Lý Thuyết Tin Học 10 Bài 14: Khái Niệm Về Soạn Thảo Văn Bản Hay ...
Có thể bạn quan tâm
- Giải bài tập Tin học 10
- Giải Tin học 10 (đầy đủ)
- Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 10 - KNTT
- Giải SBT Tin học 10 - KNTT
- 500 câu trắc nghiệm Tin học 10 (có đáp án) - KNTT
- Lý thuyết Tin học 10 Kết nối tri thức
- Bộ đề thi Tin học 10 Kết nối tri thức (có đáp án)
- Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - CD
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 10 - CD
- Giải SBT Tin học 10 - CD
- 500 câu trắc nghiệm Tin học 10 (có đáp án) - CD
- Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều
- Bộ đề thi Tin học 10 Cánh diều (có đáp án)
- Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 10 - CTST
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 10 - CTST
- Bộ đề thi Tin học 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
- Học tốt Tin học 10
- Trắc nghiệm Tin học 10 (có đáp án)
- Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 đầy đủ
- Bộ đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 14 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Tin học 10 Bài 14.
Lý thuyết Tin học 10 Bài 14 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Quảng cáo(Kết nối tri thức) Lý thuyết Tin 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Xem chi tiết
(Cánh diều) Lý thuyết Tin 10 Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách
Xem chi tiết
Năm 2022 - 2023 môn Tin học 10 của bộ sách Chân trời sáng tạo không được Bộ GD&ĐT duyệt, mời các bạn tham khảo Lý thuyết Tin 10 của hai bộ sách Kết nối tri thức và Cánh diều.
Xem thêm lời giải sgk Tin 10 Bài 14:
(Kết nối tri thức) Giải Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Xem lời giải
(Cánh diều) Giải Tin học 10 Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách
Xem lời giải
Lưu trữ: Tóm tắt lý thuyết Tin học 10 Bài 14 (sách cũ)
- Giải Tin học 10 Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản
- Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 14 (có đáp án): Khái niệm về soạn thảo văn bản
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
- Khái niệm về soạn thảo văn bản: Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ( nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
- Văn bản soạn thảo trên máy tính gồm các thành phần: bảng biểu, hình ảnh, chữ viết, chữ nghệ thuật,…
a) Nhập và lưu trữ văn bản
- Có thể nhập văn bản một cách nhanh chóng.
- Hệ soạn thảo có chức năng tự động xuống dòng.
- Dễ dàng lưu trữ và in ra giấy
b) Sửa đổi văn bản
- Sửa đổi kí tự và từ: dễ dàng xóa, chèn thêm hoặc thay thế kí tự, từ hay cụm từ nào đó để sửa chúng một cách nhanh chóng.
- Sửa đổi cấu trúc văn bản: dễ dàng xóa, sao chép, di chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh đã có sẵn.
c) Trình bày văn bản
• Khả năng định dạng kí tự
- Phông chữ (Time New Roman, Arial, Courier New,...);
- Cỡ chữ (cỡ chữ 12, cỡ chữ 18, cỡ chữ 24,…);
- Kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân,...);
- Màu sắc (đỏ, xanh, vàng,...);
- Vị trí tương đối so với dòng kẻ (cao hơn, thấp hơn);
- Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ và giữa các từ với nhau.
• Khả năng định dạng đoạn văn bản
- Vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản;
- Căn lề (trái, phải, giữa, đều hai bên);
- Dòng đầu tiên: thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản;
- Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau;
- Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn bản,...
• Khả năng định dạng trang văn bản
- Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang;
- Hướng giấy (nằm ngang hay thẳng đứng);
- Kích thước trang giấy;
- Tiêu đề trên (đầu trang), tiêu đề dưới (cuối trang),...
d) Một số chức năng khác
- Tìm kiếm thay thế;
- Gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi gõ sai;
- Tạo bảng, tính toán, sắp xếp trong bảng;
- Tự động đánh số trang;
- Tạo chữ nghệ thuật trong văn bản;
- Chèn ảnh và kí hiệu đặc biệt
- Vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật
- Kiểm tra chính tả, ngữ pháp
• Ưu điểm của hệ soạn thảo văn bản:
- Thân thiện với người dùng
- Dễ dàng sửa chữa sai sót và làm nổi bật những điều cần nhấn mạnh.
- Giảm đáng kể thời gian nhờ các công cụ bảng tính, gõ tắt.
- Dễ dàng lưu trữ và in ấn.
- Rèn luyện phong cách làm việc chuyên nghiệp cho người dùng.
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản
a) Các đơn vị xử lí trong văn bản
- Văn bản được tạo nên từ các kí tự
- Các kí tự ghép lại thành 1 từ
- Tập hợp nhiều từ kết thúc bằng các dấu câu ta gọi là câu.
- Tập hợp các kí tự nằm trên 1 hàng ta gọi là dòng.
- Tập hợp nhiều câu có liên quan ta gọi là đoạn văn bản.
- Phần văn bản định dạng để in ra ta gọi là 1 trang.
b) Một số quy ước trong việc gõ văn bản
- Các dấu như dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) phải đặt sát từ đứng trước nó, và cách 1 dấu cách với từ đằng sau.
Ví dụ: Tôi tên là A. Tôi thích Tin Học. Bạn có thích môn này không?
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách.
- Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter.
- Các dấu ngắt câu . , : ; ? ! phải đặt sát vào từ đứng tr¬ớc nó, tiếp theo đến dấu cách.
- Các dấu ' ″ ) ] } cũng phải đặt sát vào từ đứng tr¬ớc nó, tiếp theo đến dấu cách.
- Các dấu ' ″ ( { [ phải đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản
a) Xử lí chữ Việt trong máy tính
Bao gồm các việc:
- Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính
- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.
b) Gõ chữ Việt
- Sử dụng chương trình hỗ trợ gõ tiếng việt để nhập văn bản Tiếng Việt vào máy tính
- Ví dụ: phần mềm Unikey
- Kiểu gõ tiếng việt phổ biến: TELEX, VNI.
c) Bộ mã chữ Việt
- 2 bộ mã phổ biến: ASCII và TCVN3
- Bộ mã Unicode sử dụng chung cho mọi ngôn ngữ trên thế giới.
- Bộ mã Unicode được qui định để sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam.
d) Bộ phông chữ Việt
- Để hiển thị và in được chữ Việt, cần có các bộ chữ Việt (còn được gọi là bộ phông) tương ứng với từng bộ mã.
- Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau được xây dựng để hiển thị và in chữ Việt.
- Ví dụ, những bộ phông ứng với bộ mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ .Vn, chẳng hạn .VnTime, .VnArial,... hay những bộ phông ứng với bộ mã VNI được đặt tên với tiếp đầu ngữ VNI như VNI-Times, VNI-Helve,...
- Hiện nay, đã có một số bộ phông ứng với bộ mã Unicode hỗ trợ cho chữ Việt như Times New Roman, Arial, Tahoma,...
e) Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt
- Để máy tính có thể kiểm tra chính tả, sửa lỗi, sắp xếp,... văn bản tiếng Việt, cần dùng các phần mềm tiện ích riêng.
Xem thêm các bài Lý thuyết và Câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Lý thuyết Bài 15: Làm quen với Microsoft Word hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Bài 16: Định dạng văn bản hay, ngắn gọn
- Trắc nghiệm Bài 16 (có đáp án): Định dạng văn bản
- Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 14 Tin Học 10
-
Lý Thuyết Tin Học 10: Bài 14. Khái Niệm Về Hệ Soạn Thảo Văn Bản
-
Tin Học 10 Bài 14: Khái Niệm Về Hệ Soạn Thảo Văn Bản - Hoc247
-
[TIN HỌC 10] KHÁI NIỆM VỀ HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN - YouTube
-
Sơ đồ Tư Duy Tin Học 11 Bài 14, 15 - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
-
Sơ đồ Tư Duy Tin Học 10 | MindMeister Mind Map
-
Sử Dụng Công Cụ Vẽ Sơ đồ Tư Duy Và Các Kiến Thức đã Học Về Soạn ...
-
Sơ đồ Tư Duy Tin Học 10 Bài 16
-
Bài 14. Khái Niệm Về Soạn Thảo Văn Bản - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Chương1 (cả 9 Bài) Tin 10 Câu Hỏi 1458649
-
Sơ đồ Tư Duy Tin Học 10 Bài 17 | Tin Học 10
-
Sơ đồ Tư Duy Tin Học 10 Bài 4 - Trường THPT Chuyên Sư Phạm
-
Lý Thuyết Tin Học 6 Bài 10: Sơ đồ Tư Duy | Kết Nối Tri Thức