Lý Thuyết Về Căn Bậc Ba. | SGK Toán Lớp 9
Có thể bạn quan tâm
1. Định nghĩa
+ Căn bậc ba của một số a là số x sao cho \(x^3=a\)
+ Căn bậc ba của số a được kí hiệu là \(\root 3 \of a \)
Như vậy \({\left( {\root 3 \of a } \right)^3} = a\)
Mọi số thực đều có căn bậc ba.
2. Các tính chất
a) \(a < b \Leftrightarrow \sqrt[3]{a} < \sqrt[3]{b}\)
b) \(\root 3 \of {ab} = \root 3 \of a .\root 3 \of b \)
c) Với b ≠ 0, ta có \(\displaystyle \root 3 \of {{a \over b}} = {{\root 3 \of a } \over {\root 3 \of b }}\)
3. Áp dụng
Từ các tính chất trên, ta cũng có các quy tắc đưa thừa số vào trong, ra ngoài dấu căn bậc ba, quy tắc khử mẫu của biểu thức lấy căn bậc ba và quy tắc trục căn bậc ba ở mẫu:
a) \(a\root 3 \of b = \root 3 \of {{a^3}b} \)
b) \(\displaystyle \root 3 \of {{a \over b}} = {{\root 3 \of {a{b^2}} } \over b}\)
c) Áp dụng hằng đẳng thức \(\left( {A \pm B} \right)\left( {{A^2} \mp AB + {B^2}} \right) = {A^3} \pm {B^3}\), ta có:
\(\eqalign{ & \left( {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b } \right)\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right) \cr & = {\left( {\root 3 \of a } \right)^3} \pm {\left( {\root 3 \of b } \right)^3} = a \pm b \cr} \)
Do đó
\(\eqalign{ & {M \over {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b }} \cr & = {{M\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)} \over {\left( {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b } \right)\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)}} \cr & = {{M\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)} \over {a \pm b}} \cr} \)
4. Các dạng toán cơ bản
Dạng 1: Tính giá trị biểu thức
Sử dụng: \({\left( {\sqrt[3]{a}} \right)^3} = \sqrt[3]{{{a^3}}} = a\)
Ví dụ: \(\sqrt[3]{{64}} = \sqrt[3]{{{4^3}}} = 4\)
Dạng 2: So sánh các căn bậc ba
Sử dụng: \(a < b \Leftrightarrow \sqrt[3]{a} < \sqrt[3]{b}\)
Ví dụ: So sánh 3 và \(\sqrt[3]{{26}}\)
Ta có: \(3 = \sqrt[3]{{27}}\) mà \(26<27\) nên \(\sqrt[3]{{26}} < \sqrt[3]{{27}} \Leftrightarrow \sqrt[3]{{26}} < 3\)
Dạng 3: Giải phương trình chứa căn bậc ba
Sử dụng: \(\sqrt[3]{A} = B \Leftrightarrow A = {B^3}\)
Ví dụ:
\(\begin{array}{l}\sqrt[3]{{x - 1}} = 2\\ \Leftrightarrow x - 1 = {2^3}\\ \Leftrightarrow x - 1 = 8\\ \Leftrightarrow x = 9\end{array}\)
Loigiaihay.com
Từ khóa » Căn A Nhân B = Căn A Nhân Căn B
-
Một Số Công Thức Cần Lưu ý Của Chương Căn Bậc Hai, Căn Bậc Ba
-
Căn A Nhân Căn B
-
Căn Bậc Hai Của B) | Mathway
-
Cách để Nhân Căn Bậc Hai - WikiHow
-
Bài 8: Rút Gọn Biểu Thức Chứa Căn Bậc Hai - Hoc24
-
Chứng Minh địnhlí: Với A Lớn Hơn Hoặc Bằng 0 Và B Lớn Hơn ... - Hoc24
-
Chuyên đề: Nhân Chia Căn Thức Bậc 2 - Toán Lớp 9 - Trường Quốc Học
-
Căn Thức Bậc Hai - Lý Thuyết Toán 9
-
Căn A Nhân Căn A Bằng Bao Nhiêu
-
Rút Gọn Biểu Thức Chứa Căn Bậc Hai
-
Lý Thuyết Liên Hệ Giữa Phép Nhân Và Phép Khai Phương