Lý THUYẾT Về GIAO TIẾP Sư PHẠM - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Nhân học - Tâm lý học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.81 KB, 62 trang )
HỌC PHẦN GIAO TIẾP SƯ PHẠMPhần 1. LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠMBÀI 2: NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHONG CÁCH GIAO TIẾPSƯ PHẠM1. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm1.1. Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạmTheo Từ điển Tiếng Việt, nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiếtphải tuân theo trong một loạt việc làm.Theo tác giả Vũ Dũng thì nguyên tắc được dùng gần với quy tắc, nguyênlý, quy định chung (không đi vào chi tiết) có tác dụng định hướng, chỉ dẫn conngười hành động, hoạt động với đối tượng hoặc vấn đề nào đó.Hiểu một cách khái quát thì nguyên tắc là những điều luật cơ bản đượccon người đặt ra và cần phải tuân theo trong toàn bộ quá trình con người thựchiện một dạng hoạt động nào đó. Những điều luật này được xem như nhữngquan điểm cơ bản có vai trò định hướng và chỉ đạo mọi hành vi và hoạt độngcủa con người trong hàng loạt các việc làm mà con người phải thực hiện xoayquanh lĩnh vực đó nhằm đem lại một kết quả tối ưu.Nguyên tắc giao tiếp được hiểu là những “điều luật” cơ bản do con ngườiđặt ra trong quá trình tiếp xúc giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, trigiác và ảnh hưởng lẫn nhau. Những “điều luật” này được đặt ra nhằm đảm bảocho mọi hành vi và hoạt động của con người khi giao tiếp đạt được hiệu quả caonhất.Những “điều luật” trong nguyên tắc giao tiếp có độ bền vững nhất định,làm kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình giao tiếp của con người trong mọi tìnhhuống, hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong nguyên tắc vẫn có những dao động nhấtđịnh để phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp nhằm đảm bảo quá trìnhgiao tiếp đạt hiệu quả tối ưu.1Nguyên tắc giao tiếp được hiểu là những luận điểm thể hiện qui luật củaquá trình giao tiếp buộc con người phải tuân theo, nếu không sẽ thất bại.Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là hệ thống những quan điểm nhận thứcchỉ đạo, định hướng hệ thống thái độ, hành vi ứng xử của nhà giáo dục đối vớicác chủ thể khác trong quá trình giao tiếp sư phạm.1.2. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm1.2.1. Những nguyên tắc chung của quá trình giao tiếpTrong bất cứ lĩnh vực nào, khi giao tiếp, chúng ta đều phải tuân theo mộtsố nguyên tắc cơ bản như:- Đảm bảo tính khoa học: nội dung, hình thức, phương pháp, thời điểm…phải phù hợp với mục đích, tính chất của qúa trình giao tiếp.- Đảm bảo tính đạo đức: quý trọng, tin tưởng, chia sẻ, tự trọng, khiêmtốn…- Đảm bảo tính thẩm mỹ: đẹp, duyên…- Đảm bảo tính dân tộc: thể hiện tâm lý dân tộc, phù hợp với nền văn hóadân tộc.1.2.2. Những nguyên tắc trong giao tiếp sư phạmCũng như tất cả các nghề nghiệp khác, giao tiếp sư phạm, muốn đạt kếtquả tốt phải tuân theo những nguyên tắc đặc trưng của nghề sư phạm đó là:1.2.2.1. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếpMuốn được người khác tôn trọng mình là nhu cầu tất yếu của con người.Không ai muốn mình bị coi thường, bị xúc phạm. Trong giao tiếp nếu không chúý tới nhu cầu này, làm ảnh hưởng đến danh dự, lòng tự trọng của người khác quátrình giao tiếp ắt sẽ thất bại nặng nề. Con người cũng luôn có bản năng tự vệ,nếu bị xúc phạm quá lớn người ta sẵn sàng làm tất những gì để đáp lại đốiphương nhằm bảo vệ danh dự, lòng tự trọng của bản thân. Chính vì thế, tôntrọng người khác là tôn trọng chính mình. Xét ở góc độ xã hội, mọi người đềucó quyền được bình đẳng trước pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Không ai đượcphép tự đặt mình lên trên người khác, phải tôn trọng tất cả mọi người dù họ là2ai. Không được lợi dụng địa vị, quyền thế, chức vụ, sức mạnh hay sự bất hạnhcủa người khác để tự đặt mình lên trên người khác.Trong quá trình giáo dục, nhiệm vụ của nhà giáo dục là tác động để hìnhthành và phát triển nhân cách người học. Qúa trình thực hiện nhiệm vụ nàykhông phải chỉ bằng những giảng giải lý thuyết mà phải bằng chính những hànhvi ứng xử mẫu mực của người thầy. Vì vậy, muốn giáo dục học sinh biết tôntrọng người khác thì trước hết người thầy phải làm gương.Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp nghĩa là nhà giáo dục phải coinhững đối tượng giao tiếp là những cá nhân có đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ,trách nhiệm với những đặc trưng tâm lí riêng và có quyền bình đẳng với mọingười.Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giáo dục thể hiện ởnhững điểm sau:- Bất luận trong trường hợp nào nhà giáo dục cũng không được xúc phạmđến nhân cách của đối tượng giao tiếp bằng những lời nói và hành động thiếuvăn hóa.- Tạo điều kiện để đối tượng bộc lộ nhu cầu, nguyện vọng và khả năngcủa mình. Không áp đặt, ép buộc đối tượng giao tiếp phải tuân theo ý kiến nhàgiáo dục một cách máy móc, duy ý chí.- Lắng nghe đối tượng giao tiếp trình bày ý kiến của mình dù đúng haysai, không nên ngắt lời đối tượng giao tiếp bằng những hành vi cử chỉ, điệu bộthiếu lịch sự. Cần có sự động viên, khuyến khích để đối tượng giao tiếp bìnhtĩnh nói hết suy nghĩ của mình.- Phương tiện giao tiếp như hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nói năng của nhàgiáo ... luôn ở trạng thái cân bằng, có nhịp điệu, khoan dung ôn hòa, làm chủđược bản thân tránh những hành vi bột phát.- Trang phục lịch sự của nhà giáo cũng thể hiện sự tôn trọng nhân cáchđối tương giao tiếp.1.2.2.2. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp3Dạy học là một nghề đặc biệt, sản phẩm lao động của nhà giáo dục lànhững nhân cách con người phát triển toàn diện. Công cụ lao động quan trọngtạo nên sản phẩm ấy lại chính là nhân cách của nhà giáo dục. Đó là những phẩmchất chính trị, ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, mến trẻ, năng lực chuyênmôn, kỹ năng giao tiếp... Nhà giáo dục trực tiếp dùng nhân cách của mình để tácđộng đến đối tượng giao tiếp, do vậy nhà giáo dục người Nga K.D. Uxinski đãkhẳng định: Chỉ có thể dùng nhân cách để giáo dục nhân cách. Hơn nữa nghềthầy giáo là nghề không được phép tạo ra những thứ phẩm và phế phẩm: “Làmhỏng một đồ vàng có thể nấu lại, một viên ngọc quí có thể bỏ đi, làm hỏng mộtcon người là một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc lại được” (Lê Văn Hồng,Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm- Nxb ĐHQGHN2001).Đối với xã hội, nhà trường là trung tâm văn hóa, mỗi nhà giáo dục là đạidiện, là điểm sáng của nền văn hóa. Không những thế, nhân cách mẫu mực cònlà yếu tố tạo nên uy tín thực sự của nhà giáo dục. Với những đặc trưng nghềnghiệp của mình đòi hỏi mỗi nhà giáo dục phải thường xuyên tự rèn luyện mình,trong quan hệ giao tiếp với đối tượng giao tiếp phải đảm bảo tính mô phạm.Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp sư phạm có nghĩa là nhân cáchcủa nhà giáo dục luôn luôn phải mẫu mực, có sự thống nhất giữa lời nói vàhành động.Tính mô phạm trong quá trình giao tiếp được thể hiện:- Sự mẫu mực về trang phục: trang phục của giáo viên cần lịch sự, gọngàng, phù hợp với quy định của nghề giáo. Giáo viên ăn mặc lịch sự khi lên lớpcũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với học- Sự mẫu mực trong thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng: thái độ, hànhvi, cử chỉ, cách nói năng của nhà giáo dục thể hiện sự chuẩn mực, làm gươngsáng cho đối tượng giao tiếp noi theo ở mọi lúc, mọi nơi.- Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau, tránh hiện tượng nóihay, hành động dở hoặc “làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm”.4- Để thể hiện được tính mô phạm trong giao tiếp mỗi nhà giáo dục phải ýthức rõ được vị trí, trách nhiệm của mình trong nghề nghiệp, tích cực phấn đấutoàn diện về chuyên môn và lối sống, luôn làm chủ được bản thân mình.1.2.2.3. Có thiện ý với đối tượng giao tiếpXúc cảm tình cảm là động lực thúc đẩy, là yếu tố quyết định sự thànhcông hay thất bại của quá trình giao tiếp. Nếu các chủ thể tiếp xúc với nhau bằngnhững xúc cảm tích cực (như vui vẻ, hài lòng, có thiện chí…) sẽ tạo nên khôngkhí giao tiếp thuận lợi. Cả hai bên đều có thái độ và hành vi giao tiếp tích cực thìmục đích giao tiếp nhanh chóng được thực hiện, để lại dấu ấn tốt đẹp của quátrình tiếp xúc. Ngược lại, các chủ thể giao tiếp đến với nhau bằng những xúccảm tiêu cực (như bực bội, cáu gắt, giận hờn, thiếu thiện chí…) sẽ dẫn đến khảnăng xử lý thông tin kém, hành vi giao tiếp thiếu sáng suốt, không khí giao tiếptrở nên căng thẳng, nặng nề, các thành viên khó hợp tác với nhau, thậm chí dễxảy ra xung đột. Để giao tiếp thành công, một trong những nguyên tắc rất quantrọng là phải có thiện ý với đối tượng giao tiếp. Ta cư xử với người thế nào thìngười cũng cư xử với ta như vậy.Đối với hoạt động sư phạm, xúc cảm, tình cảm vừa là nội dung, vừa làđiều kiện và là phương pháp giáo dục cho đối tượng giao tiếp. Khi nhà giáo dụcthực sự yêu thương, tin tưởng đối tượng giao tiếp, mọi tác động giáo dục trongquan hệ ứng xử của nhà giáo dục sẽ luôn hướng tới quyền lợi của đối tượng giaotiếp.Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của nhà giáo dục đối với đốitượng giao tiếp, thể hiện ở sự yêu thương, tin tưởngđối tượng giao tiếp, tạo mọiđiều kiện thuận lợi, khuyến khích đối tượng giao tiếp tích cực hoàn thành tốtnhiệm vụ trong học tập và trong các hoạt động khác.Giáo viên có thiện ý là người luôn nhìn thấy những điểm mạnh ở đốitượng giao tiếp và giúp họ phát huy hết những ưu điểm mà họ có.Người giáo viên có thiện ý là người luôn đem hết tài năng, sức lực ra dạydỗ học sinh, nhiệt thành và luôn quan tâm tới học sinh, tới đồng nghiệp một cáchđích thực.5Thiện ý của giáo viên thể hiện rõ nét nhất trong cách đánh giá, nhận xéthọc sinh khi họ thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trong trường hợp học sinhphạm lỗi, giáo viên biết cách khích lệ, động viên, bày tỏ sự tin tưởng vào họ đểhọc sinh phấu đấu vươn lên.Thiện ý còn thể hiện trong việc đối xử bình đẳng giữa các học sinh, khôngthành kiến, trù dập học sinh. Dù cho trong số học sinh có em chưa tốt, chưangoan, hay làm giáo viên phật lòng thì cũng nên đối xử với học sinh này mộtcách vị tha đầy khoan dung. Trong những trường hợp này đòi hỏi giáo viên phảicó hành vi ứng xử một cách “hướng thiện và hành thiện”. Khi trách phạt, phêbình học sinh, giáo viên cần giúp họ nhận thức được rằng giáo viên làm nhữngđiều đó không phải do sự bực tức đối với học sinh mà tất cả đều xuất phát từthiện chí của thầy cô, mong muốn học sinh mình trở thành những nhân cách tốt,hữu ích cho xã hội.Thiện ý của giáo viên còn thể hiện trong việc phân công các nhiệm vụtrên lớp cho học sinh một cách bình đẳng, biết phát huy tính độc lập, tự chủ vàsáng tạo của học sinh và luôn nhiệt tình giúp đỡ các em khi các em cần.1.2.2.4. Đồng cảm với đối tượng giao tiếpĐồng cảm với đối tượng giao tiếp trong giao tiếp có nghĩa là nhà giáodục phải đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, để hiểu được những suynghĩ, tâm tư tình cảm của họ, từ đó mới có được những hành vi ứng xử phù hợp.Trong quá trình giao tiếp nếu không có sự hiểu biết về đặc điểm đốitượng, giao tiếp khó có thể đem lại sự thành công, phải “biết người, biết ta” thìmới “trăm trận trăm thắng”. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc điểm đối tượng giaotiếp ta mới định hướng được cách ứng xử phù hợp.Mỗi người có đặc điểm tâm lí riêng, có hoàn cảnh gia đình riêng không aigiống ai. Trong quá trình giao tiếp, nếu giáo viên không đặt mình vào vị trí củađối tượng giao tiếp để hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của họ,sẽ không thể có được những tác động phù hợp.Muốn đồng cảm với đối tượng giao tiếp trong giao tiếp nhà giáo dục phảichú ý:6- Nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi của đối tượng giao tiếp- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí riêng của đối tượng giaotiếp, trên cơ sở đó phác thảo được chính xác chân dung tâm lí của đối tượng giaotiếp.- Đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp trong những tình huống giaotiếp cụ thể, để hiểu thấu đáo tâm tư, nguyện vọng của đối tượng giao tiếp, nghĩnhư đối tượng giao tiếp nghĩ.- Biết gợi lên những điều đối tượng giao tiếp muốn nói mà không dámnói và tạo điều kiện để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của họ.1.2.2.5. Làm chủ bản thân trong quá trình giao tiếpLàm chủ bản thân trong giao tiếp có nghĩa là đánh giá được mặt mạnh,mặt yếu của mình, điều khiển được trạng thái tâm lý, hành vi cử chỉ, ngôn ngữcủa mình, chủ động trong giao tiếp.Nếu không làm chủ được bản thân, chủ thể giao tiếp thiếu sáng suốt dễtrở nên lúng túng, thiếu tự tin, hành vi ứng xử không phù hợp dễ thất bại tronggiao tiếp.Luôn bình tĩnh, tự tin, biết kiềm chế, không nên để cho những xúc cảmtiêu cực ảnh hưởng đến sự tiếp xúc “cả giận mất khôn” hoặc “giận cá chém thớt”là yêu cầu phải thực hiện nếu không thì quá trình giao tiếp sẽ thất bại.Giao tiếp sư phạm là một quá trình tác động có mục đích, diễn ra lâu dàivà phức tạp, trong quá trình tiếp xúc với đối tượng giao tiếp, nhà giáo dục khótránh khỏi những cảm xúc khó chịu, bực mình.... Nếu không làm chủ được bảnthân, hậu quả sẽ khó lường.Làm chủ bản thân trong giao tiếp có nghĩa là đánh giá được mặt mạnh,mặt yếu của mình, điều khiển được trạng thái tâm lý, hành vi cử chỉ, ngôn ngữcủa mình, chủ động trong giao tiếp.Để thực hiện tốt nguyên tắc này, nhà giáo dục cần phải- Chủ động trong quá trình giao tiếp (từ khâu chuẩn bị, thực hiện…)- Luôn kiềm chế cảm xúc của mình trong mọi hoàn cảnh. Tránh hiệntượng “Giận cá chém thớt”, hoặc “Vơ đũa cả nắm”.7- Tuyệt đối không được trút giận lên đối tượng giao tiếp bằng những hànhđộng vô lý hoặc những lời lẽ mắng nhiếc thiếu văn hóa.- Luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, nhìn nhận lại mình để rútkinh nghiệm.1.2.2.6. Linh hoạt trong giao tiếpGiao tiếp sư phạm diễn ra rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Mỗi người cóđặc điểm tâm lý riêng, hoàn cảnh riêng không ai giống ai. Mặt khác, một mụcđích hành động có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, đòihỏi nhà giáo dục phải linh hoạt trong quan hệ ứng xử với đối tượng giao tiếp.Linh hoạt trong giao tiếp sư phạm là tùy thuộc vào nội dung, hoàn cảnhgiao tiếp cụ thể, đối tượng giao tiếp cụ thể để lựa chọn cách ứng xử cho phùhợp “Tùy cơ ứng biến”, không rập khuôn máy móc.- Linh hoạt trong việc xác định mục đích tác động, điều khiển, điều chỉnhquá trình tác động- Linh hoạt trong tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồiMuốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà giáo dục phải tìm hiểu kỹtâm lí đối tượng giao tiếp trong hoàn cảnh cụ thể, nắm chắc nguyên nhân và bảnchất của tình huống sư phạm, đồng thời có khả năng phản ứng nhanh nhạy,không máy móc cứng nhắc.BÀI 3: KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM2. Kỹ năng giao tiếp sư phạm2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạmTác giả Nguyễn Đình Chỉnh cho rằng: kỹ năng giao tiếp sư phạm thể hiệnviệc chủ thể (nhà sư phạm) biết cách tiến hành hoạt động tư duy đúng đắn đểgiải quyết hợp lý các nhiệm vụ trong toàn bộ hành động giao tiếp sư phạm khithực thi các tác động giáo dục - đào tạo của nhà trường. Do đó, kỹ năng giaotiếp sư phạm có cấu trúc gồm các yếu tố sau:8- Biết định hướng đúng cho các quá trình giao tiếp sư phạm như địnhhướng đúng trước khi tiến hành tiếp xúc, khi bắt đầu tiếp xúc và trong toàn bộtiến trình giao tiếp theo những mục tiêu đã định.- Biết căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài như ngôn ngữ, cử chỉ, hànhđộng, ánh mắt của học sinh mà nhận ra được những đặc trưng tâm lý cơ bảntrong nhân cách của học sinh.- Biết điều khiển được quá trình giao tiếp của mình với mọi đối tượng thểhiện ở việc chủ thể quan sát, lắng nghe, xử lý thông tin, điều khiển đối tượnggiao tiếp...- Biết sử dụng các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, phi ngôn ngữ đểgiải quyết tốt nhiệm vụ giao tiếp cũng như nhiệm vụ giáo dục - đào tạo.Các tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh thì cho rằng: Kỹ năng giaotiếp sư phạm là hệ thống những thao tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ (kể cả hành vingôn ngữ) phối hợp hài hòa, hợp lý của giáo viên, nhằm đảm bảo cho sự tiếpxúc với học sinh đạt kết quả cao trong dạy học và giáo dục, với sự tiêu haonăng lượng thần kinh và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi.Kỹ năng giao tiếp sư phạm được thể hiện ở khả năng của nhà giáo dụctrong việc nhận biết nhanh chóng, chính xác đặc điểm tâm lí của đối tượng giaotiếp sư phạm, đồng thời biết sử dụng công cụ giao tiếp một cách hợp lý để điềukhiển quá trình giao tiếp sư phạm, xử lý tình huống khéo léo trong những hoàncảnh khác nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp sư phạm.Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành bằng nhiều con đường:+ Từ những thói quen ứng xử được xây dựng từ gia đình và quan hệ xãhội.+ Do vốn sống kinh nghiệm của cá nhân qua tiếp xúc với mọi người.+ Rèn luyện trong môi trường sư phạm qua các lần thực hành, thực tập sưphạm, giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm, tiếp xúc với đối tượng giao tiếp.- Trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên, theotiến trình của qúa trình giao tiếp, chúng tôi quan tâm đến các kỹ năng sau:+ Kỹ năng định hướng trong giao tiếp9+ Kỹ năng mở đầu quá trình giao tiếp+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc+ Kỹ năng lắng nghe+ Kỹ năng đặt câu hỏi khi đứng lớp+ Kỹ năng cho thông tin phản hồi+ Kỹ năng thuyết trình+ Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm+ Kỹ năng kết thúc quá trình giao tiếp2.2.1. Kỹ năng định hướng trong giao tiếp sư phạm2.2.2. Kỹ năng mở đầu quá trình giao tiếp sư phạmMở đầu quá trình giao tiếp sư phạm diễn ra khi giáo viên nhận lớp mới, tổchức tiết học mới, hoạt động giáo dục mới.Mục tiêu của giai đoạn mở đầu là làm quen với đối tượng giao tiếp (nếu làlần gặp đầu tiên), tạo thiện cảm ban đầu, hướng họ vào nội dung, nhiệm vụ củaquá trình giao tiếp.a. Những nội dung cơ bản cần thực hiện trong giai đoạn mở đầu quá trìnhgiao tiếp là:- Làm quen với đối tượng giao tiếp- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc giao tiếp- Giới thiệu những nội dung cơ bản của vấn đề giao tiếp- Phổ biến những qui định, yêu cầu của hoạt động, dặn dò nhiệm vụ đốitượng giao tiếp phải thực hiện…b. Cách thức tiến hànhTrường hợp giáo viên dạy lớp mới+ Khi vào lớp giáo viên bao quát lớp, chào học sinh, mời các em ngồixuống.+ Giới thiệu vài nét về bản thân, nhiệm vụ giảng dạy của mình và nhữngthông tin khác có liên quan như số điện thoại, địa chỉ email để học sinh tiện liênlạc khi cần.+ Giới thiệu môn học: tên môn học, vị trí ý nghĩa của môn học, mục tiêumôn học, thời lượng, nội dung cơ bản của môn học, hình thức học tập, hình thứckiểm tra đánh giá, tài liệu học tập, những quy định của việc dạy và học… Nếu là10học sinh lớp đầu cấp (lớp 6, lớp 10) giáo viên cần nêu khái quát về nội dung,yêu cầu phương pháp học tập mới so với cấp học trước để học sinh định hướngquá trình học tập của bản thân.+ Làm quen, tìm hiểu tình hình lớp (sĩ số, ban cán sự, giáo viên chủ nhiệm...). Nếu giáo viên có trước được những thông tin cơ bản về tình hình của lớp đểkhi tiếp xúc trao đổi với lớp thì rất tốt. Điều này chứng tỏ giáo viên quan tâm tớilớp, bám sát tình hình của lớp.+ Tỏ ý vui mừng được giảng dạy ở lớp và mong muốn có sự hợp tác tốtgiữa thầy và trò để việc dạy và học đạt kết quả tốt.+ Giới thiệu bài học mớiTrường hợp giáo viên gặp lớp chủ nhiệm lần đầu tiên+ Khi vào lớp giáo viên bao quát, chào học sinh, mời các em ngồi xuống.+ Giới thiệu vài nét về bản thân, nhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp và môn họcmình sẽ dạy, những thông tin khác có liên quan như số điện thoại, địa chỉ email,địa chỉ facebook để học sinh liên lạc khi cần.+ Tìm hiểu tình hình lớp (nói những thông tin về sĩ số lớp, tình hình họctập và hoạt động phong trào của lớp năm trước mà qua tìm hiểu giáo viên đãnắm được); làm quen với ban cán sự cũ của lớp (nếu không phải là lớp đầu cấp);hỏi về những thông tin của lớp mà mình chưa nắm được. Với những lớp đầucấp, giáo viên tìm hiểu những thông tin về lớp như địa bàn học sinh cư trú, tìnhhình chung về học tập và những hoạt động khác của học sinh trước khi vàotrường…+ Chúc mừng các em đã thi đậu vào trường (nếu là trường tốt)+ Tỏ ý vui mừng được làm công tác chủ nhiệm lớp và mong muốn có sựhợp tác tốt giữa thầy và trò để hoạt động của lớp đạt kết quả tốt.+ Giới thiệu về những nội dung sẽ triển khai trong buổi gặp mặt hôm nay.(cử ban cán sự lớp tạm thời, nhắc lại những nét cơ bản về nội qui của nhàtrường, công khai những khoản đóng góp đầu năm, phổ biến những nhiệm vụphải thực hiện trong thời gian tới…)11Trường hợp giáo viên tổ chức tiết học, hoạt động giáo dục mới: bêncạnh việc chào hỏi đầu giờ, thầy cô cần giới thiệu bài học, trình bày mục tiêu,yêu cầu bài học… Thầy cô nên tạo tình huống thật thú vị để thu hút học sinh vàobài học.Trường hợp họp phụ huynh học sinh vào đầu năm học+ Chào hỏi phụ huynh, cám ơn các vị phụ huynh đã đến dự họp+ Ổn định trật tự để cuộc họp được bắt đầu+ Nói lời chúc mừng các vị phụ huynh đã có con em thi đậu vào trường(nếu là trường tốt)+ Nêu lý do cuộc họp+ Giới thiệu họ tên, nhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp và môn học mình sẽ dạyở lớp.+ Cung cấp những thông tin về bản thân có liên quan tới công việc làmchủ nhiệm lớp như số điện thoại, địa chỉ nhà riêng… để phụ huynh liên lạc khicần.+ Tỏ ý vui mừng được làm công tác chủ nhiệm lớp và mong muốn có sựhợp tác tốt với phụ huynh để hoạt động học tập và tu dưỡng của học sinh tronglớp đạt kết quả tốt.+ Giới thiệu về nội dung cuộc họp sẽ tiến hành.+ Đề nghị một vị phụ huynh giúp làm nhiệm vụ thư ký cho cuộc họp.Trường hợp gặp cá nhân phụ huynh học sinh+ Chào hỏi phụ huynh+ Giới thiệu họ, tên, nhiệm vụ làm chủ nhiệm của mình (nếu là lần đầugặp riêng).+ Hỏi thăm tình hình gia đình (nếu đến thăm gia đình)+ Nêu lý do cuộc gặp mặt hoặc chuyến viếng thămc. Yêu cầu- Trang phục lịch sự mô phạm- Phong thái tự tin.- Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc hấp dẫn- Hành vi cử chỉ điệu bộ chuẩn mực- Tỏ rõ thiện chí của mình122.2.4. Kỹ năng kiểm soát cảm xúca. Khái niệm- Cảm xúcCảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người làm việcbất kể họ làm gì. Cảm xúc còn có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, nhữnglựa chọn đầy sáng tạo. Đời sống cảm xúc là lĩnh vực trong đó người ta có thểchứng tỏ năng lực của mình.Theo định nghĩa của Oxford English Dictionary, xúc cảm là “một kíchđộng hay rối loạn tinh thần, tình cảm, đam mê, mọi trạng thái mãnh liệt hay kíchthích”Theo Caroll E. Izard [1992]- nhà tâm lý học nghiên cứu hàng đầu về cảmxúc cho rằng cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người. Các cảmxúc có ý nghĩa phi thường trong hoạt động của cá nhân và hoàn toàn không nêncoi chung là cái đối lập với trí tuệ. Đúng hơn là bản thân các cảm xúc là cấp bậccao của trí tuệ.- Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng nhận diện được các cảm xúc vàcó thể dùng suy nghĩ, lý trí điều khiển, điều chỉnh, chế ngự các cảm xúc đónhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của cá nhân.Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt, cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhânhoạt động có hiệu quả, mặt khác, nếu không được quản lý và định hướng đúngđắn, cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động củacá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng”và sai lầm. Vì vậy, quản lý và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tíchcực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động.Thực tế cho thấy, những người hiểu được các cảm xúc của mình, nắmđược và làm chủ được chúng, đoán được những cảm xúc của người khác và biếthòa hợp với họ một cách hữu hiệu, là những người có lợi thế trong tất cả cáclĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc. Ngược lại, những ngườikhông kiểm soát được đời sống cảm xúc của mình sẽ thường xuyên phải chịunhững xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy của họ sẽ bịphá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cũngnhư cuộc sống của họ. Cảm xúc và quản lý cảm xúc của con người hình thành,phát triển và thay đổi trong các giai đoạn lứa tuổi. Những thành công, niềm vui,13hạnh phúc hoặc những thất bại, khó khăn, đau khổ… của mỗi con người phụthuộc rất nhiều vào cảm xúc, trong đó quản lý cảm xúc của bản thân đóng vai tròrất quan trọng.b. Vai tròSự thông minh là điều quan trọng tạo nên thành đạt cho một con người,nhưng khả năng quản lý cảm xúc mới là điều quan trọng hơn. Bởi những hành vibốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sựchấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đếnmức thu nhập và địa vị xã hội. Khả năng thành công trong cuộc sống của mọingười đều tăng nếu chúng ta cải thiện và biết làm chủ cảm xúc của mìnhCảm xúc là "chất keo" kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để mỗi cánhân hiểu chính mình và liên quan đến khả năng giao tiếp với những ngườikhác. Khi chúng ta nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của mình, thì chúng tacó thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễdàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng không kiềm chế được cảm xúc, chúngta sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đốiphó với cảm xúc bản thân, chúng ta sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và cónhiều mối quan hệ tốt hơn.Có kỹ năng quản lý cảm xúc thì sẽ giúp GV biết rõ mình là ai: những gìmình thích, những gì mình không thích và những gì mình cần; hiểu và cảmthông với người khác, đặc biệt là với học sinh; giao tiếp rõ ràng và hiệu quả; xâydựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ ích; giúp GV quyết đoán hơn: Có đượcquyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với bản thân; giúp có động cơvà hành động để đạt được mục tiêu.Với những GV có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảmxúc của bản thân, họ sẽ tự động tìm thấy và đọc các tín hiệu không lời khi giaotiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong công việcgiảng dạy và trong các mối quan hệ công việc tại trường học với lãnh đạo nhàtrường, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.c. Các dạng cảm xúcMỗi một loại chính của cảm xúc có thể chứa những tiểu loại. Và mỗi tiểuloại lại có thể được đánh giá theo những thông số khác nhau, chẳng hạn, theo14cường độ, theo độ dài thời gian, chiều sâu, mức độ ý thức được, nguồn gốc,những điều kiện xuất hiện và biến mất, theo sự tác động đối với cơ thể, sự pháttriển, định hướng (về phía mình, về phía những người khác, hướng về thế giới,về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai), về phương thức biểu hiện ra bên ngoài vàvề cơ sở sinh lí-thần kinh.Theo các nhà tâm lí học phương Tây, cảm xúc thành hai loại lớn: nhữngcảm xúc cơ sở và những cảm xúc thứ yếu. Nguyên tắc phân loại ở các nhà nghiêncứu không giống nhau, và do đó số lượng cảm xúc trong các bảng phân loại khôngđồng đều nhau. Dưới đây là danh sách những cảm xúc cơ sở theo các bảng phânloại được dẫn trong bài báo của Ortony 1996.Có kiểu phân loại cảm xúc dựa trên cơ sở kết hợp những biểu hiện sơđẳng của tâm lí. Điển hình nhất là kiểu phân loại của V. Woondt 1984, theo đótất cả những cảm xúc được xem xét trong không gian ba chiều trên các trục "hàilòng-không hài lòng", "kích thích-làm dịu", "căng thẳng-giải thoát".1Theo Daniel Goleman (2010)2, có những cảm xúc cơ bản sau:1PGS.TSKH. Trần Văn Cơ (2011) Ngôn ngữ học tri nhận. Từ điển. Nxb. Phương Đông. TP. Hồ Chí Minh2Daniel Goleman (2010) Trí tuệ cảm xúc. NXB lao động – Hà Nội.15Giận: Cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung hăng,bất mãn, cáu kỉnh, thù địch và có thể đạt tới độ tột cùng, thù hằn, bạo lực bệnhlýBuồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thương thân, cô đơn, ủ rũ, thấtvọng và trầm cảm sâuSợ: lo hãi bệnh lý, e sợ, bị kích thích, lo âu, rụng rời, sợ sệt, rón rén, bảihoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ, hoảng hốt, chứng sợ hãiKhoái: Sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, hạnh phúc, khoái trá,hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, nhục dục, rung lên, mê ly, hài lòng, sảng khoái,ngông, ngây ngất và ở mức độ tột cùngYêu: Ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâm mộNgạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạcGhê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấyXấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếcPaul Dkman ở trường ĐH San Francisco cho rằng, những biểu hiện trênmặt tương ứng với 4 xúc cảm: Sợ, giận, buồn, thích đều giống nhau ở tất cả mọingười thuộc các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Tính phổ quát trênkhuôn mặt này được Darwin nhận thấy trước tiên, ông coi đó là bằng chứng vềsức mạnh tiến hóa đã in những tín hiệu ấy vào hệ thần kinh trung ương củachúng ta.d. Cách quản lý cảm xúc trong giao tiếp sư phạm của giáo viênÝ thức về cảm xúc bản thân: Nhận biết tình huống gây cảm xúc mạnh,đặc biệt là tình huống gây căng thẳng: Giáo viên cảm nhận chính xác loại cảmxúc của mình như vui, buồn, tức giận, sợ hãi, thích thú, say mê...; Giáo viênnhận biết được cường độ mạnh, yếu xúc cảm của mình… Ví dụ thoáng bựcmình, hoặc rất tức giận – biểu đạt được bằng ngôn ngữ (khi chọn từ chính xác)hoặc thể hiện qua giọng nói, qua hành động hợp lý. Bởi khi nhận biết đượcchính xác cảm xúc GV mới có thể điều khiển được cảm xúc của chính mình. Khiý thức về cảm xúc của mình có thể nói ra được cảm xúc; gọi tên được cảm xúchoặc mô tả chúng một cách chính xác, thì cường độ của cảm xúc cũng sẽ giảmdần. Sự bộc lộ cảm xúc bằng lời sẽ giúp cho học sinh, đồng nghiệp, phụ huynhhiểu rõ chúng ta hơn. Thay vì thể hiện hành vi cảm xúc bằng hành động như ánh16mắt, cử chỉ điệu bộ, hãy bày tỏ bằng lời. Ví dụ, “Cô cảm thấy rất buồn khi nghecon nói điều này...”; “Cô thật sự không vui khi phải thấy điều này...”Tăng thêm năng lực hiểu nguyên nhân của các cảm xúc. Ví dụ, cảm xúctức giận với nguyên nhân từ gia đình, từ hoàn cảnh xã hội. Khi hiểu rõ cácnguyên nhân gây ra cảm xúc thì cần tách vai trò khỏi các nguyên nhân cảm xúcđó. Tránh việc “giận cá chém thớt” chuyển di cảm xúc vào lớp học, lên học sinh.Chế ngự cảm xúc+ Để chế ngự các cảm xúc của mình, giáo viên cần đánh giá được ý nghĩnào đang ngự trị, xem xét tính hợp lý của suy nghĩ. Từ đó giáo viên điều chỉnhđược hành vi biểu cảm theo ý mình, làm chủ các phản ứng hành vi xúc cảm,biểu cảm của bản thân theo các chuẩn mực xã hội. Khi cá nhân tự chủ được cảmxúc của mình cũng có nghĩa là trí lực tham gia vào quá trình cảm xúc và điềuchỉnh cảm xúc cá nhân.+ Ngoài ra để chế ngự được cảm xúc cần nghĩ đến hậu quả của việc khôngkiểm soát được cảm xúc+Thực hiện một số động tác làm chậm các cảm xúc mạnh (sự tức giận, sựnóng nảy) như là: hít thở thật sâu; dừng lại khoảng 1 phút trước khi hành động;uống 1 ly nước, thoát ra khỏi bối cảnh tình huông nếu có thể được.Biểu hiện của chế ngự cảm xúc: Khoan dung hơn với sự thất vọng và chếngự được sự tức giận; Ít có lời xúc phạm, tạo sự xung đột, gây hấn; Tăng thêmnăng lực bộc lộ sự giận dữ mà không dùng tới quả đấm; Ứng xử có trách nhiệm;Có những tình cảm tích cực hơn đối với bản thân, nhà trường và gia đình; Ít côđộc và lo hãi hơn; Năng lực chú ý và tập trung cao hơn; Ít bốc đồng hơn.Sự thấu cảm. Đặt mình và tâm trạng của người khác để hiểu và chia sẻ;Tăng thêm sự nhạy cảm với cảm xúc của người khác; Biết lắng nghe ngườikhác. Có thể thể hiện sự thấu cảm thông qua việc gọi tên/diễn đạt chính xác cảmxúc của người khác bằng việc lặp lại/diễn đạt tên cảm xúc và sự kiện họcsinh/đồng nghiệp/phụ huynh vừa bày tỏ như: “Cô/tôi hiểu...”; “Dường như...”.Ví dụ:+ Học sinh: Cô ơi, em không thể làm được các bài tập này cô đưa, emthấy lo quá, mai thì thi rồi.17+ Giáo viên: Cô hiểu, em chưa làm được các bài tập cô giao và điều đókhiến em rất lo lắng... /Dường như em đang rất mong muốn làm được các bàitập cô giao và có kỳ thi tốt hơn, và do đó khiến em lo lắng.Làm chủ quan hệ: Phân tích và hiểu các mối quan hệ với người khác; Giảiquyết các xung đột và thương lượng thỏa thuận tốt hơn; Tự tin, khôn khéo, gầngũi, cởi mở, quan tâm, ân cần trong giao tiếp; Chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhiềuhơn, tạo nên sự hòa hợp nhóm; Không có thái độ độc đoán.Kết luận: Trong giao tiếp sư phạm, kỹ năng quản lý cảm xúc là một trongnhững kỹ năng quan trọng cho quá trình giao tiếp của giáo viên với các đốitượng hiệu quả. Lĩnh hội được kỹ năng này, giáo viên sẽ luôn cân bằng đượctrong cuộc sống, làm chủ cuộc sống và không chỉ có khả năng giao tiếp hiệu quảmà còn có đời sống tâm lý cân bằng, tạo nên những thành công và hạnh phúccủa đời sống cá nhân. Quản lý cảm xúc chính là làm chủ bản thân, tạo dựng nênnhân cách người giáo viên, là hình mẫu giao tiếp không chỉ cho học sinh mà cònlan tỏa đến những người được tiếp xúc.2.2.5. Kỹ năng đặt câu hỏi khi đứng lớp.c. Các loại câu hỏi trong dạy học1. Câu hỏi Biết (Ứng với mức độ lĩnh hội 1 "nhận biết"). Các từ để hỏi thường là:- Cái gì…- Bao nhiêu…- Hãy định nghĩa…- Em biết những gì về…- Khi nào…Ví dụ: Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê mộtsố vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.2. Câu hỏi hiểu (Ứng với mức độ lĩnh hội 2 "thông hiểu")Các cụm từ để hỏi thường là:- Tại sao…- Hãy phân tích…- Hãy so sánh…3. Câu hỏi Vận dụng (Ứng với mức độ lĩnh hội 3 "vận dụng")Các cụm từ để hỏi thường là:- Làm thế nào…18- Có thể giải quyết khó khăn về …như thế nào4. Câu hỏi phân tích (Ứng với mức độ lĩnh hội 4 "phân tích")Các cụm từ để hỏi thường là:- Tại sao..., đi đến kết luận- Em có nhận xét gì về…Ví dụ: Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớncủa lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêngChỉ ra những lỗi trong đoạn luận chứng sau ..................5. Câu hỏi tổng hợp (Ứng với mức độ lĩnh hội 5 "tổng hợp")Ví dụ: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những giađình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lạiĐưa ra một kế hoạch cho...........6. Câu hỏi Đánh giá (Ứng với mức độ lĩnh hội 6 "đánh giá")Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem Hs có thể đóng góp ý kiếnvà đánh giá các ý tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.Ví dụ: Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ vàbằng bình tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?Trên cơ sở những tiêu chuẩn sau......... đánh giá giá trị của.......+ Căn cứ vào các mức độ nhận thức theo thang Bloom rút gọn có:- Câu hỏi ở cấp độ nhớ lại: Định nghĩa, liệt kê, kể lại, lựa chọn, quansát…- Câu hỏi ở cấp độ xử lý (hiểu): Phân tích, so sánh, giải thích, sắp xếp.- Câu hỏi ở cấp độ ứng dụng: Áp dụng, lấy ví dụ, dự báo, khái quát, đánhgiá.a. Tiêu chí của một câu hỏi đạt yêu cầuViệc xây dựng câu hỏi có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó có ảnh hưởnglớn, nhiều khi có tác dụng quyết định đến kết quả trả lời của người học. Do đó,khi xây dựng câu hỏi, giáo viên cần tuân theo yêu cầu sau:- Phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học- Phù hợp với trình độ của học sinh19- Câu hỏi được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa.- Câu hỏi có tác dụng kích thích tính tính cực, độc lập tư duy, phát triểnhứng thú nhận thức của người học.- Phù hợp với thời gian thực tế- Được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.b. Các bước đặt câu hỏi trong dạy họcBước 1 Phát vấn:Bước 2 Tích cực hóa tất cả học sinh: Yêu cầu tất cả học sinh suy nghĩ đểtìm câu trả lờiBước 3 Cho thời gian học sinh suy nghĩ trả lời: Việc dừng lại sau khi giáoviên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ là rất cần thiết. Nó giúp học sinh có thờigian chuẩn bị cho câu trả lời tốt hơn.Bước 4 Nghe học sinh trả lời và phản hồi với câu trả lời của học sinhKỹ năng kích thích câu trả lời:- Khích lệ “ xin cứ tiếp tục”- Chi tiết hóa “ hãy cho tôi biết thêm”- Làm rõ “ bạn có thể giải thích rõ hơn được không”- Bằng chứng “ bạn có bằng chứng nào cho thấy”- “Vâng hãy lấy cho tôi một ví dụ”- Sự liên quan “ phải, nhưng có thể áp dụng vào đây như thế nào”2.2.8. Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạma. Khái niệm tình huống sư phạm (THSP)Ở góc độ tâm lí học, tình huống là một câu hỏi, một bài toán về thực tiễn hoặclí luận đặt ra trước cá nhân, trong đó chứa đựng mâu thuẫn cần được giải quyết. Tìnhhuống thường xuyên xảy ra trong mọi quá trình hoạt động của con người với nhữngmức độ khác nhau, mang những đặc điểm đặc trưng của từng loại hoạt động.THSP là những tình huống có vấn đề nảy sinh trong hoạt động sư phạm, đòihỏi chủ thể của hoạt động sư phạm (giáo viên) phải giải quyết. Tác giả Nguyễn NgọcBảo (1999) định nghĩa “THSP là tình huống mà trong đó xuất hiện sự căng thẳngtrong mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Để giải quyết tìnhhuống đó đòi hỏi nhà giáo dục phải nhanh chóng phản ứng, phát hiện đúng tình20hình, tìm ra những biện pháp tối ưu giải quyết tình hình đó nhằm hình thành và pháttriển nhân cách người được giáo dục và xây dựng tập thể người được giáo dục đóvững mạnh”Theo tác giả Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn thì Tình huống sư phạm làtình huống có vấn đề đối với nhà giáo dục, khi mâu thuẫn của qúa trình giáo dụcđược bộc lộ rõ trong hoạt động giáo dục của họ. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là cáichưa biết (cái chưa được học, hoặc chưa được nghe, chưa được luyện tập đến nơi,đến chốn…) với bên kia là cái phải giải quyết (tức là đòi hỏi giáo viên hoặc ngườidược giáo dục phải nỗ lực hoạt động trí tuệ hay nỗ lực tìm ra con đường, cách thứcgiải uyết sao cho phù hợp, sang tạo và có hiệu quả)Trên cơ sở phân tích nhiều quan điểm khác nhau, tác giả Bùi Thị Mùi quanniệm“THSP là tình huống có vấn đề diễn ra đối với nhà giáo dục trong công tácgiáo dục học sinh. Trong tình huống đó, nhà giáo dục bị đặt vào trạng thái lúng túngtrước vấn đề cấp thiết mà họ phải giải quyết; bằng tri thức, kinh nghiệm và năng lựcsư phạm vốn có họ chưa thể giải quyết vấn đề đó; khiến họ phải tích cực xem xét, tìmtòi để có thể đề ra các biện pháp giáo dục đối tượng một cách hợp lí nhằm đạt đượckết quả giáo dục tối ưu. Qua đó năng lực và phẩm chất sư phạm của họ được củngcố và phát triển”.Theo tác giả, cái đã biết trong THSP là những tri thức, kỹ năng vốn có của nhàgiáo dục có liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong tình huống. Những tri thức, kỹnăng và vốn kinh nghiệm sư phạm của nhà giáo dục càng nhiều bao nhiêu, khả năngphát hiện và xử lý THSP càng tốt bấy nhiêu. Chẳng hạn, học sinh đặt ra một câu hỏikhó liên quan đến nội dung bài giảng, nếu giáo viên là người có kinh nghiệm và nănglực chuyên môn tốt, việc xử lí tình huống trên sẽ dễ dàng. Ngược lại, nếu chưa cókinh nghiệm và năng lực chuyên môn yếu, giáo viên dễ lúng túng, cách xử lý khôngphù hợp. Cái đã biết trong vấn đề xử lí THSP của người giáo viên được hình thành,tích lũy ngay từ khi họ còn là học sinh trong nhà trường phổ thông, trong quá trìnhrèn luyện học tập ở trường sư phạm, đặc biệt là trong quá trình lao động sư phạm củamình.21Cái chưa biết trong THSP là những thông tin liên quan đến vấn đề cần giảiquyết. Đó là những nguyên nhân của tình huống cụ thể. Chẳng hạn tại sao em Akhông học bài cũ? Tại sao em B bướng bỉnh chống đối thầy cô giáo? v v. Cái chưabiết còn là cách thức tác động cụ thể của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục (hoặclà phụ huynh, đồng nghiệp hay các lực lượng giáo dục khác) trong tình huống ấy.Điều đó khiến họ trở nên lúng túng và tích cực tư duy để tìm ra đáp số. Trạng tháitâm lí tích cực của nhà giáo dục trong THSP là nhu cầu bức thiết muốn giải quyếtmâu thuẫn của vấn đề. Nhu cầu này thể hiện dưới dạng những câu hỏi, thắc mắc,ngạc nhiên hay sự trăn trở. Đó là động lực thúc đẩy họ tích cực tư duy tìm ra cách tácđộng hợp lí nhất. Khi giải quyết thành công, nhà sư phạm thường có tâm trạng vuivẻ, hài lòng, thậm chí sung sướng hạnh phúc. Họ tích lũy thêm cho mình những kinhnghiệm mới trong nghề nghiệp, nếu không thành công họ có tâm trạng buồn rầu, thấtvọng, áy náy. Đó cũng lại là bài học kinh nghiệm cho bản thân trong nghề nghiệp.Qúa trình phát hiện, xử lý thành công những THSP cũng như xúc cảm củangười giáo viên sau khi xử lí tình huống có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đạt mụcđích giáo dục. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào trình độ trí tuệ, vốn kinh nghiệm sưphạm mà còn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của mỗi giáo viên.Như vậy: Tình huống sư phạm là tình huống “có vấn đề” xảy ra trong hoạtđộng sư phạm đòi hỏi nhà giáo dục phải giải quyết. Nó chứa đựng mâu thuẫn giữamột bên là cái mà nhà giáo dục chưa biết với một bên là cái đòi hỏi họ cần phải giảiquyết trong hoạt động sư phạm. Điều nảy kích thích họ tích cực suy nghĩ tìm ra cáchthức, con đường để giải quyết.b. Các loại tình huống sư phạmGiao tiếp sư phạm là một quá trình phức tạp nên THSP rất đa dạng, xảy ratrong mọi hoạt động và trong tất cả các mối quan hệ của quá trình sư phạm. Việcphân loại tình huống sư phạm có nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào cách tiếp cậncủa mỗi tác giả.+ Dựa vào hoạt động có THSP trong giờ học, THSP ngoài giờ học, THSPtrong hoạt động dạy học, THSP trong hoạt động giáo dục.+ Dựa vào mối quan hệ giữa các chủ thể có các loại sau:22- THSP giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục- THSP giữa nhà giáo dục với nhà giáo dục- THSP giữa nhà giáo dục với phụ huynh- THSP giữa nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục ngoài xã hộiNhững cách phân loại này giúp cho việc nhận thức những dấu hiệu bên ngoàicủa THSP dễ dàng, phản ánh tính phong phú đa dạng của THSP. Nhưng nó khôngbao quát được THSP, không phân biệt được rõ ràng THSP với các loại tình huốngkhác, không định hướng được cách giải quyết.+ Nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học cho rằng, quá trình sư phạm bao gồmnhiều yếu tố. Sự không phù hợp của một yếu tố hay một nhóm các yếu tố so vớinhững yếu tố còn lại là nguyên nhân tạo nên THSP đồng thời cũng là đối tượng tácđộng trong việc giải quyết THSP. Vì vậy, cách phân loại dựa trên mối tương quankhông phù hợp giữa các yếu tố của THSP được nhiều người quan tâm sử dụng. Tiếpcận cách phân loại này, tác giả Lã Văn Mến cho rằng tình huống sư phạm gồm bốnnhóm.Nhóm 1: Những THSP do đối tượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu củaquá trình dạy học và giáo dục.- THSP do đối tượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹnăng, thái độ, thói quen, nề nếp trong quá trình dạy học (những tình huống liên quanđến nhiệm vụ học tập của học sinh)- THSP do đối tượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình giáodục, như nhận thức lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, thiếu ý chí, thái độ với ngườikhác và với chính mình chưa đúng v.v. Điều đó thể hiện ở những hành vi lệch chuẩn(Những tình huống liên quan đến việc rèn luyện các phẩm chất đạp đức).Nhóm 2: Những THSP do nhà giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của dạyhọc và giáo dục.- THSP do nhà giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học: Kiến thứccung cấp chưa chuẩn, kỹ năng dạy học chưa đạt yêu cầu, chưa phù hợp với phẩmchất nghề nghiệp, hành vi trái với nguyên tắc dạy học, trái với qui chế chuyên môn.23- THSP do nhà giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục:Tư tưởng, thái độ, đạo đức tác phong chưa phù hợp với phẩm chất của nhà giáo.Năng lực giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu như phương pháp tác động chưa phùhợp với đối tượng giáo dục, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục chuyên biệt haynhững tác động giáo dục tới học sinh chưa tốt…- THSP do mối quan hệ giữa những nhà giáo dục không thuận lợi làm ảnhhưởng không tốt đến hoạt động sư phạm.Nhóm 3: Những THSP do yêu cầu giáo dục chưa phù hợp với thực tiễn giáodục.Nguyên nhân dẫn đến loại tình huống này chủ yếu xuất phát từ những lựclượng giáo dục khác.- Những THSP do yêu cầu dạy học và giáo dục chưa phù hợp với khả năng củađối tượng giáo dục (quá cao hoặc quá thấp).- Những THSP do yêu cầu giáo dục không phù hợp với nhà giáo dục (Nhiệmvụ giảng dạy, giáo dục không phù hợp với chuyên môn và khả năng của giáo viên)- Những THSP do yêu cầu giáo dục không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn:Nội dung xa rời thực tế địa phương, cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng đượcyêu cầu giáo dục. Một số yếu tố cản trở công tác dạy học và giáo dục của nhà trường.Chẳng hạn, phụ huynh không hợp tác với giáo viên, phương pháp giáo dục khôngthống nhất với giáo dục của nhà trường, môi trường xã hội thiếu lành mạnh…Nhóm 4: Những THSP do nhiều yếu tố không phù hợp- THSP do hai yếu tố không phù hợp với những mức độ khác nhau: nhà giáodục và đối tượng giáo dục; nhà giáo dục và yêu cầu giáo dục; đối tượng giáo dục vàyêu cầu giáo dục.- THSP do cả 3 yếu tố không phù hợp ở những mức độ khác nhau. Việc giảiquyết những loại tình huống này khá phức tạp.Tóm lại, có nhiều cách phân loại THSP khác nhau. Trong đó, cách phân loạidựa trên mối tương quan của các yếu tố cấu thành THSP là hợp lý hơn cả, vì cáchphân loại này phân biệt rõ ràng THSP với các loại tình huống khác và nêu bật đượcđặc trưng từng loại THSP trên cơ sở đó định hướng được cách giải quyết. Tuy nhiên24việc phân chia cũng chí mang tính tương đối, trong thực tế một THSP xuất hiện cóthể chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp, đặc trưng cho các loại tình huống khácnhau, vì vậy việc xử lý tình huống phải mang tính linh hoạt.c. Sự xuất hiện tình huống sư phạmCác loại THSP đều có khả năng xuất hiện, nhưng thực tế sự xuất hiện các loạiTHSP lại không như nhau. Với tư cách là chủ thể tổ chức, lãnh đạo hoạt động giáodục và dạy học, giáo viên là người chủ động rèn luyện, phấn đấu, trang bị cho mìnhnhững năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp, khắc phụchoàn cảnh khó khăn để đạt được mục đích giáo dục, do vậy những THSP do nhà giáodục chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học và giáo dục (nguyên nhân từ phía giáoviên) xảy ra ít hơn so với các loại THSP khác. Loại THSP do đối tượng giáo dụcchưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục (nguyên nhân từ phía học sinh) xảy ra nhiềunhất. Đây là loại tình huống đặc trưng trong quan hệ thầy trò. Việc giải quyết loạitình huống này là nhiệm vụ thường xuyên của người giáo viên trong hoạt động nghềnghiệp.d. Kỹ năng giải quyết THSP* Giải quyết tình huống sư phạm về bản chất là một quá trình tư duy củangười giáo viên nhằm giải quyết bài toán xuất hiện trong các mối quan hệ giaotiếp sư phạm. Để giải quyết thành công những bài toán này đòi hỏi nhà sư phạmkhông chỉ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ mà phải ham hiểu về tâm lý củađối tượng giao tiếp sư phạm, nắm vững nguyên tắc, kỹ năng đối nhân xử thếtrong giao tiếp sư phạm và điều quan trọng là biết vận dụng linh hoạt, khéo léosự hiểu biết ấy vào những tình huống cụ thể.Do vậy, kỹ năng giải quyết THSP cần được hiểu là khả năng vận dụngnhững tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ và tri thức về giao tiếp sư phạm đểgiải quyết thành công THSP. Kỹ năng giải quyết THSP là kỹ năng tổng hợp, vừamang tính kỹ thuật vừa mang tính nghệ thuật.* Qúa trình giải quyết THSP cần tuân theo các bước sau:Bước 1: Xác định nhanh chóng thể loại THSP, tìm hiểu nguyên nhân, xácđịnh chính xác nhiệm vụ phải giải quyết và mục tiêu cần đạt.25
Tài liệu liên quan
- Tâm lý học GIAO TIẾP SƯ PHẠM
- 36
- 3
- 77
- LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP
- 10
- 1
- 23
- Lý thuyết về giao tiếp máy tính với thiết bị ngoại vi
- 3
- 2
- 29
- Tâm lý học sư phạm. và giao tiếp sư phạm ứng dụng.
- 47
- 1
- 3
- : Những vấn đề chung về giao tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm
- 9
- 912
- 15
- Lý thuyết về giao thoa sóng cơ và bài tập
- 9
- 549
- 1
- Đề cương chi tiết học phần Giao tiếp sư phạm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
- 4
- 678
- 10
- Đề cương chi tiết học phần Giao tiếp sư phạm (Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng)
- 12
- 1
- 10
- Đề cương chi tiết học phần Dinh dưỡng lý thuyết (Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP.HCM)
- 5
- 357
- 2
- lý THUYẾT về GIAO TIẾP sư PHẠM
- 62
- 7
- 31
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(418 KB - 62 trang) - lý THUYẾT về GIAO TIẾP sư PHẠM Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khái Niệm Chung Về Giao Tiếp Sư Phạm
-
ĐỀ CƯƠNG MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM - Lý Thuyết CHƯƠNG 1 ...
-
Giao Tiếp Sư Phạm - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình ...
-
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM 1 Khái Niệm - 123doc
-
[PDF] CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ
-
Chương 2. NGUYÊN TẮC VÀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP SƯ PHẠM
-
Giao Tiếp Sư Phạm | Xemtailieu
-
Những Vấn đề Chung Về Giao Tiếp Sư Phạm - TaiLieu.VN
-
Đề Cương Môn Giao Tiếp Sư Phạm - TaiLieu.VN
-
Khái Niệm Giao Tiếp Sư Phạm Là Gì? Những Kỹ Năng ứng Xử Nên Bỏ ...
-
ĐỀ CƯƠNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM | PDF - Scribd
-
Giao Tiếp Sư Phạm Là điều Kiện Tiên Quyết để Hình Thành Và Phát Triển ...
-
Giao Tiếp Sư Phạm - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình, Hướng Dẫn
-
GIAO TIẾP SƯ PHẠM DÀNH CHO NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
-
Giao Tiếp Sư Phạm Và Những Nguyên Tắc Giao Tiếp Sư Phạm - Học Tốt