Lý Thuyết Và Bài Tập Về Tính Chất Hóa Học Của Oxit. Khái Quát Về Sự ...
Có thể bạn quan tâm
A - Kiến thức trọng tâm
I – Tính chất hóa học của oxit
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ
- Tác dụng với nước.
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm )
Ví dụ: Na2O+H2O→ NaOH
- Tác dụng với axit:
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Ví dụ: CuO+ 2HCl→ CuCl2+ H2O
- Tác dụng với oxit axit :
- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
Ví dụ: CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r)
2. Tính chất hoá học oxit axit
- Tác dụng với H2O
- Nhiều oxit axit tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axít
Ví dụ: P2O5 + H2O → H3PO4
- Tác dụng với dd bazơ :
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
Ví dụ: CO2+Ca(OH)2 → CaCO3+H2O
- Tác dụng với oxit bazơ
- Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối
Ví dụ: CO2 + BaO → BaCO3
II – Khái quát về sự phân loại oxit
- Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
- Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch ba zơ tạo thành muối và nước.
- Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch baz ơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ Al2O3, ZnO
- Oxit trung tính là những oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, ba zơ, nước. Ví dụ như CO, NO
Bài tập minh họa: Cho các chất khí sau đây: Cacbon đioxit, hidro, oxi, lưu huỳnh đioxit, nitơ. Chọn chất phù hợp với mô tả.
a) Nặng hơn không khí
b) Nhẹ hơn không khí
c) Cháy được trong không khí
d) Tác dụng được với nước tạo thành dung dịch làm quỳ hóa đỏ
e) Làm đục nước vôi trong
f) Đổi màu quỳ ẩm từ tím sang đỏ
Hướng dẫn:
Cacbon đioxit (CO2) , hidro (H2), oxi (O2), lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ (N2)
a) Nặng hơn không khí là khí CO2 (44 > 29)
b) Nhẹ hơn không khí là H2, N2
c) Cháy được trong không khí là H2
d) Tác dụng được với nước tạo thành dung dịch làm quỳ hóa đỏ là SO2
e) Làm đục nước vôi trong là khí CO2
f) Đổi màu quỳ ẩm từ tím sang đỏ là khí SO2
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1. (Trang 6 SGK)
Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với
a) Nước ?
b) Axit clohiđric ?
c) Natri hiđroxit ?
Viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
a) Những oxit tác dụng với nước là CaO và SO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
SO3 + H2O → H2SO4
b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric là CaO và Fe2O3:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
c) Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO3 tạo 2 muối
SO3 + NaOH → NaHSO4
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Bài 2. (Trang 6 SGK)
Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.
Hướng dẫn giải
Những cặp chất tác dụng được với nhau là:
- H2O và CO2;
H2O + CO2 → H2CO3
- H2O và K2O;
H2O + K2O → 2KOH
- CO2 và K2O
CO2 + K2O → K2CO3
- CO2 và KOH.
CO2 + KOH → KHCO3
CO2 + KOH → K2CO3 + H2O
Bài 3. (Trang 6 SGK)
Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh ddioxit, cacbon ddioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:
a) Axit sunfuric + ... → Kẽm sunfat + Nước
b) Natri hiđroxit + ... → Natri sunfat + Nước
c) Nước + ... → Axit sunfurơ
d) Nước + ... → Canxi hiđroxit
e) Canxi oxit + ... → Canxi cacbonat
Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.
Hướng dẫn giải
a) Axit sunfuric + kẽm oxit → Kẽm sunfat + Nước
H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
b) Natri hiđroxit + lưu huỳnh trioxit → Natri sunfat + Nước
2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
c) Nước + lưu huỳnh đioxit → Axit sunfurơ
H2O + SO2 → H2SO3
d) Nước + canxi oxit → Canxi hiđroxit
H2O + CaO → Ca(OH)2
e) Canxi oxit + cacbon đioxit→ Canxi cacbonat
CaO + CO2 → CaCO3
Bài 4. (Trang 6 SGK)
Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với
a) Nước, tạo thành dung dịch axit
b) Nước, tạo thành dung dịch bazơ
c) Dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
d) Dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
a) Những chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là oxit axit :CO2 và SO2:
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
b) Những chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là oxit bazơ: Na2O và CaO:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Những chất tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước là: Na2O, CaO, CuO:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
d) Những chất tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước oxit axit: CO2 và SO2:
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
SO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaSO3
Bài 5.(Trang 6 SGK)
Có hỗn hợp khí CO2 và O2 làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên ? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
Do khí oxi tác dụng với dung dịch kiềm còn khí cacbon đi oxit thì tác dụng với kiềm vì vậy dẫn hỗn hợp khí đi qua một dung dịch kiềm (lấy dư) như Ca(OH)2 hoặc NaOH,... khí thoát ra khỏi bình là khí oxi
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
Bài 6.(Trang 6 SGK)
Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Hướng dẫn giải
Ta có: nCuO = \[\frac{1,6}{80}\]= 0,02 mol ; nH2SO4 = \[100.\frac{0,2}{98}\]≈ 0,2 mol
a.Phương trình hóa học:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (1)
Bđ 0,02 0,2
Sau pư 0,18 0,02 0,02
b) Dựa vào phản ứng (1) =>dung dịch sau phản ứng có hai chất tan là H2SO4 và CuSO4 còn dư.
Khối lượng dung dịch = m CuO + m dd H2SO4 = 1,6 + 100 = 101,6 g
mCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2 g => C% CuSO4 = \[\frac{3,2}{101,6}.\]100% ≈ 3,15%
mH2SO4 = 20 - (0,02 x 98) = 18,04 => C% H2SO4 = \[\frac{18,04}{101,6}.\]100% ≈ 17,76%
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Oxit là:
A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác
D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.
Câu 2: Oxit lưỡng tính là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 3: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là
A. MgO
B. P2O5
C. K2O
D. CaO
Bài viết gợi ý:
1. Polime
2. Protein
3. Tinh bột và xenlulozơ
4. Saccarozơ
5. Glucozơ
6. Chất béo
7. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
Từ khóa » Bài Tập Lý Thuyết Oxit
-
Lý Thuyết Chung Về Oxit (Có Bài Tập áp Dụng)
-
Lý Thuyết Và Bài Tập PHẦN OXIT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lý Thuyết Chung Về Oxit (Có Bài Tập áp Dụng) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lý Thuyết Oxit (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa Học 8
-
Lý Thuyết Về Oxit | SGK Hóa Lớp 8
-
Lý Thuyết, Bài Tập Vê Một Số Oxit Quan Trọng Có đáp án
-
Lý Thuyết Hóa Học 8 Bài 26: Oxit Hay, Chi Tiết
-
Cách Giải Bài Tập Về Oxit, Phân Loại Oxit Cực Hay, Có đáp án | Hóa Học ...
-
Bài Tập Về Oxit Lớp 8 Có Lời Giải - Haylamdo
-
Hóa 8 Bài 26: Oxit
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Tính Chất Hóa Học Của Oxit
-
Lý Thuyết Hóa 8: Bài 26. Oxit - TopLoigiai
-
Tính Chất Hóa Học Của Oxit. Khái Quát Về Sự Phân Loại Oxit - Hóa 9 Bài 1
-
Luyện Tập Tính Chất Hoá Học Của Oxit Và Axit - Môn Hóa - ICAN