Lý Thuyết Về Chi Phí Sản Xuất - Đề Cương ôn Tập Môn Kinh Tế Vi Mô

Lý thuyết về chi phí sản xuấtĐề cương ôn tập môn Kinh tế vi mô Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết về chi phí sản xuất được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Lý thuyết về chi phí sản xuất

  • 1. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán
  • 2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
  • 3. Chi phí sản xuất và thời gian

1. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán

Thông thường khi nói đến chi phí sản xuất, người ta thường nghĩ ngay đến chi phí bằng tiền chi ra cho một hoạt động nào đó.

Nhưng đây chỉ là chi phí kế toán, là chi phí chưa đầy đủ.

Đối với các nhà kinh tế thì chi phí sản xuất phải là chi phí sản xuất đầy đủ hay còn gọi là chi phí kinh tế, hay chi phí cơ hội.

Chi phí kinh tế là chi phí sử dụng tất cả các nguồn lực kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí kinh tế gồm hai bộ phận là chi phí kế toán và chi phí ẩn.

  • Chi phí kế toán: (còn được gọi là chi phí biểu hiện), là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí để mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lương, tiền thuê đất đai, chi phí quảng cáo, chi tiền lãi vay, các loại thuế nộp cho chính phủ v.v... và những chi phí này được ghi chép đầy đủ trong sổ sách kế toán.
  • Chi phí ẩn: là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi nhuận đã bị mất đi, bởi khi thực hiện phương án này ta dã bỏ lỡ cơ hội thực hiện phương án tốt nhất còn lại. Nó là chi phí không thể hiện cụ thể bằng tiền và do đó không được ghi chép vào sổ sách kế toán.

Chi phí ẩn thường gặp là chi phí cơ hội của thời gian và của vốn tài chính.

Ví dụ 8: Đối với sinh viên, chi phí kinh tế hay chi phí cơ hội cho việc học hàng năm gồm: chi phí kế toán là học phí và chi phí cho sách vở…; còn chi phí ẩn là phần thu nhập mà sinh viên đó đã phải mất đi vì thời gian bận học không thể đi làm kiếm tiền và tiền lãi bị mất đi do dùng tiền đóng học phí nên không thể gửi tiết kiệm lấy lãi.

Ví dụ 9: Chi phí kinh tế xây dựng công viên trong thành phố bao gồm: chi phí bằng tiền mà chính phủ đã chi ra để xây dựng công viên và chi phí chăm sóc công viên; chi phí ẩn là số thuế mà chính phủ không thu được do không sử dụng đất làm công viên vào các việc khác như: nhà ở, khách sạn hay khu công nghiệp..., và chi phí cơ hội của số vốn mà chính phủ bỏ ra xây dựng công viên là khoản tiền lãi mà chính phủ có thể thu được nếu gửi số vốn này vào ngân hàng.

Ngoài ra, chi phí ẩn còn bao gồm chi phí cơ hội cho các tài nguyên tự sở hữu, tự sử dụng mà thông thường bị bỏ qua không được ghi vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

Ví dụ 10: Một doanh nghiệp tự bỏ vốn ra kinh doanh, lại tự mình quản lý doanh nghiệp thì chi phí cơ hội ẩn dấu là:

  • Khoản tiền lương mà lẽ ra anh ta nhận được nếu đi làm cho một doanh nghiệp khác với công việc tương tự.
  • Khoản tiền lời về vốn đầu tư: là khoản tiền mà anh ta có thể thu được nếu anh ta đầu tư vốn vào công việc kinh doanh khác có mức rủi ro tương tự hay gửi ngân hàng. Do đó khoản lợi nhuận này được gọi là khoản lợi nhuận thông thường.

2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán

Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kế toán.

\Pi\(\Pi\) kế toán = TR - TC kế toán

Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kinh tế.

\Pi\(\Pi\) kinh tế = TR - TC kinh tế

\Pi\(\Pi\) kinh tế = TR - (TC kế toán + chi phí ẩn)

\Pi\(\Pi\) kinh tế = n kế toán - chi phí ẩn

Như vậy, lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và chi phí ẩn.

3. Chi phí sản xuất và thời gian

Trong phân tích kinh tế, thời gian được phân biệt nhất thời, ngắn hạn và dài hạn.

  • Nhất thời: là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu tố sản xuất nào, do đó sản lượng của nó cố định.
  • Ngắn hạn: là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của ít nhất một yếu tố sản xuất, do đó qui mô sản xuất của nó là cố định và sản lượng có thể thay đổi.
  • Dài hạn: là thời gian mà doanh nghiệp có thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu tố sản xuất nào, do đó qui mô và sản lượng sản xuất của nó đều có thể thay đổi.

Vì trong ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng sản xuất, do đó chi phí sản xuất sẽ thay đổi theo, nên phần tiếp theo ta sẽ phân tích chi phí trong ngắn hạn và dài hạn.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết về chi phí sản xuất về khái niệm và đặc điểm của chi phí kinh tế và chi phí kế toán, lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán, chi phí sản xuất và thời gian...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết về chi phí sản xuất. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Từ khóa » Bài Tập Lý Thuyết Về Sản Xuất Và Chi Phí