Mã Nguồn Mở Là Gì? 5 Phần Mềm Open Source được ưa Chuộng ...
Có thể bạn quan tâm
- Techblog
- Kiến thức cơ bản
Mã nguồn mở là một thuật ngữ máy tính quen thuộc và có tầm quan trọng thiết yếu trong sự phát triển công nghệ mạnh mẽ như chúng ta chứng kiến hôm nay. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ phần mềm mã nguồn mở là gì và mã nguồn mở đóng góp như thế nào trong công cuộc cải tiến và cách mạng hóa công nghệ, các thông tin sẽ được Bizfly Cloudgiải đáp toàn bộ thắc mắc chi tiết cho bạn.
Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Phần mềm mã nguồn mở (Open source software - OSS) là những phần mềm có mã nguồn (source) được công khai, cho phép bất cứ ai cũng có thể chỉnh sửa, thay đổi hay sử dụng mã nguồn này để phát triển ra các phần mềm khác. Không chỉ miễn phí về giá mua mà còn miễn phí về bản quyền, người dùng được tùy ý sao chép và công khai nghiên cứu, làm việc mà không cần phải xin phép ai, điều mà không được phép đối với phần mềm mã nguồn đóng (Phần mềm thương mại).
Phần mềm mã nguồn mở đặc biệt lôi cuốn những nhà kinh doanh, bởi ưu điểm miễn phí và cho phép người dùng có quyền "sở hữu hệ thống".
Tiện ích mà phần mềm mã nguồn mở mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sữa phù hợp với nhu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành những bản cải tiến vì mục đích công cộng.
Phần mềm mã nguồn mở ra đời từ bao giờ?
Phần phềm mã nguồn mở được nhen nhóm từ những năm 50s, 60s của thế kỷ trước, dưới hình thức hợp tác giữa các lập trình viên. Tuy nhiên do những tranh cãi về pháp lý mà sau đó phần mềm mã nguồn mở không được phát triển và thay vào đó là sự chiếm thế của phần mềm mã nguồn đóng (độc quyền).
Đến năm 1985, khi Richard Stallman sáng lập Free Software Foundation (FSF) xây dựng dự án GNU Project cho ra mắt hệ điều hành GNU miễn phí (một nhóm các phần mềm và công cụ hướng dẫn thiết bị/máy tính). FSF mở ra thời đại mới cho phần mềm mã nguồn mở phần mềm mã nguồn mở.
Vào tháng 2/1998, hội nghị đặc biệt do Tim O'Reilly tổ chức với sự tham gia của những người đi đầu về công nghệ thời điểm đó và đi đến thống nhất thuật ngữ "mã nguồn mở". Và cuối tháng đó, Open Source Initiative (OSI) là tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích phát triển phần mềm mã nguồn mở được thành lập bởi Eric Raymond và Bruce Perens.
Sự khác biệt giữa phần mềm mã nguồn mở và các loại phần mềm khác
Để phân định giữa phần mềm mã nguồn mở với các loại phần mềm khác cần dựa trên tính công khai của mã nguồn do lập trình viên/đơn vị sáng tạo ra quy định.
Nếu phần mềm mã nguồn mở công khai bộ mã nguồn cho mọi người cùng phân tích, sao chép và chỉnh sửa thì phần mềm mã nguồn đóng (độc quyền) lại ngược lại. Những phần mềm này chỉ cho phép những người đã tạo ra mới có quyền kiểm soát, bao gồm các thác tác truy cập, tìm lỗi, chỉnh sửa hay nâng cấp. Để sử dụng phần mềm độc quyền, người dùng phải đồng ý cam kết không tác động lên phần mềm ngoài phạm vi cho phép.
Phần mềm mã nguồn mở không có bảo hành như mã nguồn đóng. Do đó, nếu gặp vấn đề kỹ thuật trong khi sử dụng cũng sẽ không được hỗ trợ khắc phụ.
Phần mềm mã nguồn mở cũng phải đăng ký, được quy định tại các đơn vị quy chuẩn giấy phép mã nguồn mở phổ biến như Apache License, BSD license, GNU General Public License, GNU Lesser General Public License, MIT License,…
Ưu và nhược điểm của mã nguồn mở trong thiết kế website
Ưu điểm
- Các định dạng file không bị kiểm soát hoàn toàn bởi một số nhà cung cấp. Bạn sẽ hoàn toàn an tâm khi dữ liệu của mình được sử dụng với những ứng dụng khác mà không cần phải cấp quyền.
- Những phần mềm mã nguồn mở đều có khả năng bảo mật hiệu quả, khi gặp phải một vấn đề thì sẽ được sửa lỗi nhanh hơn những phần mềm có bản quyền.
- Cho phép sao chép phần mềm và chia sẻ nó cho đồng nghiệp, bạn bè,...
- Với những hệ thống Open Source, nhất là các hệ thống dựa trên UNIX, thường hoạt động một cách suôn sẻ đến khó tin. Vì chúng được xây dựng từ nhiều khối thống nhất và bố cục chặt chẽ, giúp bạn dễ dàng thay thế nhiều phần của hệ thống với một giao diện tương tự.
Nhược điểm
Tốc độ website
Việc thiết kế web bằng hệ điều hành mã nguồn mở giống với việc bạn sử dụng một phần chức năng nhưng phải sử dụng 3-4 phần mã nguồn. Lý do là vì một mã nguồn mở chung có thể được sử dụng để tạo ra nhiều website khác nhau. Trong khi đó, website được lập trình viên viết thủ công nhằm phục vụ một mục đích cụ thể sẽ không dư thừa code như mã nguồn mở, giúp giảm tải cho website.
Tính bảo mật
Các mã nguồn mở được chia sẻ công khai trên mạng Internet, bất cứ ai cũng có thể tải về và sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc hacker cũng có thể biết được bên trong website của bạn có gì. Mặc dù website mã nguồn mở được cập nhật và vá lỗi nhanh, hacker có thể lợi dụng lỗ hổng bảo mật trước khi bản vá lỗi được cập nhật thì website của bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị tấn công hoặc lấy cắp dữ liệu bất cứ lúc nào.
Khó chỉnh sửa, nâng cấp
Website mã nguồn mở được viết sẵn bởi những lập trình viên tình nguyện ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu chung của cộng đồng. Nếu người dùng có thể nhu cầu chỉnh sửa website thì sẽ phải chỉnh sửa lại mã nguồn lập trình của website. Tuy nhiên do không phải là website mà bạn tạo ra nên sẽ không hiểu được hết các đặc tính của website, dẫn đến việc chỉnh sửa thường khá phức tạp, mất nhiều thời gian và có thể không sửa được.
Bị khoá hoặc thu hồi website đột ngột
Website mã nguồn mở là một dạng web đi mượn của các tổ chức quốc tế nên sẽ không thuộc sở hữu cá nhân. Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào mà không rõ nguyên nhân. Việc gửi yêu cầu xem xét để lấy lại website sẽ khá rắc rối, gây mất thời gian mà kết quả thì thường không khả quan. Đối với các doanh nghiệp sử dụng website để kinh doanh bán hàng trực tuyến, việc này có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận chung.
5 phần mềm mã nguồn mở có thể thay thế cho các phần mềm độc quyền trả phí
Phần mềm mã nguồn mở là xu thế hiện nay. Nó có thể cung cấp đầy đủ tính năng cần thiết nhưng lại miễn phí. Dưới đây là 5 phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng thay thế cho các phần mềm độc quyền trả phí.
Phần mềm mã nguồn mở OpenOffice
Phần mềm mã nguồn mở OpenOffice
OpenOffice là bộ công cụ cung cấp các ứng dụng văn phòng, có thể thay thế cho Microsoft Office. Nó bao gồm các chức năng như:
- Writer: soạn thảo văn bản thay cho Document
- Calc: Bảng tính thay cho Excel
- Impress tương tự Power Point
- Draw vẽ vector
- Math tượng tự như MS Equation Editor để soạn thảo công thức toán học
OpenOffice được đánh giá là ứng dụng văn phòng cơ bản phù hợp cho cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, so với Microsoft Office, OpenOffice vẫn thiếu một số chức năng như Outlook - phần mềm quản lý email.
Tham khảo OpenOffice tại đây
Phần mềm mã nguồn mở MediaPortal
Phần mềm mã nguồn mở MediaPortal
MediaPortal có thể thay thế cho Microsoft Media Center (MMC). Nó cung cấp các chức năng PVR, quản lý video, hình ảnh, nhạc và nghe radio. Giao diện của MediaPortal có thể thay đổi với nhiều skin miễn phí, đẹp mắt và chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, MediaPortal vẫn chưa hoạt động ổn định nên với những người không chuyên về máy tính nên sử dụng MMC.
Tham khảo MediaPortal tại đây
Phần mềm mã nguồn mở 7-Zip
Phần mềm mã nguồn mở 7-Zip
Có lẽ, 7-Zip là phần mềm mã nguồn mở quen mặt nhất với chúng ta, được tạo ra để thay thế cho WinZip. Nó được dùng để nén/giải nén định dạng ZIP, RAR, CAB và ISO.
Tương tự WinZip, 7-Zip còn có khả năng mã hóa những file nén cần bảo mật.
Phần mềm mã nguồn mở Mozilla Firefox
Phần mềm mã nguồn mở Mozilla Firefox
Tiếp tục là một cái tên quen thuộc. Mozilla Firefox có thời điểm vượt mặt Internet Explorer để chiếm vị trí trình duyệt phổ biến thứ 3 thế giới. Và so với trình duyệt web đến từ Microsoft thì Mozilla Firefox có nhiều tính năng ưu việt hơn và khả năng bảo mật cao.
Tham khảo Mozilla tại đây
Unikey - Phần mềm mã nguồn mở do người Việt phát triển
Unikey - Phần mềm mã nguồn mở do người Việt phát triển
Unikey là bộ góc tiếng Việt phổ biến nhất hiện nay, cung cấp nhiều bảng mã tiếng Việt và tính năng hữu ích. Phần lõi xử lý tiếng Việt Unikey Input Engine cũng được sử dụng trong các chương trình bàn phím mặc định của các hệ điều hành Linux, Mac OS X và đặc biệt cho các thiết bị iOS. Unikey có mã nguồn được mở theo giấy phép GNU (General Public License).
Tham khảo Unikey tại đây
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu
>> Có thể bạn quan tâm: CURL là gì? Dự án phần mềm mã nguồn mở CURL
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud
TAGS: Mã nguồn mởSHAREFacebookTwitterTừ khóa » Ví Dụ Về Phần Mềm Mã Nguồn Mở
-
Phần Mềm Mã Nguồn Mở Và Việc ứng Dụng Trong Tiến Trình Tin Học ...
-
Phần Mềm Mã Nguồn Mở Là Gì? Tất Cả Những điều Bạn Nên Biết - Blog
-
[PDF] MODULE 11. PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ - VNU-UET
-
Phần Mềm Nguồn Mở – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phần Mềm Nguồn Mở - Ubuntu
-
Phần Mềm Mã Nguồn Mở Là Gì? - Green Academy
-
Khái Niệm Phần Mềm Mã Nguồn Mở - IZISolution
-
Phần Mềm Nguồn Mở Là Gì Và Tại Sao Nó Lại Quan Trọng? - Howpedia
-
Phần Mềm Nguồn Mở - CodeLearn
-
Phần Mềm Mã Nguồn Mở - Wiko
-
Phần Mềm Mã Nguồn Mở Là Gì?
-
Mã Nguồn Mở Là Gì? Những Hiểu Lầm Về Bảo Mật Của Open Source
-
Mã Nguồn Là Gì? Tìm Hiểu Về Source Code - Thủ Thuật