Sản phẩm - Dịch vụ Sản phẩm Giới thiệu sách Sách Tiếng Việt Triết học nữ quyền - Lý thuyết triết học về công bằng xã hội cho phụ nữ | Tác giả: Nguyễn Thị Nga chủ biên Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Sự thật Năm xuất bản: 2017 Địa chỉ tài liệu: Phòng đọc 1 - Giá sách tham khảo Triết học. | Những năm gần đây, phong trào nữ quyền trở thành làn sóng mạnh mẽ diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bất bình đẳng giới, gây ra những tác động và hệ lụy không nhỏ đối với sự phát triển chung của xã hội. Vậy, căn nguyên của sự bất bình đẳng do đâu và làm thế nào để có thể thay đổi tư tưởng xã hội khi nó đã ăn sâu vào tiềm thức? Cuốn sách“Triết học nữ quyền - Lý thuyết triết học về công bằng xã hội cho phụ nữ” do PGS. TS. Nguyễn Thị Nga chủ biên sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. Cuốn sách gồm 2 chương: Chương 1- Lý thuyết về triết học nữ quyền và vấn đề công bằng xã hội cho phụ nữ: khái lược về nữ quyền và lý thuyết triết học nữ quyền; lý giải những khác biệt về giới dẫn đến bất bình đẳng; một số lý thuyết nữ quyền cơ bản như nữ quyền tự do, nữ quyền mácxít, cấp tiến, hiện sinh, hậu hiện đại. Nghiên cứu triết học nữ quyền với tư cách là lý thuyết về công bằng xã hội cho phụ nữ. Chương 2 - Hướng đến xây dựng cơ sở lý thuyết về công bằng xã hội cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay: sự tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết nữ quyền phù hợp với bối cảnh văn hóa, xã hội của nước ta. Giới thiệu hai khuynh hướng truyền thống đối lập trong xã hội phong kiến Việt Nam là tôn vinh phụ nữ và “trọng nam khinh nữ”. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công bằng xã hội cho phụ nữ. Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề công bằng đối với giới nữ ở nước ta và kinh nghiệm của một số quốc gia trong giải quyết vấn đề bình đẳng giới, tác giả đưa ra kiến nghị đối với việc thực hiện công bằng xã hội cho phụ nữ Việt Nam hiện nay. Sách là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về triết học nữ quyền và vấn đề bình đẳng giới, công bằng xã hội. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Bài viết cùng chuyên mục Kinh nghiệm các nước trên thế giới về sự độc lập của Toà án, một số gợi mở cho Việt Nam Bảo vệ tổ quốc và lợi ích quốc gia – dân tộc từ sớm, từ xa theo quan điểm, đường lối Đại hội lần thứ XIII của ĐảngNgười đại diện của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt NamTạm biệt cà rốt và cây gậyQuyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật Việt Nam (Tập 1)Vững như bàn thạch - Philíppin đã thắng vụ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông như thế nào?Chiến tranh nhân dân Việt Nam - Góc nhìn từ lịch sử quân sựCơ sở lý luận và thực tiễn về hạn chế quyền con người ở Việt Nam hiện nayĐường lối văn hoá của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hoá Việt Nam |