Mã Ngạch, Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Văn Thư Lưu Trữ

Văn thư là một chức danh trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ soạn thảo văn bản, gửi và tiếp nhận văn bản, quản lý tài liệu, dữ liệu, sổ sách, quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về quy định mã, hạng chức danh nghề nghiệp văn thư nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • Chức danh nghề nghiệp văn thư là gì?
    • Nhiệm vụ chính của nhân viên văn thư bao gồm
    • Mã chức danh nghề nghiệp văn thư lưu trữ
  • Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức văn thư

Chức danh nghề nghiệp văn thư là gì?

Chức danh nghề nghiệp văn thư lưu trữ là một tên gọi thể hiện khả năng, trình độ của những viên chức văn thư trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Nhiệm vụ chính của nhân viên văn thư bao gồm

  • Soạn thảo và ban hành văn bản. Đây là một nhiệm vụ bắt buộc phải nắm rõ.
  • Quản lý văn bản và các tài liệu khác trong quá trình hình thành hoạt động của cơ quan tổ chức.
  • Lập và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan.
  • Tổ chức quản lý , sử dụng các con dấu văn thư…

Mã chức danh nghề nghiệp văn thư lưu trữ

Khoản 2 Điều 3 thông tư 02/2021 quy định mã số chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên, cụ thể:

  • Văn thư viên chính: Mã số: 02.006
  • Văn thư viên: Mã số: 02.007
  • Văn thư viên trung cấp: Mã số: 02.008
chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên
Chức danh nghề nghiệp viên chức văn thư

Xem thêm:

  • Chức danh nghề nghiệp chuyên viên
  • Chức danh nghề nghiệp kế toán
  • Chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức văn thư

Tiêu chuẩnNgạch văn thư chínhNgạch văn thư viênVăn thư viên trung cấp
Chức năngLà công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về nghiệp vụ công tác văn thư trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động văn thư của cơ quan, tổ chức hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ văn thư có yêu cầu cao về trách nhiệm và bảo mật.Là công chức đảm nhiệm một hoặc một số nhiệm vụ văn thư theo yêu cầu cầu của vị trí việc làm trong bộ phận văn thư cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.Là công chức đảm nhiệm một hoặc một số nhiệm vụ văn thư theo yêu cầu cầu của vị trí việc làm trong bộ phận văn thư cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.
Nhiệm vụTham gia nghiên cứu, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản quản lý về công tác văn thư theo thẩm quyền được giao.

Tham gia xây dựng và vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức; trực tiếp thực thi nhiệm vụ của văn thư cơ quan theo quy định.

Tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ công tác văn thư.

Vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức.

Thực hiện quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của công tác văn thư; tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của nghiệp vụ công tác văn thư.

Trực tiếp thực thi nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

Trực tiếp thực thi nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Tiêu chuẩnNắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về công tác văn thư; am hiểu kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ công tác văn thư.

Có khả năng tổ chức lao động trong hoạt động văn thư; sử dụng thành thạo hệ thống quản lý tài liệu điện tử.

Có kỹ năng kiểm soát việc bảo đảm tuân thủ đúng thể thức, quy trình, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản hành chính theo quy định của pháp luật.

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư – lưu trữ, lưu trữ học. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Có thời gian giữ ngạch văn thư viên hoặc tương đương 9 năm trở lên.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giống với văn thư viên chính.

Trình độ tốt nghiệp đại học giống ngạch văn thư chính.

Tuy nhiên điểm khác là yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch văn thư viên:

Có thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp và tương đương, trong đó nếu có thời gian tương đương với ngạch văn thư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư – lưu trữ, lưu trữ, lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Như vậy, thông qua bài viết này các bạn nắm rõ thông tin chi tiết về chức danh nghề nghiệp văn thư. Để có thể có những vị trí việc làm cao nhất trong lĩnh vực này quý anh/ chị cần phấn đấu để đạt được những tiêu chuẩn trên.

Rate this post

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiệp Vụ Ngạch Văn Thư