Lý Thuyết Vật Lý Lớp 8 Bài 19 - Cấu Tạo Chất
Có thể bạn quan tâm
I - CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lực liên kết giữa các phân tử: (c4 - phần lực liên kết)
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất rắn mạnh
II - CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
- Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brao.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Đó là cách nói ngược, thực ra ta cần hiểu là: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
III - HIỆN TƯỢNG KHUẾCH TÁN
Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng và khí
IV - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8
Bài 1: Các chất được cấu tạo từ
A. tế bào
B. các nguyên tử, phân tử
C. hợp chất
D. các mô
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử
⇒ Đáp án B
Bài 2: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
⇒ Đáp án D
Bài 3: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài
⇒ Đáp án D
Bài 4: Chọn phát biểu đúng?
A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.
B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.
C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.
Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. Giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.
⇒ Đáp án A
Bài 5: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?
A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.
C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.
D. Tất cả các ý đều sai.
Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu
⇒ Đáp án A
Bài 6: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?
A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.
B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.
D. Tất cả các ý đều sai.
Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Vì sao nước biển có vị mặn?
A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Nước biển có vị mặn vì các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau, giữa chúng có khoảng cách
⇒ Đáp án C
Bài 8: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
D. Một cách giải thích khác.
Các hạt nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé, mắt thường ta không thể nhìn thấy được.
⇒ Đáp án A
Bài 9: Chọn câu đúng
A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ
⇒ Đáp án C
Bài 10: Chọn câu sai:
A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Hiển thị đáp án
Chất rắn có thể cho các phân tử khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn có khoảng cách
⇒ Đáp án B
Bài 11: …. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:
A. Nguyên tử.
B. Phân tử.
C. Vật.
D. Chất.
Lời giải:
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
⇒ Đáp án: D
Bài 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các chất được cấu tạo từ tế bào.
B. Các chất được cấu tạo từ tác nguyên tử, phân tử.
C. Các chất được cấu tạo từ hợp chất.
D. Các chất được cấu tạo từ các mô.
Lời giải:
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
⇒ Đáp án B
Bài 13: Chọn phát biểu đúng:
A. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
B. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Nguyên tử là một nhóm các phân tử kết hợp lại.
D. Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là phân tử.
Lời giải:
A – đúng
B – sai vì: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C – sai vì: Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D – sai vì: Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
⇒ Đáp án A
Bài 14: Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí:
A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía.
B. Các phân tử nhỏ, chúng bám vào nhau rất khó.
C. Lực liên kết giữa các phân tử là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định.
D. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với chất rắn.
Lời giải:
Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
⇒ Đáp án A
Bài 15: Chọn câu đúng:
A. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.
C. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.
D. Tất cả các ý đều sai.
Lời giải:
Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
⇒ Đáp án A
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 19. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.
Từ khóa » Thuyết Cấu Tạo Chất Lớp 8
-
Lý Thuyết Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? | SGK Vật Lí Lớp 8
-
Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? - Vật Lý 8 Bài 19
-
Lý Thuyết Vật Lí 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào?
-
Vật Lý 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? - HOC247
-
Lý Thuyết Vật Lý 8: Bài 19. Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào?
-
Chuyên đề Vật Lý 8: Cấu Tạo Phân Tử Của Các Chất - Tech12h
-
BÀI GIẢNG Vật Lý 8 Cấu Tạo CHẤT THUYẾT ĐỘNG Học PHÂN Tử ...
-
Cấu Tạo Chất - Chuyển động Của Nguyên Tử Và Phân Tử
-
Lý Thuyết Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? (mới 2022 + Bài Tập)
-
Lý Thuyết Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? KIẾN THỨC TRỌNG ...
-
Lý Thuyết Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? | Lời Giải Bài Tập Vật Lý ...
-
Môn Vật Lý Lớp 8 Trình Bày Sơ Lược Về Thuyết Cấu Tạo Chất
-
Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào? - Vật Lý 8 Bài 19 - HayHocHoi
-
Lý Thuyết Vật Lý 8 Bài 19. Các Chất được Cấu Tạo Như Thế Nào?