Mã Tiền: Không Chỉ Là Dược Liệu Chứa độc Tính
Nội dung bài viết
- Mã tiền là gì?
- Tác dụng của Mã tiền
- Cách sử dụng Mã tiền
- Một số bài thuốc từ Mã tiền
Mã tiền là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể giảm đau, mạnh gân cốt,… hiệu quả. Sau đây, hãy cùng Youmed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Mã tiền là gì?
- Tên gọi khác: Phan mộc miết, Mắc sèn sứ, Củ chi…
- Tên khoa học:
- Strychnos pierriana A.W.Hill. hoặc Strychonos nux vomina L.
- Tên dược liệu: Semen Strychni.
- Họ khoa học: Họ Mã tiền (Loganiaceae).
- Bộ phận dùng làm thuốc: Là hạt đã chín được phơi hoặc sấy khô của cây Mã tiền.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái của Mã tiền
Theo các tài liệu, Mã tiền có vài loại cây, nhưng phổ biến nhất là loại Strychonos nux vomina L. Cây xuất hiện khắp nơi trên thế giới từ Ấn Độ, Thái Lan, Srilanka, Việt Nam… Ở nước ta, loài thực vật này phân bố chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên, Bắc bộ, Nam bộ như Kon tum, Gia Lai, Lào Cai, Sơn la…
Trong thời kỳ chiến tranh, đây chính là nguồn gốc để điều chế ra hoạt chất Strycnin dùng trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây nhiệt đới điển hình, thường xanh, thích nghi ở vùng có nhiệt độ trung bình từ 24-26 độ C trở lên, ưa sáng, chịu được khí hậu khô nóng.
- Thường mọc ở rừng thưa, rừng kín thường xanh, rừng nửa rụng lá.
- Hạt nảy mầm sau cuối mùa mưa, đặc biệt cây có khả năng tái sinh sau khi bị chặt. Cây mọc từ hạt khoảng 10 năm mới có quả.
Thu hoạch
- Sau khi quả chín sẽ khô dần rồi rơi xuống đất, ta thu nhặt quả rồi đem về loại bỏ tạp chất, bổ ra lấy hạt (loại bỏ phần thịt và hạt lép, non). Phơi năng hay sấy ở nhiệt độ trung bình 55 độ C cho đến khi khô ráo, lấy phần hạt sạch đem sao với cát sạch cho đến khi có màu hạt dẻ nâu sẫm. Lúc này, sẽ thấy vỏ hạt có đường nẻ, rây bỏ hết phần cát, cạo sạch lớp lông bị cháy là được.
- Thời điểm thích hợp ra hoa và sai quả là vào mùa xuân tới mùa hè.
Mô tả toàn cây Mã tiền
Cây Mã tiền-Strychnos nux vomica thuộc thân gỗ thường xanh, nhỏ, mọc thẳng đứng, vỏ màu xám, chiều cao tối đa là 25 m. Khi còn non, cây có gai ở nách lá, tuy nhiên gai này sẽ rụng dần đi khi cây lớn lên.
Lá đơn mọc đối xứng. Phiến lá có hình bầu dục, 2 đầu nhọn, kích thước 4×8 cm, kèm theo gân lá tỏa ra như lông chim.
Hoa dạng xim nhỏ, mọc ở nách lá hay đầu cành, màu hồng hay vàng, mùi thơm nhẹ.
Quả dạng cầu, đường kích trung bình khoảng 3 cm, khi quả chín có màu vàng xanh. Bên trong quả, có chứa 1-5 hạt, hình tròn, dẹt như khuy áo, lõm một mặt, lồi một mặt, được bao phủ bởi lông mịn mượt và bóng.
Bào chế
Bảo quản
Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên cần chú ý khi sử dụng và cất giữ, bởi Mã tiền sống (thuốc độc bảng A) có độc tính cao hơn Mã tiền đã qua bào chế (thuốc độc bảng B).
Bào chế
- Lấy hạt dược liệu ngâm với nước hoặc nước vo gạo một ngày đêm, làm nhiều lần cho đến khi thấy hạt mềm, cạo vỏ hạt và mầm rồi thái thành từng phiến mỏng, đem sấy khô, tán nhỏ để dùng.
- Hoặc làm tương tự như trên rồi tẩm dầu vừng 1 đêm. Đem phần này ra sao vàng để nguội cho vào lọ đậy kín.
- Đun với dầu vừng: Lấy phần hạt sau khi đã sơ chế đun với dầu vừng cho tới khi hạt nổi lên thì vớt ráo thái mỏng, làm vị thuốc.
Mô tả dược liệu
Hạt có dạng đĩa dẹt, phần mép dày lên, màu vàng xám nhạt. Bề mặt được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn, mượt từ tâm tỏa ra xung quanh. Có một mầm chồi nhỏ ở ngay phần rốn hạt. Vị rất đắng, hầu như ngửi không thấy mùi đặc biệt.
Tác dụng của Mã tiền
Thành phần hóa học
Theo các tài liệu nghiên cứu, thành phần hóa học của Mã tiền khá phong phú và đa dạng:
- Alkaloid 2-5% gồm strychnine (50%), pseudostrychin, brucin, novacin, vomicin, beta-colubrin, alpha-colubrin. Trong đó Strychinine là một hoạt chất có độc tính cao.
- Dầu béo 4-5%, axit loganic, glycosid (loganosid), stigmasterin, cyloartenol…
Tác dụng Y học hiện đại
- Hệ thần kinh: Kích thích thần kinh với nhiều nhỏ, gây co giật khi dùng với liều cao.
- Hệ tuần hoàn: Tăng huyết áp, co mạch máu ngoại vi.
- Hệ tiêu hóa: Kích thích tiết dịch vị, tăng tốc độ chuyển hóa, nhưng nếu dùng sống sẽ làm rối loạn tiêu hóa.
- Strychnine: là chất hưng phấn trung khu thần kinh (đặc biệt là tế bào vận động của hệ thần kinh trung ương), hô hấp và tim mạch, gây co thắt cơ, nhưng dùng cẩn thận vị với liều cao dễ gây ngộ độc, thậm chí tử vong.
- Giảm ho, trừ đờm
- Kháng histamin trên thí nghiệm đối với loài thỏ.
- Kháng khuẩn và nấm: Thí nghiệm nước sắc từ dược liệu ức chế nhiều loại nấm, trực khuẩn, song cầu khuẩn…
Tác dụng Y học cổ truyền
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn, độc tính rất mạnh.
- Quy kinh: Kinh Tỳ và Can.
- Công dụng: Giảm đau, thông kinh lạc, mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt, giảm phù thũng, giảm sưng viêm…
- Chủ trị: Đau nhức xương khớp, bại liệt, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, sưng, viêm nhiễm, mụn nhọt….
Cách sử dụng Mã tiền
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Do có độc tính cao nên Mã tiền sống chủ yếu được dùng thoa ngoài còn Mã tiền chế có thể được dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Liều dùng
- Người lớn: Dùng mỗi lần trung bình 0,05g, tối đa 0,1g. Trong vòng 24g, trung bình 0,15g, tối đa 0,3g.
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên, có thể dùng 0,005 g cho mỗi tuổi.
- Trẻ em dưới 2 tuổi, tuyệt đối không sử dụng vị thuốc này.
- Nếu uống một lần 5-20mg strychnine (thành phần trong mã tiền) sẽ bị trúng độc, 30mg sẽ gây tử vong.
- Nên sử dụng Mã tiền đã được chế biến.
Kiêng kỵ
- Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
- Tuyệt đối không sử dụng cho các trường hợp: Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ, người mất ngủ, di tinh, suy nhược cơ thể…
Triệu chứng trúng độc, dùng quá liều
- Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt vì yếu.
- Nôn mửa, váng đầu, chóng mặt.
- Giật cơ môi và các cơ khác, chảy nước dãi nhiều, sợ ánh sáng.
- Nặng hơn có thể dẫn đến cơ cứng cơ, liệt cơ hô hấp, thậm chí gây tử vong.
- Dân gian kinh nghiệm có thể dùng Nhục quế khoảng 8g sắc uống để giải độc. Tuy nhiên, tốt nhất nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Một số bài thuốc từ Mã tiền
Giảm đau khớp, trị viêm khớp, chân tay tê mỏi
Mã tiền tử 300g (chế), Cam thảo, Ma hoàng, Ngưu tất, Toàn yết, Cương tàm, Thương truật, Nhũ hương, Một dược đều 36g. Tất cả dược liệu đem tán bột, trộn đều, mỗi ngày dùng 0,5g-1g tùy theo thể trạng từng người. Nên uống với rượu trước khi ngủ và tránh gió sau khi uống để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Mã tiền đem nấu với nước đậu xanh tỉ lệ 1:1 đến khi đậu xanh nứt ra, rồi thái lát, phơi khô, sao với cát thành màu vàng đen ở nồi đất. Nhũ hương và Một dược sao trên miếng ngói đến khi hết dầu có trong dược liệu. Các vị thuốc còn lại sao vàng. Tán bột tất cả rồi trộn đều.
Chữa đau mỏi do phong thấp, đau vai gáy
Mã tiền chế (sao cháy vàng) 30g, Huyết kiệt 60g, đem dược liệu tán bột rồi chia thành từng phần khoảng 1,5g/ phần. Dùng 2 gói mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị bỏng, vết thương do vật sắc nhọn
Mã tiền chế (bột) trộn đều với ít rượu rồi đắp lên vết thương.
Mã tiền không chỉ là dược liệu có độc tính, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Từ khóa » Cao Mã Tiền Chế
-
Mã Tiền (Mã Tiền Chế): Vị Thuốc Quý Trong Bài Thuốc Trị đau Xương Khớp
-
Mã Tiền Chế - Khắc Tinh Của Bệnh đau Nhức Xương Khớp
-
Cao Mã Tiền Chế | - Novaco
-
Tác Dụng Của Cây Mã Tiền | Vinmec
-
Sự Khác Biệt Giữa Mã Tiền Và Mã Tiền Chế
-
Mã Tiền - Vị Thuốc Quý Nhưng Rất độc
-
Mã Tiền (Hạt) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Mã Tiền - Hello Bacsi
-
Cây Mã Tiền - Hình Ảnh, Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu
-
Mã Tiền, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mã Tiền
-
Vị Thuốc Mã Tiền | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Cao Mã Tiền Chế - Webtretho
-
Phương Pháp Chế Biến Mã Tiền Hiệu Quả Nhất?