Lý Thuyết Vật Lý 8: Bài 17. Sự Chuyển Hóa Và Bảo Toàn Cơ Năng

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 17: Áp suất trong chất lỏng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 17: Áp suất trong chất lỏng

Mục lục nội dung 1. Sự truyền áp suất của chất lỏng2. Định luật Archimedes3. Điều kiện về vật nổi, vật chìm

1. Sự truyền áp suất của chất lỏng

- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

* Ví dụ: Trong hệ thống phanh của ô tô, người ta dùng chất lỏng là dầu (còn gọi là dầu phanh) để truyền áp suất. Khi đạp vào chân phanh, pit-tông sẽ nén chất lỏng, tạo nên áp suất truyền nguyên vẹn đến hệ thống phanh của các bánh xe, đảm bảo an toàn cho xe.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 17: Áp suất trong chất lỏng

2. Định luật Archimedes

- Nếu đưa một vật vào trong chất lỏng thì chất lỏng tác dụng lực đẩy, gọi là lực đẩy Archimedes. Lực này có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

3. Điều kiện về vật nổi, vật chìm

- Gọi FA là lực đẩy Archimedes, Pv là trọng lượng của vật, Dy là khối lượng riêng của vật, Do là khối lượng riêng của chất lỏng. Một vật được nhúng trong chất lỏng thì:

+ Vật nổi lên khi: Fa > Pv hay: Do > Dy

+ Vật chìm xuống khi: FA < Pv hay: Do < Dv

+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = Pv hay: Do = Dv 

>>> Xem toàn bộ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 17: Áp suất trong chất lỏng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » Sự Chuyển Hóa Và Bảo Toàn Cơ Năng Lý Thuyết