Lý Thuyết Toán 8: Bài 6. Đối Xứng Trục - TopLoigiai

Mục lục nội dung Bài 6. Đối xứng trụcA. Các kiến thức cần nhớB. Các dạng toán thường gặp

Bài 6. Đối xứng trục

A. Các kiến thức cần nhớ

1. Đối xứng trục

Định nghĩa: Hai điểm A,B gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Lý thuyết Toán 8: Bài 6. Đối xứng trục | Giải Toán 8 Quy ước: Nếu điểm M nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với M qua đường thẳng dd cũng là điểm M .

2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại. Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.

Lý thuyết Toán 8: Bài 6. Đối xứng trục | Giải Toán 8

Chú ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.

3. Hình có trục đối xứng

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng dd cũng thuộc hình H. Ta nói hình H có trục đối xứng.

Lý thuyết Toán 8: Bài 6. Đối xứng trục | Giải Toán 8

Định lý: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.

Lý thuyết Toán 8: Bài 6. Đối xứng trục | Giải Toán 8

B. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính độ dài cạnh, chu vi tam giác, tứ giác

Phương pháp: Sử dụng chú ý: “Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.”

Dạng 2: Chứng minh (nhận biết) các hình đối xứng nhau qua một đường thẳng

Phương pháp: Ta sử dụng định nghĩa: “Hai điểm A,B gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng dd nếu dd là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.”

Xem thêm Giải Toán 8: Bài 6. Đối xứng trục

Từ khóa » Toán 8 Bài 6 Hình Học