Lysosome – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (12/2024) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Sinh học tế bào
Tế bào động vật
Thành phần tế bào động vật điển hình:
  1. Nhân con
  2. Nhân tế bào
  3. Ribosome (những chấm nhỏ)
  4. Túi
  5. Lưới nội chất hạt
  6. Bộ máy Golgi
  7. Khung xương tế bào
  8. Lưới nội chất trơn
  9. Ty thể
  10. Không bào
  11. Bào tương (dịch lỏng chứa các bào quan, nằm trong tế bào chất)
  12. Lysosome
  13. Trung thể
  14. Màng tế bào
Chi tiết hệ thống nội màng và những thành phần.

Lysosome (đọc là lyzôxôm, trước kia còn được gọi là tiêu thể) là một bào quan của các tế bào nhân thực. Chúng là nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và sự bài tiết các chất và những bào quan đã bị hư hỏng. Chúng được tạo ra ở bộ máy Golgi. Ở mức pH= 4.8, nên môi trường bên trong của tiêu thể axít hơn bào tương (pH 7). Màng đơn tiêu thể giúp ổn định pH thấp nhờ vào hệ thống bơm proton (H+) từ bào tương vào, và đồng thời bảo vệ bào tương và các thành phần khác của tế bào khỏi tác dụng của enzyme phân hủy trong bào tương. Các men tiêu hóa cần môi trường axít để hoạt động được đảm bảo chính xác. Tất cả các men này được tạo ra ở mạng lưới nội chất, và được vận chuyển và xử lý ở bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi tạo ra các tiêu thể nhờ vào các chồi của bộ máy Golgi.

Các enzyme quan trọng nhất trong tiêu thể là:

  • Lipase, có tác dụng phân hủy mỡ
  • Carbohydrase, có tác dụng phân hủy carbohydrate (ví dụ như đường)
  • Protease, có tác dụng phân hủy protein
  • Nuclease, có tác dụng phân hủy axít nhân

Các tiêu thể được sử dụng cho tiêu hủy các đại phân tử qua quá trình thực bào (sự tiêu hóa của các tế bào), từ quá trình tái sử dụng của chính các tế bào (ở đó các thành phần già nua ví dụ như ty thể hư hỏng được phân hủy liên tục và được thay thế bằng các thành phần mới, các protein của các thụ thể cũng được tái sử dụng), và đối với quá trình tế bào chết do tự thực bào, một dạng của quá trình chết được lập trình (hay quá trình tự hủy được lập trình của tế bào), có nghĩa là tế bào tự tiêu hóa lấy chúng.

Các tiêu thể chứa chất phế thải, chất độc, chất dự trữ, chứa muối khoáng, tham gia vào vận chuyển nước, có chức năng nữa là tiêu hoá và co bóp

Các chức năng khác bao gồm tiêu hóa vi khuẩn là thâm nhập vào tế bào và giúp sửa chữa các tổn thương của màng bào tương nhờ vào sử dụng các mãnh vá màng tế bào, hàn gắn vết thương. Tiêu thể còn có thể phân cắt nhanh chóng các đại phân tử để sử dụng dễ dàng hơn.

Có nhiều bệnh lý gây ra rối loạn chức năng của tiêu thể hay một trong các protein tiêu hóa của chúng, ví dụ như bệnh Tay-Sachs, hay bệnh Pompe. Chúng được tạo ra bởi hư hỏng hay mất đi protein tiêu hóa, dẫn đến tích lũy các chất trong tế bào, và hậu quả là chuyển hóa tế bào bị hư hỏng. Một cách tổng quát, chúng được phân loại như các bệnh lý mucopolysaccharidosis, GM2 gangliosidosis, các rối loạn về lưu trữ chất béo, glycoproteinosis, mucolipidosis, hay leukodystrophy.

Mức độ pH hằng định ở 4,8 được duy trì nhờ vào bơm ion hydro và bơm ion clo.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Cấu trúc của tế bào / bào quan
Hệ thống nội màng
  • Màng tế bào
  • Nhân tế bào
  • Nhân con
  • Lưới nội chất
  • Bộ máy Golgi
  • Parenthesome
  • Tự thực thể
  • Túi
    • Túi nhập bào
    • Túi xuất bào
    • Túi thực bào
    • Lysosome
    • Không bào
    • Acrosome
  • Thể hạt
    • Melanosome
    • Vi thể
    • Glyoxysome
    • Peroxisome
    • Thể Weibel–Palade
Khung xương tế bào
  • Vi sợi
  • Vi ống
  • Sợi trung gian
  • Khung xương tế bào nhân sơ
  • Trung tâm tổ chức vi ống
    • Trung thể
    • Trung tử
    • Thể gốc
    • Thể trục cực
  • Tơ cơ
Nội cộng sinh
  • Ty thể
  • Lạp thể
    • Tiền lục lạp
    • Lục lạp
    • Sắc lạp
    • Vô sắc lạp
    • Lão lạp
    • Lạp bột
    • Lạp dầu
    • Lạp đạm
    • Tannosome
Cấu trúc nội bào khác
  • Nhân con
  • RNA
    • Ribosome
    • Thể ghép nối
    • Thể vòm
  • Tế bào chất
    • Bào tương
    • Chất ẩn nhập
  • Proteasome
  • Magnetosome
Cấu trúc ngoại bào
  • Sợi 9+2
    • Tiêm mao
    • Tiên mao
    • Sợi trục
    • Nan hoa
  • Chất nền ngoại bào
    • Thành tế bào
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNE: XX532636
  • BNF: cb12124912g (data)
  • LCCN: sh85079197
  • NDL: 00569577

Từ khóa » Trong Tế Bào Eukaryote Lysosome Có Cấu Trúc