Mã QR Code Là Gì? Cấu Tạo Của Mã QR Code!

QR code ra đời khi nào?

Ra đời năm 1994 tại một nhánh nhỏ của Toyota là Denso Wave, vốn dùng để theo dõi xe và các linh kiện xe trong quy trình sản xuất tự động, mã QR đã ngày càng trở nên phổ biến, trở thành công cụ để đăng nhập vào website, mạng WiFi, chia sẻ thông tin, thanh toán điện tử, lưu trữ dữ liệu hay vé điện tử…

Mã QR (QR Code – viết tắt của Quick Response Code) được công nhận là chuẩn quốc tế vào năm 2000 và người dùng di động ở Nhật đã chấp nhận chuẩn này từ năm 2002. Dù Denso Wave vẫn giữ bằng sáng chế công nghệ nhưng ai cũng có thể sử dụng mã QR mà không phải trả phí, miễn là tài sản trí tuệ này được dùng theo chuẩn ISO/JIS.

Cũng như bất kì mã vạch nào, cách dùng mã QR rất đơn giản: chỉ cần quét bằng cảm biến hình ảnh có trên camera điện thoại, ứng dụng sẽ chuyển đoạn mã sang dạng nhị phân và hiển thị thông tin hoặc thực hiện hành vi đã được lập trình sẵn như mở ra website, hay nói cách khác là cho phép đồ vật thực tế gắn siêu liên kết tới một địa điểm kỹ thuật số.

Có nhiều ứng dụng dùng riêng để quét mã QR nhưng ngày càng nhiều ứng dụng phổ biến tự tích hợp công cụ quét vào sản phẩm của mình.

Cấu trúc của QR Code
Cấu trúc của QR Code

Năm 2016, Snapchat và iMessage hỗ trợ khả năng quét mã QR để thêm số liên lạc. WhatsApp dùng mã QR để nhanh chóng truy cập ứng dụng phiên bản desktop. Android cũng mới đưa ra tính năng tương tự để gửi tin nhắn SMS và MMS trên PC. Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng hỗ trợ Scan QRcode như Zalo, Momo,…..

Những ô vuông của mã QR là gì?

Một mã QR gồm nhiều ô vuông, trong đó một số ô dùng để cảm biến hình ảnh định vị (3 ô vuông lớn ở 3 góc), còn lại chứa thông tin định dạng, phiên bản, dữ liệu và mã sửa lỗi (ECC – phương pháp phát hiện và chữa lỗi xảy ra khi truyền dữ liệu).

Hầu hết mã vạch đều thuộc dạng một chiều, mã QR lại là 2 chiều và mang đến nhiều lợi ích hơn. Ví dụ như có thể quét mã QR ở bất kì hướng nào. Chúng chứa hàng ngàn kí tự số hoặc chữ và khi có ECC cao, chúng có thể vẫn hoạt động bình thường dù bị hỏng.

Mã QR càng nhiều mã sửa lỗi thì càng lưu trữ được ít dữ liệu, Và càng lưu trữ nhiều dữ liệu thì mã QR lại càng có nhiều ô vuông. Số ô vuông cũng tăng lên khi mức độ sửa lỗi cao hơn. Những mã QR muốn đẹp một chút sẽ phải giảm dung lượng lưu trữ.

Phiên bản đầu tiên của hệ thống mã vạch 2 chiều chỉ có 21 x 21 module và chứa 4 kí tự dữ liệu. Trong khi bản lớn nhất (40) có 177 x 177 module, lưu trữ được 1.264 kí tự ASCII hoặc lên 7.089 chữ số. Thông tin được mã hóa bằng nhiều cách. Trong một mã QR có thể dùng nhiều loại mã hóa.

  • Số (10 bit trên 3 chữ số)
  • Số hoặc chữ (11 bit trên 2 kí tự, không lưu trữ chữ cái không viết hoa)
  • Byte (8 bit mỗi kí tự)
  • Kanji (13 bit mỗi kí tự)
  • Một vài chế độ khác như FNC1 hay ECI

Ngoài chuẩn trên mã QR truyền thống còn có các kích thước cho các phiên bản mới, được dùng trong vài năm qua như MicroQR (11 x 11 module chứa tối đa 25 kí tự số), iQR Code (chứa 80% dữ liệu trên cùng một diện tích của mã QR chuẩn), FrameQR (cho phép tạo hình ảnh trong mã QR) và AQRC (lưu trữ dữ liệu chung và riêng, trong đó dữ liệu riêng chỉ có thể đọc bằng một số công cụ quét nhất định).

Cấu trúc của Modules QR Code
Cấu trúc của Modules QR Code

Cách tạo mã QR?

Bên cạnh ứng dụng di động cũng có nhiều website giúp tạo mã QR với các chức năng và quyền truy cập khác nhau, mà bạn không phải đăng ký hay trả phí. Hầu hết chỉ là điền thông tin, lưu mã dưới dạng ảnh như JPG hay PNG. Cũng có phần mềm giúp lập trình cho mã QR từ con số 0. Ứng dụng tạo mã QRcode dùng nhiều nhất trong công nghiệp Bartender.

Từ khóa » Các Phiên Bản Qr Code