LYM Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì? Cách đọc Chỉ Số LYM | TCI Hospital

LYM là một chỉ số quan trọng phản ánh tình hình sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết về chỉ số này. Vậy LYM trong xét nghiệm máu là gì? Sự tăng giảm của chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe của bạn? Hãy cùng tìm hiểu thông tin và cách đọc chỉ số LYM qua bài viết dưới đây. 

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu
  • 2. Ý nghĩa của chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?
  • 3. Cách đọc chỉ số LYM
    • 3.1 Ý nghĩa của việc tăng chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? 
    • 3.2 Giảm chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Có nguy hiểm không
  • 4. Những lưu ý khi xét nghiệm bạch cầu trong máu 
    • 4.1 Các xét nghiệm bổ trợ
      • – Chỉ số WBC
      • Số lượng bạch cầu WBC là số bạch cầu có trong 1 đơn vị thể tích máu. Đây là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm bạch cầu
      • – Chỉ số NEUT (Neutrophil)
      • Chỉ số bạch cầu trung tính . Nếu chỉ số này tăng cao thì người bệnh có thể đã bị nhiễm trùng hoặc gặp tình trạng tăng sinh tủy xương phản ứng, tăng sinh tủy ác tính mạn tính, dùng corticoid, stress,…Khi chỉ số này giảm, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm virus, thuốc ức chế miễn dịch, suy tủy hoặc hoặc hóa chất,…
      • – Chỉ số MONO (Monocyte)
      • Chỉ số bạch cầu Mono thường có giá trị từ 4 – 8% ( 0-0.9 G/L).
      • – Chỉ số EOS (Eosinophil)
      • Đây là chỉ số bạch cầu đa múi ưa acid. Chỉ số EOS bình thường từ khoảng 0 – 7% (0 – 0.7 G/L). EOS tăng là dấu hiệu của dị ứng, nhiễm kí sinh trùng.
      • – Chỉ số BASO (Basophil)
      • Là chỉ số bạch cầu đa múi ưa kiềm. Bình thường, giá trị BASO 0 – 2.5% (0 – 0.2G/L). Bệnh Lơ-xê-mi-kinh dòng bạch cầu hạt khiến chỉ số này tăng bất thường.
      • – Chỉ số LUC (Large Unstained Cells)
      • Giá trị bình thường của LUC là 0 – 0,4% (0-0,4 g/l). LUC tăng thường do các phản ứng sau phẫu thuật, bệnh bạch cầu, sốt rét, suy thận mạn tính,…
    • 4.2 Lưu ý trước và trong khi xét nghiệm chỉ số LYM

1. Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu

LYM viết đầy đủ là Lymphocytes, tiếng việt có nghĩa là bạch huyết bào, lympho bào hay tế bào lympho. Là một loại tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch của con người, LYM gồm:

– Các tế bào có chức năng miễn dịch tự nhiên qua trung gian tế bào

– Tế bào T: miễn dịch thu được qua trung gian tế bào

– Tế bào B: miễn dịch thu được theo kháng thể

LYM có 2 dạng: 

– Lympho bào hạt lớn: gồm các tế bào sát thương tự nhiên

– Lympho bào hạt nhỏ: gồm các tế bào điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể tiêu diệt vi khuẩn và tế bào ung thư (LYM-T) và các tế bào sản sinh kháng thể (LYM-B). 

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là một yếu tố giúp chẩn đoán nhiều bệnh

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là một yếu tố giúp chẩn đoán nhiều bệnh

2. Ý nghĩa của chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?

LYM là một chỉ số quan trọng trong các xét nghiệm máu. Chỉ số này phản ánh số lượng tế bào Lympho có trong cơ thể. 

Chỉ số xét nghiệm LYM ở người bình thường là 17 – 48%, tương đương 4 – 10 G/L. 

Chỉ số này tăng  quá cao (>48%) hoặc giảm quá thấp (<17%) đều là những “tín hiệu” cảnh báo những bất thường của cơ thể. 

3. Cách đọc chỉ số LYM

3.1 Ý nghĩa của việc tăng chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? 

Khi LYM tăng tức là số lượng bạch cầu trong máu đang tăng lên. Điều này có thể cảnh báo một số vấn đề hoặc bệnh lý nghiêm trọng của cơ thể:

– Nhiễm khuẩn: Sự tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus khiến hệ miễn dịch phải tăng cường hoạt động để chống lại các tác nhân đó. Đó là một trong những nguyên nhân khiến LYM trong máu tăng. 

– Suy tuyến thượng thận

– Suy giáp

– Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp hoặc mạn tính

– Bệnh bạch cầu đơn nhân

– Bệnh lao

– Bệnh viêm gan virus, thường do virus viêm gan A, B, C gây ra

– Bệnh ho gà

– Bệnh giang mai

– Bệnh CLL

– Bệnh Hogdkin

– Ung thư máu

Nhiễm khuẩn là một trong những yếu tố gây tăng hoặc giảm chỉ số lym trong máu một cách bất thường

Nhiễm khuẩn là một trong những yếu tố gây tăng hoặc giảm chỉ số lym trong máu một cách bất thường

3.2 Giảm chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Có nguy hiểm không

Khi chỉ số LYM ở mức quá thấp (dưới 17%) có nghĩa đã có những tác nhân tiêu diệt tế bào lympho. 

LYM thường giảm trong trường hợp bạn mắc các bệnh sau:

– Bệnh lao phế quản, thường gặp ở trẻ em

– Bệnh Miliary Lao

– Nhiễm HIV/AIDS

– Thương hàn nặng

– Ung thư (Lymphoma lymphosarcoma)

– Sốt rét

– Tăng chức năng vỏ thượng thận

– Sử dụng glucocorticoid

– Bệnh bức xạ cấp – mạn tính, thường do bị phơi nhiễm bức xạ ion hóa ở cường độ cao dẫn đến thiếu hụt tái tạo máu từ tủy xương, gây nhiễm trùng. 

4. Những lưu ý khi xét nghiệm bạch cầu trong máu 

4.1 Các xét nghiệm bổ trợ

LYM chỉ là 1 chỉ số trong xét nghiệm bạch cầu. Để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng của bạn, các bác sĩ cần dựa vào một số chỉ số xét nghiệm bạch cầu khác như:

– Chỉ số WBC

Số lượng bạch cầu WBC là số bạch cầu có trong 1 đơn vị thể tích máu. Đây là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm bạch cầu

– Chỉ số NEUT (Neutrophil)

Chỉ số bạch cầu trung tính . Nếu chỉ số này tăng cao thì người bệnh có thể đã bị nhiễm trùng hoặc gặp tình trạng tăng sinh tủy xương phản ứng, tăng sinh tủy ác tính mạn tính, dùng corticoid, stress,…Khi chỉ số này giảm, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm virus, thuốc ức chế miễn dịch, suy tủy hoặc hoặc hóa chất,…

– Chỉ số MONO (Monocyte)

Chỉ số bạch cầu Mono thường có giá trị từ 4 – 8% ( 0-0.9 G/L).

+ Chỉ số này tăng khi mắc bệnh bạch cầu đơn nhân do nhiễm virus, rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu dòng mono,…

+ Chỉ số này giảm trong trường hợp thiếu máu do ung thư các loại, suy tủy, sử dụng glucocorticoid,…

– Chỉ số EOS (Eosinophil)

Đây là chỉ số bạch cầu đa múi ưa acid. Chỉ số EOS bình thường từ khoảng 0 – 7% (0 – 0.7 G/L). EOS tăng là dấu hiệu của dị ứng, nhiễm kí sinh trùng.

– Chỉ số BASO (Basophil)

Là chỉ số bạch cầu đa múi ưa kiềm. Bình thường, giá trị BASO 0 – 2.5% (0 – 0.2G/L). Bệnh Lơ-xê-mi-kinh dòng bạch cầu hạt khiến chỉ số này tăng bất thường.

– Chỉ số LUC (Large Unstained Cells)

Giá trị bình thường của LUC là 0 – 0,4% (0-0,4 g/l). LUC tăng thường do các phản ứng sau phẫu thuật, bệnh bạch cầu, sốt rét, suy thận mạn tính,…

Phân tích tổng thể các yếu tố này sẽ giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về nguyên nhân và mức độ mắc bệnh của bạn. 

Những lưu ý để có được kết quả chính xác của chỉ số lym trong xét nghiệm máu là gì?

Tuân thủ các hướng dẫn trước khi xét nghiệm sẽ giúp kết quả xét nghiệm máu chính xác hơn

4.2 Lưu ý trước và trong khi xét nghiệm chỉ số LYM

Kết quả xét nghiệm bạch cầu trong máu cũng như các xét nghiệm máu nói chung có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

– Thuốc điều trị bạn đang sử dụng: Nếu đang uống thuốc điều trị, bạn cần thông báo tới bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. Trong một số trường hợp, có thể bạn phải dừng uống tạm thời để cho kết quả xét nghiệm chính xác. 

– Thời điểm ăn: Thông thường, khi thực hiện các xét nghiệm bạch cầu riêng biệt, người bệnh có thể không cần nhịn ăn. Nhưng nếu thực hiện đồng thời các xét nghiệm khác như xét nghiệm mỡ máu, đường huyết,… thì cần nhịn ăn từ 8 – 12 giờ để đảm bảo kết quả các chỉ số thu được là chính xác nhất. 

– Chất kích thích: Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân không được sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…

Như vậy, LYM là một chỉ số quan trọng. Hiểu được LYM trong xét nghiệm máu là gì cũng như ý nghĩa về sự thay đổi của chỉ số này giúp ích rất nhiều cho quá trình khám và điều trị bệnh. Hãy thăm khám thường xuyên để đảm bảo rằng LYM cũng như các chỉ số bạch cầu của bạn luôn ở mức kiểm soát. 

Từ khóa » đơn Vị Của Wbc