bài 31

Câu 1: Đặc điểm nào giúp ta phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

a. Môi trường sống

b. Có xương sống hay không

c. Lối sống

d. Cách bắt mồi

Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành Động vật có xương sống với các ngành Động vật không xương sống.

→ Đáp án b

Câu 2: Cá chép sống trong môi trường

a. Trên cạn

b. Nước lợ

c. Nước mặn

d. Nước ngọt

Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (hồ, ao, ruộng, sông, suối…). Chúng ưa các vực nước lặng.

→ Đáp án d

Câu 3: Thức ăn của cá chép là

a. Thực vật thủy sinh

b. Giun, ốc

c. ấu trùng côn trùng

d. Tất cả các đáp án trên

Cá chép ăn tạp: ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh.

→ Đáp án d

Câu 4: Cá chép đẻ bao nhiêu trứng

a. 1500 – 2000 trứng

b. 3 – 5 vạn trứng

c. 5 – 10 vạn

d. 15 – 20 vạn

Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh.

→ Đáp án d

Câu 5: Thụ tinh ngoài là

a. Là hiện tượng đẻ trứng ở môi trường nước

b. Là hiện tượng thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể

c. Là hiện tượng thụ tinh xảy ra bên trong cơ thể

d. Là hiện tượng con đực bơi theo sau con cái

Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.

→ Đáp án b

Câu 6: Vây nào sau đây KHÔNG phải là vây lẻ

a. Vây lưng

b. Vây hậu môn

c. Vây đuôi

d. Vây bụng

Vây cá có những tia vây được căng bởi da mỏng. Vây chẵn gồm vây ngực và vây bụng. Vây lẻ gồm vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

→ Đáp án d

Câu 7: Mắt cá không có mi có ý nghĩa thích nghi gì

a. Có vai trò như bơi chèo

b. Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước

c. Màng mắt không bị khô

d. Giảm sức cản của nước

Mắt cá không có mi giúp màng mắt không bị khô, giúp cá sống được trong môi trường nước.

→ Đáp án c

Câu 8: Đặc điểm nào giúp cá giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước

a. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày

b. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp

c. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân

d. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước

Vảy cá có da bao bọc, có nhiều tuyến tiết chất nhầy làm giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.

→ Đáp án a

Câu 9: Cơ quan di chuyển chính ở cá chép là

a. Hai vây ngực

b. Vây đuôi

c. Vây ngực và vây bụng

d. Vây lưng và vây hậu môn

Đôi vây ngực và đôi vây bụng, ngoài chức năng giữ thăng bằng cho cá, còn giúp cá bơi hướng lên trên hoặc bơi hướng xuống dưới, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.

→ Đáp án c

Câu 10: Đặc điểm cấu tạo ngoài nào giúp cá thích nghi với đời sống bơi lặn

a. Thân hình thoi

b. Vây hình vây chèo

c. Mắt không có mi

d. Tất cả các đáp án trên đúng

Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước: Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy, mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. Cá chép đẻ trứng trong nước với số lượng lớn, thụ tinh ngoài.

→ Đáp án d

Câu 11: Cá chép thường đẻ trứng ở đâu?

a. Trong bùn.

b. Trên mặt nước.

c. Ở các rặng san hô.

d. Ở các cây thủy sinh.

Đáp án d

Câu 12: Vì sao cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn?

a. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.

b. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.

c. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.

d. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao.

Đáp án a

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây giúp cá dễ dàng chuyển động theo chiều ngang?

a. Vảy cá sắp xếp trên thân khớp với nhau như ngói lợp.

b. Thân thon dài, đầu thuôn gắn chặt với thân.

c. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhầy.

d. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng

Đáp án a

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây giúp cá chép giảm sức cản của nước khi di chuyển?

a. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.

b. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.

c. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng.

d. Mắt không có mí, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.

Đáp án: a

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng?

a. Là động vật hằng nhiệt.

b. Sống trong môi trường nước ngọt.

c. Chỉ ăn thực vật thuỷ sinh.

d. Thụ tinh trong.

Đáp án: b

Câu 16: Vây lẻ của cá chép gồm có

a. Vây lưng, vây bụng và vây đuôi.

b. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

c. Vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực.

d. Vây ngực, vây bụng và vây đuôi.

Đáp án: b

Câu 17: Khi tiến hành cố định vây lưng và vây hậu môn của một con cá chép, sau đó thả cá trở lại vào bể nước, con cá thí nghiệm có trạng thái như thế nào?

a. Cá không bơi được, chìm dần xuống đáy bể.

b. Cá bơi được nhưng bị lộn ngược bụng lên trên.

c. Cá bơi sang trái, phải, lên trên, xuống dưới rất khó khăn.

d. Cá bơi nghiêng ngả, chệnh choạng theo hình chữ Z.

Đáp án: d

Với nội dung bài Cá chép các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm chung, đời sống, cách thức sinh sản, vai trò thực tiễn của cá chép ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 31: Cá chép. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết 14 11.715 Bài viết đã được lưu Bài trướcMục lụcBài sau
  • Chia sẻ bởi: Đinh Thị Nhàn
  • Nhóm: Sưu tầm
  • Ngày: 23/12/2021
Tải về Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm Mua VnDoc PRO 79.000đ Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: kiến thức trọng tâm môn Sinh học 7 giải bài tập sinh học 7 lý thuyết Sinh học 7Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để GửiLý thuyết Sinh học 7
  • Mở đầu

  • Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 1
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 2
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 4: Trùng roi
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh
  • Chương 2: Ngành ruột khoang

  • Chương 3: Các ngành giun

  • Chương 4: Ngành thân mềm

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 21
  • Chương 5: Ngành chân khớp - Lớp Giáp xác

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 24
  • Chương 5: Ngành chân khớp - Lớp hình nhện

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 25
  • Chương 5: Ngành chân khớp - Lớp sâu bọ

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 26: Châu chấu
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 27
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 29
  • Chương 6: Ngành động vật có xương sống - Các lớp Cá

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 31: Cá chép
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 33
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 34
  • Chương 6: Ngành động vật có xương sống - Lớp lưỡng cư

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 35: Ếch đồng
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 37
  • Chương 6: Ngành động vật có xương sống - Lớp bò sát

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 38
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 39
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 40
  • Chương 6: Ngành động vật có xương sống - Lớp Chim

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 41
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 43
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 44
  • Chương 6: Ngành động vật có xương sống - Lớp Thú (Lớp có vú)

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 47
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 48
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 49
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 50
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 51
  • Chương 7: Sự tiến hóa của động vật

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 54
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 55
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 56
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 56
  • Chương 8: Động vật và đời sống con người

    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 57
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 59
    • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 60
Tải xuống

Tham khảo thêm

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 55: Tiến hóa về sinh sản

  • Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 32

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 57: Đa dạng sinh học

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 60: Động vật quý hiếm

  • Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 30

  • Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 34

  • Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 31: Cá chép

  • Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 35: Ếch đồng

  • Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 33

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 56: Cây phát sinh giới động vật

🖼️

Gợi ý cho bạn

  • Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 1 Family life nâng cao

  • Bài tập câu điều kiện có đáp án

  • Chúc đầu tuần bằng tiếng Anh hay nhất

  • Tổng hợp 180 bài tập viết lại câu có đáp án

Xem thêm
  • Lớp 7 Lớp 7

  • Lý thuyết Sinh học 7 Lý thuyết Sinh học 7

  • Đề thi học kì 2 lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

  • Toán 7 Toán 7

  • Soạn Văn 7 Sách mới Soạn Văn 7 Sách mới

  • Vật Lý lớp 7 Vật Lý lớp 7

  • Sinh học lớp 7 Sinh học lớp 7

  • Lịch sử lớp 7 Lịch sử lớp 7

  • Địa lý lớp 7 Địa lý lớp 7

  • Đề kiểm tra 1 tiết, 45 phút lớp 7 Đề kiểm tra 1 tiết, 45 phút lớp 7

  • Đề kiểm tra 15 phút lớp 7 Đề kiểm tra 15 phút lớp 7

  • Ngữ văn 7 tập 1 CD Ngữ văn 7 tập 1 CD

  • Tiếng Anh 7 Global Success Tiếng Anh 7 Global Success

  • Văn mẫu lớp 7 KNTT Văn mẫu lớp 7 KNTT

  • Văn mẫu lớp 7 CTST Văn mẫu lớp 7 CTST

🖼️

Lý thuyết Sinh học 7

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 55: Tiến hóa về sinh sản

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 60: Động vật quý hiếm

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 56: Cây phát sinh giới động vật

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 57: Đa dạng sinh học

  • Sinh học 7 bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng

  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Xem thêm

Từ khóa » Cá Chép Sinh Học 7