Mã Ngạch Bác Sĩ Là Bao Nhiêu? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Mã ngạch viên chức là gì?
  • Mã ngạch bác sĩ là bao nhiêu?
  • Nâng ngạch viên chức

Viên chức là những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, thường là các trường đại học, bệnh viện,…thuộc sự quản lý của nhà nước, thực hiện theo chế độ tiền lương do ngân sách nhà nước chi trả và được tính theo ngạch bậc.

Do đó, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Mã ngạch bác sĩ là bao nhiêu?

Mã ngạch viên chức là gì?

Trước khi đi vào giải đáp mã ngạch bác sĩ là bao nhiêu? Chúng tôi làm rõ khái niệm mã ngạch viên chức.

Ngạch viên chức được hiểu là sự phân chia viên chức theo từng khối nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc để phù hợp với vị trí làm việc và trình độ chuyên môn của họ. Có thể kể đến một số ngành nghề áp dụng mã ngạch viên chức hiện nay như: y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước.

Theo quy định của pháp luật hiện này thì ngạch viên chức được phân chia thành các mã số chức danh nghề nghiệp, và đây được coi là cơ sở để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như để tính hệ số lương cho các đối tượng này.

Trong mỗi ngành nghề khác nhau, viên chức sẽ được chia thành những mã số chức danh nghề nghiệp khác nhau, không trùng lặp.

Thông thường khi viên chức muốn được chuyển ngạch khi có đủ điều kiện đối với từng ngành nghề thì có thể chuyển loại ngạch hoặc thi lên ngạch. Để có thể lên ngạch, viên chức cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể của từng ngạch về cấp bậc, ngành học, trình độ,…sao cho phù hợp với tính chất công việc của mình.

Đối với từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành các ngạch khác nhau. Cụ thể viên chức sẽ được chia thành 06 bảng như sau:

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính

– Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:

– Ngạch nhân viên

– Mã ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp.

Mã ngạch bác sĩ là bao nhiêu?

Trên thực tế, để dễ dàng nhận biết cũng như là thuận tiện hơn trong việc quản lý, tính lương thưởng cũng như các chế độ khác mà viên chức được hưởng, do vậy mà mỗi ngành nghề đều có quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ chuyên ngành ban hành thông tư liên tịch quy định về mã ngạch của viên chức. Cụ thể đối với nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:

– Bác sĩ cao cấp (hạng I) – Mã số: V.08.01.01

– Bác sĩ chính (hạng II) – Mã số: V.08.01.02

– Bác sĩ (hạng III) – Mã số: V.08.01.03

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:

– Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) – Mã số: V.08.02.04

– Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) – Mã số: V.08.02.05

– Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) – Mã số: V.08.02.06

Chức danh y sĩ:

– Y sĩ hạng IV – Mã số: V.08.03.07

Ngoài ra, Luật Hoàng phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp dược đối với viên chức dược làm việc trong các cơ sở y tế công lập

1/ Dược sĩ cao cấp (hạng I), Mã số: V.08.08.20

2/ Dược sĩ chính (hạng II), Mã số: V.08.08.21

3/ Dược sĩ (hạng III), Mã số: V.08.08.22

4/ Dược hạng IV, Mã số: V.08.08.23

Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức y tế công cộng làm việc trong các cơ sở y tế công lập

1/ Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Mã số: V.08.04.08 (áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 – nhóm A3.1, từ hệ số lương từ 6,20 đến 8,00)

2/ Y tế công cộng chính (hạng II), Mã số: V.08.04.09 (áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 – nhóm A2.1, từ hệ số lương từ 4,40 đến 6,78)

3/ Y tế công cộng (hạng III), Mã số: V.08.04.10 (áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98)

Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức dân số làm việc trong các đơn vị sự nghiệp dân số, y tế công lập

1/ Dân số viên hạng II, Mã số: V.08.10.27

2/ Dân số viên hạng III, Mã số: V.08.10.28

3/ Dân số viên hạng IV, Mã số: V.08.10.29.

Nâng ngạch viên chức

Tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định 29/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“ 1. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện như sau:

b) Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.”

Tiếp đó, căn cứ Điều 9 Thông tư 12/2012/TT-BNV, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT-BNV thì viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

“ 1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;

2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;

4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.”.

Ngoài ra, việc chuyển ngạch viên chức được thực hiện theo hai hình thức sau:

+ Trường hợp viên chức muốn chuyển từ chức danh nghề nghiệp này qua chức danh nghề nghiệp khác tại cùng một hạng thì sẽ được thực hiện theo hình thức xét tuyển chức danh nghề nghiệp mà không thông qua thi tuyển, viên chức sẽ nộp hồ sơ theo tiêu chuẩn quy định để được xét tuyển.

+ Trường hợp viên chức muốn thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề và trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thì được thực hiện theo hình thức xét nâng hạng và thông qua hình thức thị nâng hạng chức dang nghề nghiệp của viên chức.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Mã ngạch bác sĩ là bao nhiêu? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Ngạch Bác Sĩ