Lý Thuyết Viết Các Số đo độ Dài Dưới Dạng Số Thập Phân

1. Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài

Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo độ dài, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau \(10\) lần, tức là:

- Đơn vị lớn gấp \(10\) lần đơn vị bé;

- Đơn vị bé bằng \(\dfrac{1}{{10}}\) đơn vị lớn.

2. Cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân

Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: \(5m\,2dm = ...m\)

Cách giải:

Theo bảng đơn vị đo độ dài ta có \(1m = 10dm\) hay \(1dm = \dfrac{1}{{10}}m\).

Nên \(5m\,2dm = 5\dfrac{2}{{10}}m = 5,2m\)

Vậy \(5m\,2dm = 5,2m\).

Ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: \(14m\,\,5cm = ...m\)

Cách giải:

Theo bảng đơn vị đo độ dài ta có \(1m = 100cm\) hay \(1cm = \dfrac{1}{{100}}m\).

Nên \(14m\,\,5cm = 14\dfrac{5}{{100}}m = 14,05m\)

Vậy \(14m\,\,5cm = 14,05m\).

Ví dụ 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: \(246cm = ...m\)

Cách giải:

\(246cm = 200cm + 46cm = 2m\,46cm = 2\dfrac{{46}}{{100}}m = 2,46m\)

Vậy \(246cm = 2,46m\).

Ví dụ 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:  \(7,58m = ...m\,...cm = ...cm\).

Cách giải:

$7,58m = 7\dfrac{{58}}{{100}}m = 7m + \dfrac{{58}}{{100}}m = 7m\, + 58cm = 7m\,\,58cm = 700cm + 58cm = 758cm$.

Vậy \(7,58m = 7m\,\,58cm = 758cm\).

Từ khóa » Toán Viết Các Số đo độ Dài Dưới Dạng Số Thập