Lý Thuyết Từ Thông. Cảm ứng điện Từ (mới 2022 + Bài Tập) - Vật Lí 11
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ
Bài giảng Vật lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ
1. Từ thông
a. Định nghĩa
Từ thông là số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt trong từ trường đều:
Φ = BScosα
Từ thông qua khung dây có N vòng dây: Φ = NBScosα
Trong đó:
+ α: góc tạo bởi pháp tuyến n→ và B→
+ Φ: từ thông xuyên qua diện tích S (Wb)
+ B: từ trường (T)
+ N: số vòng dây của khung dây
- Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1 Wb = 1 T.m2.
- Các trường hợp đặc biệt:
2. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Khi từ thông qua một mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ.
3. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng
- Định luật Len-xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
Ví dụ:
+ Đưa nam châm lại gần vòng dây kín (C), dòng điện cảm ứng xuất hiện có chiều sao cho từ trường do nó tạo ra có tác dụng chống lại sự tăng của từ thông ban đầu.
+ Đưa nam châm ra xa vòng dây kín (C), dòng điện cảm ứng xuất hiện có chiều sao cho từ trường do nó tạo ra có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông ban đầu.
- Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
4. Dòng điện Fu – cô
a. Thí nghiệm
- Cho tấm kim loại (đồng hay nhôm) dao động trong từ trường của nam châm. Tấm kim loại chỉ dao động trong một khoảng thời gian rồi dừng lại.
- Cho tấm kim loại có rãnh xẻ dao động giữa hai cực của nam châm nó sẽ dao động được lâu hơn.
b. Định nghĩa
Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu – cô.
c. Tính chất và công dụng của dòng Fu-cô:
- Ứng dụng của dòng điện Fu-cô:
+ Bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng.
+ Lò cảm ứng để nung nóng kim loại.
+ Dòng Fu – cô cũng được ứng dụng trong một số lò tôi kim loại.
- Trong trường hợp dòng điện Fu-cô gây nên những tổn hao năng lượng vô ích. Để giảm tác dụng của dòng Fu-cô, người ta có thể tăng điện trở của khối kim loại bằng cách:
+ Khoét những lỗ trên bánh xe.
+ Thay khối kim loại nguyên vẹn bằng một khối gồm nhiều lá kim loại xếp liền nhau, cách điện với nhau.
Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng từ
Câu 1. Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức
A. Φ=BS.sinα.
B. Φ=BS.cosα.
C. Φ=BS.tanα.
D. Φ=BS.cotα.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: Φ=BScosα.
Câu 2.Trong hệ SI, đơn vị của từ thông là
A. tesla.
B. ampe.
C. vêbe.
D. vôn.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Trong hệ SI, đơn vị của từ thông là Vêbe.
Câu 3.Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Độ lớn cảm ứng từ.
B. Diện tích khung dây đang xét.
C. Góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ.
D. Nhiệt độ môi trường.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Từ thông qua diện tích S được xác định bởi biểu thức:
Φ=BScosαvới α=B→,n→
⇒ Φ không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Câu 4. 1Vêbe bằng
A. 1 T.m2.
B. 1 T/m.
C. 1 T.m.
D. 1 T/ m2.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Từ thông qua diện tích S là
Φ=BScosαvới α=B→,n→
⇒Φmax=BS⇒1Wb=1T. m2.
Câu 5. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện.
B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu.
C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch.
D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
A – đúng
B – đúng
C – đúng
D – sai, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường biến thiên hoặc chuyển động trong từ trường không đổi nhưng vẫn làm thay đổi từ thông.
Câu 6.Một vòng dây kín có diện tích S, đặt trong từ trường đều B→(B→hợp với mặt phẳng của vòng dây góc α), từ thông Φ gửi qua diện tích S là
A. Φ=BS.cos1800−α.
B. Φ=BS.cos900−α
C. Φ=BS.cosα
D. Φ=B→S→.n→
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Khi B→ hợp với mặt phẳng của vòng dây góc α thì từ thông được xác định bằng công thức: Φ=BS.cos900−α
Câu 7. Từ thông qua mỗi mặt S có độ lớn tỉ lệ
A. nghịch với số đường sức từ qua S.
B. với số đường sức từ qua S.
C. với chu vi của mạch S.
D. với bán kính của mạch S.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
Φ=BScosα
⇒ Từ thông tỉ lệ với số đường sức từ qua S, nếu B càng lớn thì số đường sức từ càng dày và ngược lại.
Câu 8.Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi
A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây.
B. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0o.
D. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 40o.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Ta thấy từ thông: Φ = B.S.cosα cực đại khi cosα = 1⇔α = 0.
Khi đó pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây và véc tơ cảm ứng từ B→ tức là các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây.
Câu 9. Biểu thức biểu diễn một đại lượng có đơn vị là Vêbe (Wb) là
A. BπR2.
B. πR2B.
C. 1πR2.
D. πR2B.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
Φ=BScosα
Nếu diện tích S là hình tròn thì: S=πR2
⇒Biểu thức có đơn vị Vêbe (Wb) là πR2B.
Câu 10: Dòng điện cảm ứng IC trong vòng dây có chiều như hình vẽ.
A. Từ trường của nam châm đang tăng đều.
B. Nam châm đang rời xa cuộn dây.
C. Nam châm đang đứng yên.
D. Nam châm đang đến gần cuộn dây.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Dựa vào định luật Len – xơ, xác định được từ trường cảm ứng có chiều từ trái sang phải, nhận thấy từ trường này cùng chiều từ trường ban đầu.
Lại có từ trường cảm ứng sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó, đồng nghĩa với việc từ trường ban đầu đang có xu hướng giảm.
⇒Nam châm đang rời xa cuộn dây.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 24: Suất điện động cảm ứng
Lý thuyết Bài 25: Tự cảm
Lý thuyết Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
Lý thuyết Bài 27: Phản xạ toàn phần
Lý thuyết Bài 28: Lăng kính
Từ khóa » Soạn Lý Bài 23 Lớp 11
-
Giải Vật Lí 11 Bài 23: Từ Thông. Cảm ứng điện Từ
-
Bài 23. Từ Thông. Cảm ứng điện Từ
-
Vật Lý 11 Bài 23: Từ Thông Và Cảm ứng điện Từ
-
Lý Thuyết Vật Lý 11: Bài 23. Từ Thông. Cảm ứng điện Từ - TopLoigiai
-
Giải Bài 23 Vật Lí 11: Từ Thông – Cảm ứng điện Từ - Tech12h
-
Soạn Vật Lí 11 Bài 23: Từ Thông - Cảm ứng điện Từ SGK
-
Giải Vật Lí 11 Bài 23: Từ Thông – Cảm ứng điện Từ - SoanVan.NET
-
Giải Bài Tập Vật Lý 11 Bài 23: Từ Thông. Cảm ứng điện Từ
-
Giải Vật Lí 11 Bài 23: Từ Thông. Cảm ứng điện Từ - Haylamdo
-
Từ Thông. Cảm ứng điện Từ | Hay Nhất Giải Bài Tập Vật Lí Lớp 11.
-
Lý Thuyết Lịch Sử 11 Bài 23: Phong Trào Yêu Nước Và Cách Mạng ở ...
-
Top 16 Bài 23 Vật Lý 11
-
Bài 23. Từ Thông. Cảm ứng điện Từ - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Trả Lời Câu Hỏi C1 Trang 143 - Bài 23 - SGK Môn Vật Lý Lớp 11