LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
Có thể bạn quan tâm
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
A. Tóm tắt kiến thức:
1. Bội và ước của một số nguyên
Cho a,b là những số nguyên, b khác 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu
Ta còn nói a là một bội của b và b là một ước của a.
Lưu ý:
a) Nếu a = bq thì ta còn nói a chia cho b được thương là q và viết q = a : b.
b) Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.
c) Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.
d) Số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên.
e) Nếu c là ước của cả a và b thì c được gọi là một ước chung của a và b.
2. Tính chất:
a) Nếu và thì
b) Nếu thì
c) và thì và
Bài Tập.
Bài 1. Tìm năm bội của: 3; -3.
Bài giải:
Có thể chọn năm bội của 3, -3 là -6; -3; 0; 3; 6.
Bài 2. Tìm tất cả các ước của: -3; 6; 11; -1.
Bài giải:
Các ước của -3 là -3; -1; 1; 3.
Các ước của 6 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6.
Các ước của 11 là: -11; -1; 1; 11.
Các ước của -1 là: -1; 1.
Bài 3. Cho hai tập hợp số A = {2; 3; 4; 5; 6}, B = {21; 22; 23}.
a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a ∈ A và b ∈ B?
b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 2?
Bài giải:
HD: a) Mỗi phần tử a ∈ A cộng với một phần tử b ∈ B ta được một tổng a + b.
b) Mỗi số chẵn thuộc A cộng với một số chẵn thuộc B ta được một tổng chia hết cho 2 và mỗi số lẻ thuộc A cộng với một số lẻ thuộc B cũng được một số chia hết cho 2.
ĐS: a) Có 5 . 3 = 15 tổng a + b.
b) Có 3 . 1 + 2 . 2 = 7 tổng chia hết cho 2.
Bài 4. Tìm số nguyên x, biết: a) 15x = -75; b) 3ΙxΙ = 18.
Bài giải:
ĐS: a) x = -5;
b) |x| = 6. Do đó x = 6 hoặc x = -6.
Bài 5. Điền số vào ô trống cho đúng:
a | 42 |
| 2 | -26 | 0 | 9 |
b | -3 | -5 |
| |-13| | 7 | -1 |
a : b |
| 5 | -1 |
|
|
|
Bài giải:
a | 42 | -25 | 2 | -26 | 0 | 9 |
b | -3 | -5 | -2 | |-13| | 7 | -1 |
a : b | -14 | 5 | -1 | -2 | 0 | -9 |
Bài 6: Tìm năm bội của 2 và -2.
Giải:
Muốn tìm một bội của 2, (-2) ta nhân 2, (-2) với một số nguyên nào đó. Chẳng hạn :
Năm bội của 2 là : 2 . 1 = 2 ; 2 . (-1) = -2 ; 2 . 2 = 4 ; 2. (-2) = – 4 ; 2 . 3 = 6.
Năm bội của -2 là : -2 ; 2 ; – 4 ; 4 ; – 6.
Tổng quát : Các bội của 2 có dạng là 2 . q với q ∈ z :
0 ; -2 ; 2 ; – 4 ; 4 ; – 6 ; 6 ; -8 ; 8 ; …….
Bài 7: Tìm tất cả các ước của -2, 4, 13, 15, 1
Các ước của-2 là :-1 , 1 ,-2 , 2.
Cấc ước của 4 là : -1 , 1 , -2 , 2 , -4 , 4.
Các ước của 13 là : -1 , 1 , -13 , 13
Các uớc của 15 là : -1 , 1 , -3 , 3 , -5 , 5 , -15 , 15.
Các ước của 1 là : -1 , 1.
Bài 8: Cho hai tập hợp số A={4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8}; B={13 ; 14 ; 15}
a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a+b) với a ∈ A, b ∈ B?
b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 3?
Giải:
Lập bảng ta thấy :
a) Có 15 tổng được tạo thành
b) Trong đó có 5 tổng chia hết cho 3 là : 18, 18, 21, 21, 21. Như vậy có hai tổng khác nhau chia hết cho 3 là 18 và 21.
Bài 9: Tìm số nguyên x, biết:
a) 12 . x = -36
b) 2 . |x| = 16
Giải:
a) x = -3
b) |x| =8 nên x = -8, hoặc x = 8.
Bài 10: Điền vào ô trống:
Giải:
Bài 11: Tìm hai cặp số nguyên a, b khác nhau sao cho a ⋮ b và b ⋮ a.
Giải:
5 và-5 ; 6 và-6.
Các cặp số nguyên (khác 0) đối nhau đều có tính chất này (và chỉ có những cặp số này).
Bài 12: Điền chữ ”Đ” (đúng) hoặc ”S” (sai) vào các ô vuông.
a) (-36) : 2 = -18 …..
b) 600 : (-15) = -4 …..
c) 27 : (-1) = 27 …..
d) (-65) : (-5) = 13 ..…
Giải:
a) (-36) : 2 = -18 Đ
b) 600 : (-15) = -4 S
c) 27 : (-1) = 27 S
d) (-65) : (-5) = 13 Đ
Bài 13: Tính giá trị của biểu thức:
a) [(−23) . 5] : 5
b) [32 . (−7)] : 32
Giải:
a) [(-23) . 5] : 5 = -23
b) [32.(-7)] : 32
Bài 14: Điền số thích hợp vào ô trống trong hình sau:
Giải:
Điền từ trên xuống:
Bài 15: Tìm các số nguyên x thoả mãn:
a) (x + 4) ⋮ (x + 1);
b) (4x + 3) ⋮ (x – 2).
Giải:
a) Ta có X + 4 = (x + 1) + 3
nên (x + 4) : (x + 1) khi 3 : (x + 1), tức là x + 1 là ước của 3. Vì Ư(3) = {-1 ; 1 ; -3 ; 3}, ta có bảng sau :
x+1 | -1 | 1 | -3 | 3 |
x | -2 | 0 | -4 | 2 |
ĐS : X = -4 ; -2 ; 0 ; 2.
b) HD : Ta có 4x + 3 = 4(x – 2) + 11,
nên (4x + 3) : (x – 2) khi 11 : (x – 2), tức là (x – 2) là ước của 11. ĐS : x ∈ {-9 ; 1 ; 3 ; 13}.
Bài 16:
Tìm số nguyên x, biết:
a) 2|x−1| = 10;
b) . x = 56 + 10 . 13x
Giải:
a) 2|x + 1| = 10 => |x + 1| = 5
=> x + 1 = 5 hay x = 4 hoặc x + 1 = -5 hay x = -6.
ĐS : x = 4, x = -6.
b) x = 4.
Từ khóa » Bội Và ước Của Một Số Nguyên Bài Tập
-
Chuyên đề Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Toán THCS
-
Các Dạng Toán Về Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Toán Lớp 6
-
Bài Tập Bội Và ước Của Một Số Nguyên Chọn Lọc, Có đáp án
-
Giải Toán Lớp 6 Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên
-
Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 6
-
Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Toán 6
-
[Sách Giải] Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên
-
Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên
-
Cách Giải Bài Toán Dạng: Bội Và ước Của Một Số Nguyên Toán Lớp 6
-
Ôn Tập Toán 6 - Ước Và Bội Của Số Nguyên, Bài Tập áp Dụng
-
Dạng Bài Tập TOÁN 6 Về CHIA HẾT. ƯỚC VÀ BỘI CỦA SỐ NGUYÊN.
-
Giải Toán 6 Bài 13. Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Giải Bài Tập
-
Giải Toán Lớp 6 Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên
-
Dạng Bài Tập Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Toán Cấp 2
-
Toán Cơ Bản Lớp 6 - 2.13. Bội Và ước Của Một Số Nguyên - Học Thật Tốt
-
Bài 13. Bội Và ước Của Một Số Nguyên
-
[Sách Giải] Bài 13: Bội Và ước Của Một Số Nguyên