Lý Thuyết Vật Lý Lớp 7 Bài 14 - Phản Xạ âm, Tiếng Vang
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 14: Phản xạ âm
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 14: Phản xạ âm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới
- Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm học 2016 - 2017
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
I – ÂM PHẢN XẠ - TIẾNG VANG
- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn
- Tiếng vang là khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai môt khoảng thời gian ít nhất là \(\frac{1}{15}\) giây.
- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.
II – VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT VÀ VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém
Các cách làm mất đi sự ảnh hưởng của phản xạ âm:
- Cách 1: Làm mất âm phản xạ bằng cách dùng vật liệu hấp thụ âm
- Cách 2: Hướng âm phản xạ đi nơi khác bằng cách làm các bề mặt nghiêng
- Cách 3: Bố trí sao cho âm phản xạ đến trước \(\frac{1}{15}s\)
Chú ý:
+ Trong các phòng thu, người ta thường làm tường sần và treo rèm nhung để giảm tiếng vang
+ Người ta sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển
III – CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
Câu 1: Âm phản xạ là
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn
B. Âm đi xuyên qua vật chắn
C. Âm đi vòng qua vật chắn
D. Các loại âm trên
Câu 2: Chọn câu đúng:……………là âm dội lại khi gặp một mặt chắn
A. Âm phản xạ
B. Âm tán xạ
C. Âm thanh
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất bao nhiêu giây?
Đáp án: D
Câu 4: Chọn phương án đúng?
A. Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ
B. Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ
C. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ
D. Âm có tần số bất kì đều cho âm phản xạ
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong hang động ta nói to thì có âm phản xạ
B. Mọi âm thanh gặp vật chắn đều bị phản xạ trở lại
C. Không có vật chắn vẫn có âm phản xạ
D. Cùng môi trường, vận tốc phản xạ bằng vận tốc truyền âm
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong hang động ta nói to thì có âm phản xạ
B. Mọi âm thanh gặp vật chắn đều bị phản xạ trở lại
C. Không có vật chắn vẫn có âm phản xạ
D. Cùng môi trường, vận tốc phản xạ bằng vận tốc truyền âm
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hang động ta nói to thì có âm phản xạ
B. Không phải âm thanh nào gặp vật chắn đều bị phản xạ trở lại
C. Không có vật chắn vẫn có âm phản xạ
D. Cùng môi trường, vận tốc phản xạ nhỏ vận tốc truyền âm
Câu 8: Ta nghe được tiếng vang của âm thanh trong điều kiện nào?
A. Âm phát ra gặp phải vật cản
B. Âm phải truyền thẳng và không gặp vật cản
C. Âm phát ra phải rất lớn
D. Âm truyền đến vật cản dội lại và truyền chậm hơn âm trực tiếp đến tai ta ít nhất 1/15
Câu 9: Vật phản xạ tốt âm thanh là những vật
A. Cứng và có bề mặt nhẵn
B. Mềm và xốp
C. Mềm xốp và có bề mặt gồ ghề
D. Cả A và C
Câu 10: Vật phản xạ tốt âm thanh là những vật
A. Có bề mặt nhẵn và cứng
B. Mềm và phẳng
C. Mềm xốp và có bề mặt gồ ghề
D. Cứng và gồ ghề
Câu hỏi: Một người đứng cách bức tương 30m. Hỏi có nghe thấy tiếng vang không? Biết vận tốc của âm truyền trong không khí là 340m/s.
Trả lời:
- Quãng đường âm truyền đi và phản xạ trở lại là:
\(S=30.2=60m\)
- Thời gian từ khi âm phát ra cho đến khi nghe được âm thanh phản xạ là:
\(t=\frac{S}{v}=\frac{60}{340}=\frac{3}{17}s>\frac{1}{15}s\)
Vậy ta có thể nghe được âm thanh
Câu hỏi: Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát?Trả lời:
Bạn đêm yên tĩnh, khi đi bộ trong ngõ hẻm giữa 2 bên tường cao thì ngoài tiếng động của bước chân, ta còn nghe được tiếng vang của các âm đó, do có những âm phản xạ từ 2 bên tường đến tai mà ta phân biệt được với âm phát ra. Vì thế ta có cảm giác như có người đi theo, khi ta chạy thì tiếng bước chân dồn dập nên tiếng vang cũng dồn dập. Nếu ta dừng lại thì ko còn nghe tiếng bước chân nên tiếng vang cũng mất.
- Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.
- Dơi còn có thể sử dụng phản xạ của siêu âm để tránh chướng ngại vật khi bay.
-----------------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 14. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.
Từ khóa » Tiếng Vang Là Gì Vật Lý Lớp 7
-
Lý Thuyết Phản Xạ âm - Tiếng Vang | SGK Vật Lí Lớp 7
-
Tiếng Vang Là Gì? Lấy Ví Dụ Về Tiếng Vang
-
Lý Thuyết Vật Lí 7 Bài 14 : Phản Xạ âm, Tiếng Vang Hay, Chi Tiết
-
Thế Nào Là Tiếng Vang? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Thế Nào Là âm Phản Xạ, Tiếng Vang ? - Lê Viết Khánh - HOC247
-
Vật Lý 7 Bài 14: Phản Xạ âm - Tiếng Vang - Hoc247
-
Tiếng Vang Là Gì? Lấy Ví Dụ Về Tiếng Vang? - Ôn Tập Môn Vật Lý 7
-
Phản Xạ âm Là Gì, Tiếng Vang Là Gì? Vật Phản Xạ âm Tốt, Kém Có Bề ...
-
Phản Xạ âm – Tiếng Vang
-
Tiếng Vang Là Gì Và Cho Ví Dụ - Vật Lý Lớp 7 - Lazi
-
Vật Lí 7 Bài 14 : Phản Xạ âm, Tiếng Vang
-
Tiếng Vang Là Gì Vật Lý Lớp 7
-
Giải Bài 14 Vật Lí 7: Phản Xạ âm Tiếng Vang - Tech12h
-
Giải Bài Tập Vật Lí 7 - Bài 14: Phản Xạ âm - Tiếng Vang