Lý Thuyết Sóng điện Từ | SGK Vật Lí Lớp 12

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Sóng điện từ

-  Định nghĩa: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

-  Đặc điểm:

+ Sóng điện từ là sóng ngang, lan truyền được trong chân không và trong các môi trường vật chất. Tốc độ  sóng điện từ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng; trong chân không, không khí là \(c = 3.10^8 m/s\) (tốc độ  lớn nhất con người có thể đạt được), trong các môi trường khác, tốc độ nhỏ hơn \(c\).

H22.1 trang 112 vat ly 12

+ Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E\) và véctơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B\) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ \(\overrightarrow E\), \(\overrightarrow B\)  và \(\overrightarrow v \) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

+ Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng .

+ Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.

Video mô phỏng hình ảnh sóng điện từ

2. Bảng sóng vô tuyến và ứng dụng

Loại sóng

Bước sóng

Đặc điểm

Ứng dụng

Sóng dài

≥1000m

+ Có năng lượng thấp

+ Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít

Dùng trong thông tin liên lạc dưới nước

Sóng trung

100-1000m

+ Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được

+ Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên truyền đi xa được

Dùng trong thông tin liên lạc vào ban đêm

Sóng ngắn

10-100m

+ Có năng lượng lớn

+ Bị phản xạ nhiêu lần giữa tầng điện li và mặt đất

Dùng trong thông tin liên lạc trên mặt đất

Sóng cực ngắn

1-10m

+ Có năng lượng rất lớn

+ Không bị tâng điện li hấp thụ hay phản xạ

+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ

Dùng trong thông  tin vũ trụ

Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phần tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. Tầng điện ly kéo dài từ độ cao 80÷800 km.

Sơ đồ tư duy về sóng điện từ - Vật lí 12

 

 

Từ khóa » Bài Sóng điện Từ