Lý Thuyết Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong Các Dây Dẫn Có Hình ...
Có thể bạn quan tâm
I. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
Tại một điểm khảo sát cách dòng điện thẳng dài một khoảng r, vectơ cảm ứng từ có phương vuông góc với bán kính nối điểm khảo sát với tâm O (giao của dòng điện với mặt phẳng chứa vuông góc với dòng điện chứa điểm khảo sát).
+ Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I một khoảng r trong chân không được tính bằng công thức: B = \(k\dfrac{I}{r}\)
Trong hệ số SI, hệ số có tỉ lệ k có giá trị bằng 2.10-7.
Vậy: B = 2.10-7.\(\dfrac{I}{r}\) (21.1)
Trong đó, I tính ra ampe (A), r tính ra mét (m), B tính ta tesla (T).
Dựa vào đặc điểm của vec tơ cảm ứng từ ta có phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tuân theo quy tắc nắm tay phải.
II. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn
+ Độ lớn cảm ứng từ B ở tâm dây dẫn tròn bán kính R có dòng điện I chạy qua, được tính bằng công thức:
Vectơ cảm ứng từ có hướng trùng với hướng của đường sức trong lòng vòng dây
B = 2π10-7.\(\dfrac{I}{r}\) (21.1a)
Với R là bán kính của khung dây tròn. Nếu khung dây tròn tạo bởi N vòng dây sít nhau thì:
B = 2π10-7.N.\(\dfrac{I}{r}\) (21.1b)
trong đó, I đo bằng ampe (A), R đo bằng mét (m).
Tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện qua, vectơ cảm ứng từ có phương trùng với trục ống dây, có chiều tuân theo quy tắc nắm tay phải.
III. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ.
Ống dây có dòng chạy qua:
-Bên trong ống dây, các đường sức từ song song với trục ống dây và cách đều nhau. Nếu ống dây đủ dài (chiều dài rất lớn so với đường kính của ống dây và cách ống) thì đường bên trong ống dây là từ trường đều. Bên ngoài ống, đường sức từ có dạng giống đường sức từ của nam châm thẳng. Cảm ứng từ trong long ống dây được cho bởi công thức: B = 4π.10-7\(\dfrac{N}{l}I\) (21.3a)
trong đó N là tổng số vòng dây, l là độ dài hình trụ. Chú ý rằng \(\frac{N}{l}\) = n = số vòng dây quấn trên một đơn vị dài của lõi, vậy cũng có thể viết:
B = 4π.10-7nI (21.3b)
-Chiều các đường sức từ trong lòng ống dây được xác định theo quy tắc nắm tay phải: Khum bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện chạy qua ống dây, thì ngón choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Mô phỏng từ trường trong dây dẫn đặc biệt
IV. Từ trường của nhiều dòng điện
Phương pháp tính toán tương tự như đối với cường độ điện trường gây bởi nhiều điện tích điểm. Nghĩa là từ trường do nhiều dòng điện gây ra tuân theo nguyên lý chồng chất: Vectơ cảm ứng từ tại một điểm, do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vectơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy.
Sơ đồ tư duy về từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
Từ khóa » Công Thức Tính B Cảm ứng Từ
-
Công Thức Cảm Ứng Từ Và Những Ví Dụ Bài Tập Bất Hủ - Kiến Guru
-
Tổng Hợp Công Thức Tính Từ Trường Vật Lý 11 - Kiến Guru
-
Công Thức Tính Cảm ứng Từ Tổng Hợp Hay Nhất - Vật Lí Lớp 11
-
Cảm ứng Từ Là Gì? Công Thức Cảm ứng Từ - Hoàng Vina
-
Công Thức Tính độ Lớn Cảm ứng Từ Và Bài Tập Có Lời Giải
-
Tổng Hợp Công Thức Tính Từ Trường Vật Lý 11 - MarvelVietnam
-
Công Thức Cảm ứng Từ - Vật Lí 11
-
Công Thức Tính Cảm ứng Từ Trong ống Dây - Thả Rông
-
21. Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong Các Dây Dẫn Có ... - SureTEST
-
Cảm Ứng Từ Là Gì? 3 Công Thức Cảm Ứng Từ Quan Trọng Nhất
-
Lực Từ Là Gì? Cảm Ứng Từ Là Gì? Cách Xác Định Và Biểu Thức Tính
-
Công Thức Tính Cảm ứng Từ Tại Một điểm Trong Lòng ống Dây Có Dòng ...
-
Top 10 Công Thức Tính Cảm ứng Từ 2022
-
Lực Từ, Cảm ứng Từ Là Gì? Công Thức Cách Tính Lực Từ Và Quy Tắc Bàn ...