Mã Lực Trên Xe Hơi Là Gì? - VnExpress

Mã lực - Horse Power (hp) được định nghĩa là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75 kg lên cao một mét trong thời gian một giây, có công thức 1 hp = 75 kgm/s.

Định nghĩa này lần đầu tiên được phát minh bởi James Watt - một kỹ sư người Scotland. Ông đo một con ngựa có thể kéo thùng chứa bao nhiêu nước trong một phút, ở tốc độ di chuyển bình thường, cho ra kết quả là 550 ft-lbs/s. Phép tính này nhanh chóng trở thành cách định nghĩa cơ bản cho một mã lực. 

Tuy nhiên, James Watt chỉ đo mã lực tương đương với lượng sức mạnh của một con ngựa có thể duy trì trong khoảng thời gian dài, ngoài ra định nghĩa chính xác và tên gọi cụ thể về mã lực có thể thay đổi tùy theo khu vực và phụ thuộc vào máy đo cụ thể. Ví dụ, phép đo của James Watt được gọi là mã lực cơ học, tương đương 745,7 W điện. Còn ở Đức được gọi là mã lực mét - PS (Pferdestarke) tương đương 735,5W điện. Ngoài ra, một mã lực động cơ điện tương đương 746 W và một mã lực của nồi hơi nước (boiler horsepower) tương đương 9.810 W.

Phép đo cơ bản của công suất.

Phép đo cơ bản của công suất.

Ngoài đơn vị mã lực, ở Anh và một số quốc gia thường sử dụng đơn vị có tên gọi mã lực phanh (Brake Horsepower – bhp). Đây là một phép đo công suất động cơ tại bánh đà hoặc trục khuỷu nhưng khiến động cơ không mất công suất do một số bộ phận của động cơ như hệ truyền động, hộp số. Nếu so sánh với hp, bhp luôn cao hơn hp thông thường do hp là công suất tại bánh xe, đã bị trừ đi công suất hao phí do truyền động và công suất hao phí do phụ tải (máy lạnh, máy phát...). 

Nhiều người hiểu sai rằng một mã lực tương đương một con ngựa, nhưng trên thực tế, một con ngựa có thể tạo ra 14,9 mã lực. Một người trưởng thành có thể tạo ra 5 mã lực khi gắng hết sức.

Minh Quân (theo Drivetribe)

Từ khóa » Cách Tính Mã Lực Oto