Mã Tổ Đạo Nhất – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Cơ duyên và hành trạng
  • 2 Ảnh hưởng cho Thiền tông
  • 3 Thị tịch
  • 4 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất

Mã Tổ Đạo Nhất (zh. măzǔ dàoyī/Ma-tsu Tao-i 馬祖道一, ja. baso dōitsu, 709-788), là một Thiền sư Trung Quốc đời nhà Đường, và là môn đệ và người đắc pháp xuất sắc nhất của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Sư có rất nhiều môn đệ đắc đạo như Bách Trượng Hoài Hải, Nam Tuyền Phổ Nguyện, Đại Mai Pháp Thường, Đại Châu Huệ Hải, Tây Đường Trí Tạng, Trí Thường Quy Tông, Ma Cốc Bảo Triệt... Sư cùng Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên là hai vị pháp chủ đứng đầu Thiền Tông Trung Quốc đương thời và có ảnh hưởng rất sâu rộng đến Thiền Tông sau này.

Cơ duyên và hành trạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Trung Quốc
Ensō
Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Huệ Khả
  • Tăng Xán
  • Đạo Tín
  • Hoằng Nhẫn, Pháp Dung
  • Huệ Năng, Thần Tú, Huệ An
  • Hành Tư, Hoài Nhượng, Huyền Giác
  • Huệ Trung, Thần Hội
Ngưu Đầu tông
  • Pháp Dung
  • Trí Nham, Tuệ Phương
  • Pháp Trì , Trí Oai
  • Huệ Trung, Huyền Tố
  • Duy Tắc, Đạo Khâm
  • Hội Trí, Ô Khòa
  • Hội Thông
Thiền Bắc Tông
  • Thần Tú
  • Phổ Tịch, Cự Phương, Nghĩa Phúc
  • Đạo Truyền, Hành Biểu
Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư
  • Hi Thiên
  • Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
  • Bảo Thông, Thiên Nhiên
  • Sùng Tín , Đàm Thịnh
  • Viên Trí, Đức Thành, Vô Học
  • Tuyên Giám, Thiện Hội
  • Khánh Chư, Lương Giới
  • Nghĩa Tồn, Toàn Hoát, Sư Ngạn
  • Văn Yển, Huệ Lăng, Sư Bị
Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng
  • Đạo Nhất
  • Hoài Hải, Phổ Nguyện, Huệ Hải Pháp Thường , Trí Tạng, Bảo Triệt
  • Tòng Thẩm, Linh Hựu Hi Vận, Vô Ngôn Thông
  • Huệ Tịch, Nghĩa Huyền Trí Nhàn, Chí Cần
Quy Ngưỡng tông
  • Linh Hựu
  • Huệ Tịch, Trí Nhàn, Chí Cần
  • Quang Dũng, Quang Mục, Văn Hỉ
  • Huệ Thanh, Tư Phúc, Thanh Hoá
  • Thanh Nhượng, U Cốc, Trinh Thúy
Lâm Tế tông
  • Nghĩa Huyền
  • Huệ Nhiên, Đại Giác, Tồn Tương
  • Huệ Ngung, Diên Chiểu, Tỉnh Niệm
  • Thiện Chiếu, Quy Tỉnh
  • Sở Viên, Huệ Giác, Pháp Viễn
  • Huệ Nam, Phương Hội
Hoàng Long phái
  • Huệ Nam
  • Tổ Tâm, Khắc Văn, Thường Thông
  • Ngộ Tân, Duy Thanh, Huệ Hồng, Tùng Duyệt
  • Tuệ Phương, Trí Thông, Thủ Trác
  • Thủ Trác, Giới Kham, Đàm Bí
  • Tùng Cẩn, Hoài Sưởng
Dương Kì phái
  • Phương Hội
  • Thủ Đoan, Pháp Diễn
  • Phật Cần, Phật Nhãn, Phật Giám
  • Tông Cảo, Thiệu Long, Huệ Viễn
  • Đức Quang, Đàm Hoa, Đạo Tế
  • Cư Giản, Thiện Trân, Hàm Kiệt
  • Đại Quan, Hành Đoan, Huệ Khai
  • Tổ Tiên, Sùng Nhạc, Đạo Sinh
  • Nguyên Hi, Trí Cập, Huệ Tính
  • Phổ Nham, Đạo Trùng, Sư Phạm
  • Đức Huy, Hành Diễn, Đại Hân
  • Đạo Long, Trí Ngu, Hành Di
  • Diệu Luân, Tổ Khâm, Tổ Nguyên
  • Huệ Đàm, Nhất Ninh, Tông Hâm
  • Tuệ Bảo, Nguyên Diệu, Tịnh Giới
  • Thanh Củng, Minh Bản, Tiên Đổ
  • Duy Tắc, Nguyên Trường, Không Độ
  • Thời Uỷ, Phổ Trì, Huệ Sâm
  • Phổ Từ, Minh Tuyên, Bản Thụy
  • Minh Thông, Pháp Hội
  • Đức Bảo, Đức Thanh
  • Châu Hoằng, Chính Truyền
  • Viên Ngộ, Viên Tu
  • Viên Tín, Nhân Hội
  • Thông Kỳ, Thông Dung, Đạo Mân
  • Thông Tú, Thông Vấn
  • Thủy Nguyệt, Chuyết Chuyết
  • Đạo An, Long Kỳ, Chân Phác
  • Hành Sâm, Hành Trân
  • Siêu Vĩnh, Như Trường, Siêu Cách
  • Tử Dung, Tính Âm
  • Hư Vân, Lai Quả
Tào Động tông
  • Lương Giới
  • Bản Tịch, Đạo Ưng, Cư Độn
  • Huệ Hà, Đạo Phi
  • Quán Chí, Duyên Quán, Cảnh Huyền
  • Nghĩa Thanh, Đạo Khải
  • Tử Thuần, Tự Giác, Pháp Thành
  • Chính Giác, Thanh Liễu, Nhất Biện
  • Huệ Huy, Tông Giác, Tăng Bảo
  • Huệ Tộ, Trí Giám, Tăng Thế
  • Minh Quang, Như Tịnh, Như Mãn
  • Đức Cử, Hành Tú
  • Huệ Nhật, Vân Tụ, Phúc Dụ
  • Vĩnh Dư, Đại Chứng, Văn Thái
  • Phúc Ngộ, Văn Tài, Tử Nghiêm
  • Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng, Văn Tải
  • Tông Thư, Thường Trung, Thường Thuận
  • Tuệ Kinh, Phương Niệm
  • Nguyên Lai, Nguyên Cảnh
  • Nguyên Hiền, Viên Trừng
  • Đạo Ngân, Đạo Thịnh, Đạo Bái
  • Minh Tuyết, Minh Phương, Minh Vu
  • Hoằng Kế, Đại Văn, Đại Tâm
  • Tịnh Nột, Tịnh Đăng, Tịnh Chu
  • Hưng Kỳ, Hưng Trù, Hưng Long
  • Trí Tiên, Trí Giáo
  • Pháp Hậu, Giới Sơ
  • Nhất Tín, Đỉnh Triệt
  • Hư Vân , Thánh Nghiêm
Vân Môn tông
  • Văn Yển
  • Trừng Viễn, Nhân Úc
  • Đạo Thâm, Thủ Sơ
  • Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
  • Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
  • Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
  • Trọng Hiển, Thiện Tiêm
  • Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
  • Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
  • Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
  • Tông Bản, Pháp Tú
  • Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
  • Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
  • Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
  • Hoài Thâm, Tự Như
  • Tư Huệ, Tông Diễn
  • Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
  • Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
  • Thâm Tịnh
Pháp Nhãn tông
  • Sư Bị, Quế Sâm, Văn Ích
  • Đức Thiều, Thái Khâm, Khế Trù
  • Diên Thọ, Đạo Nguyên
  • Đạo Tế, Tử Ngưng
  • Văn Thắng
Thiền sư ni
  • Tổng Trì, Liễu Nhiên, Trí Thông, Vô Trước
Không rõ tông phái
  • Phong Can, Hàn Sơn, Thập Đắc, Bố Đại
Cư sĩ Thiền Tông
  • Phó Đại Sĩ, Bạch Cư Dị, Vương Duy
  • Bàng Long Uẩn, Bùi Hưu, Hoàng Đình Kiên
  • Trương Thương Anh, Tô Đông Pha
  • Gia Luật Sở Tài, Ung Chính
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Sư họ Mã, quê ở huyện Thập Phương. Tương truyền rằng sư có những dấu hiệu đặc biệt của Thánh nhân (Ba mươi hai tướng tốt) như: mắt sáng như hổ và dáng đi như trâu, lưỡi dài chạm mũi và dưới gan bàn chân có hình bánh xe.

Lúc nhỏ, sư vào chùa La Hán xin xuất gia với Hoà thượng Đường ở Từ Châu, sau thụ giới cụ túc ở Du Châu. Sau, sư đến Hoành Nhạc sống viễn li và ngày ngày tu tập thiền định. Cũng tại núi này, sư gặp Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, cùng tham vấn Hoài Nhượng với sư có 6 người, riêng sư được truyền tâm ấn

Sự ngộ đạo và cơ phong siêu việt của Mã Tổ đã được các vị thiền tổ tiên đoán trước:

Tây Thiên Bát-nhã Đa-la huyền ký với Đạt-ma rằng:

- Chấn Đán (Trung Hoa) tuy rộng nhưng không có đường riêng, cần mượn đường dưới chân con cháu mà đi. Vàng khó mở miệng một hạt thóc. Cùng bồi dưỡng La-hán tăng ở mười phương.

Lại Lục Tổ nói với hòa thượng Hoài Nhượng rằng:

- Về sau Phật pháp do bên ông đấy. Ngựa non đạp chết người thiên hạ.

Sau khi ngộ đạo, sư từ biệt Hoài Nhượng rồi bắt đầu xiển dương ở núi Phật Tích ở Kiến Dương, sau đó dời đến Lâm Xuyên, kế đến là Cung Công sơn ở Nam Khang. Niên hiệu Đại Tịch, sư trụ trì ở chùa Khai Nguyên tại Chung Lăng. Nguyên soái Lộ Tự Cung nghe nói danh sư rất mến mộ, tự mình lãnh hội tông chỉ, do đó học giả bốn phương đua nhau đến tham vấn, tụ hội dưới tòa.

Cảnh Đức Truyền đăng lục kể câu chuyện sau về cách hoằng hoá của sư và Thạch Đầu Hi Thiên (Thích Thanh Từ dịch):

Đặng Ẩn Phong đến từ biệt sư. Sư hỏi đi đâu, Ẩn Phong nói đi gặp Thạch Đầu. sư nói: "Đường Thạch Đầu trơn." Ẩn Phong nói có cây gậy tuỳ thân, không sao. Ẩn Phong đến gặp Thạch Đầu, dộng cây gậy xuống đất hỏi: "Ấy là tông chỉ gì?" Thạch Đầu nói: "Trời xanh! Trời xanh!" Ẩn Phong không biết trả lời sao, về thuật lại cho sư. Sư khuyên Ẩn Phong trở lại Thạch Đầu, nếu Thạch Đầu lại nói "Trời xanh" thì chỉ nên khịt mũi "Hư! Hư!". Ẩn Phong nghe lời, đến Thạch Đầu, dộng gậy, lại hỏi như trước. Lần này Thạch Đầu chỉ khịt mũi "Hư! Hư!" Ẩn Phong không đáp được, lại trở về thuật lại, sư nói: "Ta đã bảo ngươi đường Thạch Đầu trơn." Có vị tăng đến hỏi sư: "Thế nào được ngộ Đạo?" sư đáp: "Ta sớm chẳng ngộ Đạo." Tăng lại hỏi: "Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?" sư liền nắm cây gậy đập và nói: "Nếu ta không đánh ngươi, các nơi sẽ chê ta."

Lịch sử Thiền tông còn nhắc nhở những câu trả lời đặc biệt của Mã Tổ về "Phật là gì?". Những cuộc pháp chiến lừng danh của sư với cư sĩ Bàng Uẩn được ghi lại trong Bàng cư sĩ ngữ lục. Các mẫu chuyện về Mã Tổ phần lớn được ghi trong Giang Tây Đạo Nhất Thiền sư ngữ lục.

Sư có 139 đệ tử đắc pháp, mỗi người đều là tông chủ của một phương, phương tiện thiện xảo rất mạnh mẽ.

Ảnh hưởng cho Thiền tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Lục tổ Huệ Năng, sư là người đã đem lại cho Thiền Trung Quốc một sắc thái đặc biệt. Sư chuyên sử dụng những phương pháp quái dị để dạy học trò như tiếng quát, im lặng, dựng phất tử, hay thình lình đánh gậy. Có khi sư xô học trò xuống đất, vặn mũi bứt tóc, tung ra những câu hỏi bất ngờ và cho những câu trả lời mâu thuẫn. Mục đích của mọi hành động này là kéo thiền sinh ra khỏi mọi thói quen lý luận, dùng những cú sốc mạnh mẽ để giúp học trò khỏi vòng vây bọc của khái niệm, để sau đó có một kinh nghiệm Giác ngộ trực tiếp.

Sức giáo hoá của sư đã để lại cho đời 139 đệ tử được truyền ấn. Mã Tổ được nhắc đến trong công án thứ 30 và 33 của Vô môn quan và công án thứ 3, 53 và 57 của Bích nham lục. Hậu thế vì quý trọng sư quá nên gọi là Mã Tổ, tức là vị Tổ họ Mã. sư cũng được tuyên xưng là Giang Tây Pháp chủ.

Thị tịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tháng giêng năm Trinh Nguyên thứ tư (788), sư lên núi Thạch Môn ở Kiến xương, đi kinh hành, thấy hang hốc bằng phẳng, gọi thị giả nói rằng: "Thân hư hoại của ta tháng tới sẽ về chỗ này". Nói xong thì sư về, sau đó sư có bệnh nặng. Viện chủ đến hỏi: "Hòa thượng gần ngày, sức khỏe như thế nào?", Sư nói: "Mặt trời Phật, mặt trăng Phật". Công án này khá bí hiểm và gây đối với nhiều hành giả Thiền tông đời sau. Về sau, nó được đưa vào tắc thứ 3 của Bích Nham Lục, Thiền sư Tuyết Đậu Trọng Hiển đã đưa ra kiến giải của mình về công án này.

Ngày mùng 1 tháng 2 năm 788, sư tắm rửa rồi ngồi kiết già nhập diệt. Đến năm Nguyên Hòa, vua ban hiệu là Đại Tịch Thiền sư, tháp thờ hiệu là Đại Trang Nghiêm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb11961158x (data)
  • GND: 102423970
  • ISNI: 0000 0001 1062 6363
  • LCCN: n78059813
  • NKC: jx20130128005
  • NTA: 182758664
  • PLWABN: 9810584194105606
  • SUDOC: 027608158
  • Trove: 1312168
  • VIAF: 52082014
  • WorldCat Identities (via VIAF): 52082014
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mã_Tổ_Đạo_Nhất&oldid=70555869” Thể loại:
  • Đại sư Phật giáo
  • Thiền sư Trung Quốc
  • Sinh năm 709
  • Mất năm 788
Thể loại ẩn:
  • Bài viết chứa nhận dạng BNF
  • Bài viết chứa nhận dạng GND
  • Bài viết chứa nhận dạng ISNI
  • Bài viết chứa nhận dạng LCCN
  • Bài viết chứa nhận dạng NKC
  • Bài viết chứa nhận dạng NTA
  • Bài viết chứa nhận dạng PLWABN
  • Bài viết chứa nhận dạng SUDOC
  • Bài viết chứa nhận dạng Trove
  • Bài viết chứa nhận dạng VIAF
  • Wikipedia articles with WorldCat-VIAF identifiers

Từ khóa » Các Vị Thiền Sư đắc đạo