Mã QR – Wikipedia Tiếng Việt

Một mã QR
Cấu trúc của một ký hiệu mã QR. Nhờ các hoa văn định vị, mã QR có thể được đọc ở 360°.

Mã QR (mã phản hồi nhanh) là một mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh hay xử lí nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản.

Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di động có gắn camera (camera phone) ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động.

Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùng máy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu.

Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng 1 năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng 6 năm 2000.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống mã QR được Denso Wave phát minh năm 1994. Mục đích chính là theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất. Nó được thiết kế để cho phép quét các bộ phận với tốc độ cao.[1] Mặc dù những ứng dụng ban đầu chỉ để theo dõi các bộ phận của xe, nhưng hiện nay mã QR được ứng dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau bao gồm cả các ứng dụng theo dõi thương mại và ứng dụng hướng tới sự tiện lợi cho những người sử dụng điện thoại di động. Mã QR có thể được sử dụng để hiển thị chữ cho người sử dụng, để thêm danh thiếp vCard vào thiết bị của người sử dụng, để mở URI, để viết e-mail hay tin nhắn, thậm chí thanh toán điện tử một cách nhanh chóng, đặc biệt ở Trung Quốc khi hầu như mọi người đều sử dụng thanh toán qua QR. Người sử dụng có thể tạo và in mã QR của riêng họ cho những người khác quét và sử dụng để ghé thăm một trong các trang phải trả tiền và miễn phí thông qua mã QR. Nó hiện trở thành một trong những kiểu sử dụng nhiều nhất trong nhóm mã vạch hai chiều.

Lưu trữ

[sửa | sửa mã nguồn]
Một ký hiệu mã QR với kích thước này có thể mã hoá 300 ký tự chữ cái và số.
Khả năng lưu trữ dữ liệu mã QR
Số đơn thuần Tối đa 7.089 ký tự
Số và chữ cái Tối đa 4.296 ký tự
Số nhị phân (8 bit) Tối đa 2.953 byte
Kanji/Kana Tối đa 1.817 ký tự
Khả năng sửa chữa lỗi
Mức L 7% số từ mã (codeword) có thể được phục hồi.
Mức M 15% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức Q 25% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức H 30% số từ mã có thể được phục hồi.

Vi mã QR (Micro QR Code)

[sửa | sửa mã nguồn]

Vi mã QR là phiên bản thu nhỏ của tiêu chuẩn mã QR với ít tính năng hơn để xử lý các bản quét lớn.

Có một số hình thức vi mã QR khác nhau, cao nhất trong số đó có thể giữ 35 ký tự.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Borko Furht (2011). Handbook of Augmented Reality. Springer. tr. 341.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mã QR.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 7853424-0
  • LCCN: sh2012001140
  • LNB: 000337574
  • NDL: 01014551
  • NKC: ph884110
  • x
  • t
  • s
Mã vạch
Linear barcodes
  • Automatic Car Identification
  • Code 11
  • Code 39
  • Code 93
  • Code 128
  • Codabar
  • European Article Number
  • GS1 DataBar
  • ITF-14
  • Interleaved 2 of 5
  • MSI Barcode
  • Patch Code
  • Pharmacode
  • Plessey
  • Telepen
  • UPC
UPC-A
MaxiCode
Mã vạch bưu chính
  • CPC Binary Barcode
  • Facing Identification Mark
  • PostBar
  • POSTNET
  • RM4SCC
  • Intelligent Mail barcode
  • PLANET
2D barcodes (stacked)
  • GS1 DataBar
  • PDF417
2D barcodes (Ma trận)
  • Aztec Code
  • Data Matrix (Semacode)
  • MaxiCode
  • Mã QR
Mã vạch tọa độ cực
  • MaxiCode
  • ShotCode
Other
  • High Capacity Color Barcode (Microsoft Tag)
Technological issues
  • Máy quét mã vạch
  • Máy in mã vạch
Other data tags
  • RFID
  • Bokode
Related topics
  • Quản lý chuỗi cung cấp
  • Object hyperlinking
  • Ma trận
  • Mobile tagging
  • CueCat

Từ khóa » Các Loại Qr Code