Lý Thuyết Sinh10 - : Bài 3: Các Nguyên Tố Hóa Học Và Nước
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên Tố đại Lượng Chiếm Bao Nhiêu Phần Trăm
- Nguyên Tố đại Lượng Chiếm Bao Nhiêu Phần Trăm Trọng Lượng Khô Của Cơ Thể Thực Vật
- Nguyên Tố đại Lượng Chiếm Tỉ Lệ Trong Khối Lượng Cơ Thể Sống Là
- Nguyên Tố đại Lượng Chiếm Tỷ Lệ Bao Nhiêu Trong Khối Lượng Cơ Thể Sống
- Nguyên Tố đại Lượng Có Hàm Lượng Chiếm Tỉ Lệ
Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 3:
Phần Hai: Sinh Học Tế Bào
Chương I. Thành Phần Hóa Học Của Tế Bào
Các Nguyên Tố Hóa Học Và Nước
I. Các Nguyên Tố Hóa Học
- Trong tế bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co… là cần thiết cho sự sống.
- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm một tỉ lệ nhỏ.
- Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.
Nguyên tố | O | C | H | N | Ca | P | K | S | Na | Cl | Mg |
Tỉ lệ % | 65 | 18,5 | 9,5 | 3,3 | 1,5 | 1,0 | 0,4 | 0,3 | 0,2 | 0,2 | 0,1 |
Bảng tỉ lệ % về khối lượng của các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể người.
- Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hoá học thành 2 nhóm cơ bản:
+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...
+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn...
- Sự tương tác giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối khoáng) và hợp chất hữu cơ (lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).
II. Nước Và Vai Trò Của Nước Trong Tế Bào
1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước
- Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxy với hai nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hoá trị.
Hình 1. Cấu tạo hóa học của nước.
- Phân tử nước có tính phân cực. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau.
- Có khả năng hình thành liên kết hiđro (H) giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử chất tan khác tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt, dung môi...).
Hình 2. Mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn và lỏng.
- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hiđrô) tạo ra mạng lưới nước.
2. Vai trò của nước đối với tế bào
- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.
- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.
- Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể…
Bài Tập Lý Thuyết
A. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
A. 25.
B. 35.
C. 45.
D. 55.
* Hướng dẫn giải:
- Trong số 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên thì chỉ có khoảng 25 nguyên tố học cần thiết cấu thành các cơ thể sống.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 2: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, Na, Mg, N.
B. H, Na, P, Cl.
C. C, H, O, N.
D. C, H, Mg, Na.
* Hướng dẫn giải:
- C, H, O, N là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 3: Tỷ lệ của nguyên tố cacbon (C) có trong cơ thể người là khoảng:
A. 65%.
B. 9,5%.
C. 18,5%.
D. 1,5%.
* Hướng dẫn giải:
- Tỷ lệ của nguyên tố cacbon (C) có trong cơ thể người vào khoảng 18,5%.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 4: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mangan.
B. Kẽm.
C. Đồng.
D. Photpho.
* Hướng dẫn giải:
- Các nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, P, Ca, S, Mg...
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 5: Trong các cơ thể sống, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H,O,N chiếm vào khoảng:
A. 65%.
B. 70%.
C. 85%.
D. 96%.
* Hướng dẫn giải:
- Trong các cơ thể sống, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H,O,N chiếm vào khoảng 96%.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 6: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
* Hướng dẫn giải:
- Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có trong tự nhiên, trong cơ thể sống chiếm tỉ lệnhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể. Và tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
Nên ta chọn đáp án B.
Câu 7: Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
* Hướng dẫn giải:
- Các ý đúng gồm:
+ (1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
+ (2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
+ (3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
+ (5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 8: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
* Hướng dẫn giải:
- Vì nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào nên sự sống cần có nước.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 9: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?
A. Tính liên kết.
B. Tính điều hòa nhiệt.
C. Tính phân cực.
D. Tính cách li.
* Hướng dẫn giải:
- Tính phân cực của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 10: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Chất nguyên sinh.
B. Nhân tế bào.
C. Trong các bào quan.
D. Tế bào chất.
* Hướng dẫn giải:
- Nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh.
Nên ta chọn đáp án A.
B. Bài tập tự luyện
Câu 1: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ.
B. Bệnh còi xương.
C. Bệnh cận thị.
D. Bệnh tự kỉ.
Câu 2: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?
A. Liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết hiđrô.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết photphodieste.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Câu 4: Tính phân cực của nước là do?
A. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía ôxi.
B. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía hidro.
C. Xu hướng các phân tử nước.
D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.
Câu 5: Cho các ý sau:
(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.
(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.
(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.
(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.
(5) Nuóc có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6: Cho các ý sau:
(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ.
(2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn.
(3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ.
(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Prôtêin.
B. Lipit.
C. Nước.
D.Cacbonhidrat.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 9: Cho các ý sau:
(1) Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.
(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.
(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.
Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan tròn giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?
A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh.
B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh.
C. Sấy khô rau quả.
D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | D | A | C | C | C | C | C | A |
Bài viết gợi ý:
1. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 2: Các Giới Sinh Vật
2. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 1: Các Cấp Tổ Chức Của Thế Giới Sống
Từ khóa » Nguyên Tố đại Lượng Chiếm
-
Lý Thuyết Các Nguyên Tố Hóa Học Và Nước Sinh 10
-
Nguyên Tố đại Lượng Chiếm Tỷ Lệ Bao Nhiêu - Thả Rông
-
Nguyên Tố đại Lượng Là Nguyên Tố Chiếm Tỉ Lệ?
-
CÂU 8. Thế Nào Là Nguyên Tố đại Lượng Và Nguyên Tố Vi Lượng
-
Các Nguyên Tố đại Lượng Gồm - TopLoigiai
-
Bài 3. Các Nguyên Tố Hóa Học Và Nước - Củng Cố Kiến Thức
-
Phân Biệt Nguyên Tố Vi Lượng Và Nguyên Tố đa Lượng - Hoàng My
-
Các Nguyên Tố Vi Lượng Thường Chiếm Bao Nhiêu Phần Trăm Về Khối ...
-
Nguyên Tố đa Lượng, Từ điển Nấu ăn Cho Người Nội Trợ | Cooky Wiki
-
Phần Lớn Các Nguyên Tố đa Lượng Cấu Tạo Nên? - Luật Hoàng Phi
-
Sơ Lược Về Các Nguyên Tố Hoá Học - Sinh Học 10
-
Các Nguyên Tố Hóa Học | SGK Sinh Lớp 10
-
Top 15 Các Nguyên Tố đại Lượng 2022
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 3: Các Nguyên Tố Hóa Học Và Nước