Lý Thuyết Vùng Đông Nam Bộ (Phần 1. Tự Nhiên, Dân Cư Và Xã Hội ...
Có thể bạn quan tâm
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
* Ý nghĩa
- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).
=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.
- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.
- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đặc điểm:
+ Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).
+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
- Khó khăn:
+ Trên đất liền ít khoáng sản.
+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Dân cư:
+ Số dân đông: 16,6 triệu người năm 2016.
+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.
- Xã hội:
+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.
+ Đời sống người dân ở mức cao.
+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.
Từ khóa » Thuận Lợi đông Nam Bộ
-
Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Vùng đông Nam Bộ - Luật Hoàng Phi
-
Đông Nam Bộ Có Những điều Kiện Thuận Lợi Nào để Phát Triển Kinh Tế?
-
Đông Nam Bộ Có Những điều Kiện Thuận Lợi Gì để Phát ...
-
Đông Nam Bộ Có Những điều Kiện Thuận Lợi Nào để Phát Triển Kinh Tế ...
-
Thuận Lợi Và Khó Khăn Về ĐKTN Của Vùng ĐNB Với Phát Triển Kinh Tế
-
Đông Nam Bộ Có Những điều Kiện Thuận Lợi Gì để Phát ... - Tech12h
-
Đông Nam Bộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đông Nam Bộ Có điều Kiện Tự Nhiên Thuận Lợi Như Thế Nào
-
Đông Nam Bộ Có Những điều Kiện Thuận Lợi Nào để Phát Triển...
-
Đông Nam Bộ Có Những điều Kiện Thuận Lợi Gì để Phát Triển Các Ngành
-
Nhận định Nào Không đúng Là điều Kiện Thuận Lợi Của Vùng Đông ...
-
Giải Bài Tập Địa Lí 9 - Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
-
Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Vùng Đông Nam Bộ | SGK Địa Lí Lớp 9
-
Đông Nam Bộ Có Những điều Kiện Thuận Lợi Gì để Phát Triển Kinh Tế ...