Lý Thuyết Số Phần Tử Của Một Tập Hợp. Tập Hợp Con Toán 6

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 6
  4. CHƯƠNG I: ÔN TẬP BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
  5. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con Trang trước Mục Lục Trang sau

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Số phần tử của một tập hợp

Ví dụ:

$A = \{ x , y\}$

B = { bút , thước }

$C = \{ 1; 2 ; 3; 4; .....; 100 \}$

D = $\emptyset $

2. Tập hợp con

Chú ý:

- Mỗi tập hợp đều là tập hợp con của chính nó. Quy ước: tập hợp rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp.

* Cách tìm số tập hợp con của một tập hợp: Nếu A có $n$ phần tử thì số tập hợp con của tập hợp A là ${2^n}.$

- Giao của hai tập hợp (kí hiệu:$\cap$ ) là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Sử dụng các kí hiệu \( \in \) và \( \subset \)

Phương pháp:

Cần nắm vững: Kí hiệu \( \in \) diễn tả quan hệ giữa một phần tử với một tập hợp; kí hiệu \( \subset \) diễn tả một quan hệ giữa hai tập hợp.

A \( \in \) M : A là phần tử của M; A \( \subset \) M : A là tập hợp con của M.Dạng 2: Tìm số phần tử của một tập hợp cho trước

Phương pháp:

-Căn cứ vào các phần tử đã được liệt kê hoặc căn cứ vào tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp cho trước, ta có thể tìm được số phần tử của tập hợp đó.

- Sử dụng các công thức sau:

Tập hợp các số tự nhiên từ $a$ đến $b$ có: $b--a + 1$ phần tử (1)

+ Tập hợp các số chẵn từ số chẵn $a$ đến số chẵn $b$ có: $\left( {b--a} \right):2 + 1$ phần tử ( 2)

+ Tập hợp các số lẻ từ số lẻ $m$ đến số lẻ $n$ có: $\left( {n - m} \right):2 + 1$ phần tử ( 3)

+ Tập hợp các số tự nhiên từ $a$ đến $b,$ hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị, có: $\left( {b - a} \right):d + 1$ phần tử (4)

( Các công thức (1), (2), (3) là các trường hợp riêng của công thức (4) ) .

Dạng 3: Bài tập về tập rỗng

Phương pháp

Nắm vững định nghĩa tập hợp rỗng: tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng, kí hiệu \(\emptyset \).

Dạng 4: Viết tất cả các tập hợp con của tập cho trước

Phương pháp

Giả sử tập hợp $A$ có $n$ phần tử. Ta viết lần lượt các tập hợp con:

+ Không có phần tử nào (\(\emptyset \));

+ Có $1$ phần tử;

+ Có $2$ phần tử;

+ . . .

+ Có $n$ phần tử.

Chú ý: Tập hợp rỗng là tập hợp của mọi tập hợp: $\emptyset \subset A$.

Người ta chứng minh được rằng nếu một hợp có $n$ phần tử thì số tập hợp con của nó bằng ${2^n}.$

Trang trước Mục Lục Trang sau

Có thể bạn quan tâm:

  • Ôn tập chương 1: Ôn tập, bổ túc về số tự nhiên
  • Ôn tập chương I
  • Biến cố và xác suất của biến cố
  • Tập hợp, phần tử của tập hợp
  • Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp - Bài toán đếm

Tài liệu

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tạp chí toán học và tuổi trẻ số 491 - 05/2018

Tạp chí toán học và tuổi trẻ số 491 - 05/2018

Các định lí về hình học phẳng tập I - Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cấp 2

Các định lí về hình học phẳng tập I - Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cấp 2

Toán 6 - Đề Kiểm Tra Học kỳ 2 - Trường Nguyễn Tất Thành - Hà Nội năm học 2019 - 2020

Toán 6 - Đề Kiểm Tra Học kỳ 2 - Trường Nguyễn Tất Thành - Hà Nội năm học 2019 - 2020

Đề thi môn Toán giữa kì 2 lớp 10 năm 2017 - 2018 Hà Nam

Đề thi môn Toán giữa kì 2 lớp 10 năm 2017 - 2018 Hà Nam

Từ khóa » Tìm Số Tập Hợp Con Của Một Tập Hợp