Ma Trận SWOT Của Cà Phê Trung Nguyên - rketing

Ma trận SWOT của cà phê Trung Nguyên: Tập đoàn cà phê Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập năm 1996 tại Buôn Ma Thuột, thủ phủ cà phê của Việt Nam. Trung Nguyên là thương hiệu cà phê nội địa lớn nhất, chuyên về sản xuất, chế biến và phân phối cà phê. Cà phê Trung Nguyên được nhập khẩu bởi hơn 60 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả thị trường châu Á như Nhật Bản và Singapore.

MỤC LỤC
  1. 1. Vài nét về cà phê Trung Nguyên 
  2. 2. Điểm mạnh của cà phê Trung Nguyên 
  3. 3. Điểm yếu của cà phê Trung Nguyên 
  4. 4. Cơ hội của cà phê Trung Nguyên 
  5. 5. Thách thức của cà phê Trung Nguyên 
  6. 6. Lời kết 

1. Vài nét về cà phê Trung Nguyên

Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên gồm bảy thành viên: Công ty cổ phần tập đoàn Trung nguyên (Trung Nguyen Corporation JSC), Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyen Instant Coffee Company JSC), Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên (Trung Nguyen Coffee LLC), Công ty dịch vụ thương mại G7 (G7 Commercial Services Company), công ty cổ phần du lịch Đặng Lê (Dang Le Tourism Company JSC), công ty cổ phần nhượng quyền Trung Nguyên (rung Nguyen Franchising Company JSC) và công ty liên doanh G7 Ministop (G7 Ministop Joint Venture Company).

Trung Nguyên cũng lựa chọn các kênh phân phối bằng cách mở các quán cà phê tại nhiều thành phố lớn để quảng bá sản phẩm của mình. Theo ước tính, Trung Nguyên hiện có hơn 1000 cửa hàng tại Việt Nam. Quán cà phê đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 1998, và hai năm sau đó, 100 cửa hàng đã được thành lập.

Với sự phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo sau đó, Trung Nguyễn đã thành công thâm nhập vào các thị trưởng Nhật bản, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Đức và thành phố New York. Và theo kế hoạch, Trung Nguyên vẫn đang tiếp tục phát triển, vươn mình hơn nữa để trở thành công ty dẫn đầu về cà phê trên thế giới.

Năm thành lập 1996
Người sáng lập Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Trụ sở Bùi Thị Xuân, quận 1
Vị trí Đứng thứ nhất ở Việt Nam về sản xuất, phân phối cà phê
Số lượng nhân viên 3,000 người
Số lượng cửa hàng 1000 cửa hàng
Các nước đã xuất khẩu Nhật Bản, Singapore…
Bảng tóm tắt thông tin cà phê Trung Nguyên
ma-tran-swot-cua-ca-phe-trung-nguyen

Logo Trung Nguyên Legend (Nguồn: Internet)

2. Điểm mạnh của cà phê Trung Nguyên

・Trung Nguyên có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu sản xuất cà phê vì Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

・Sản phẩm cà phê của Trung Nguyên được đánh giá rất cao từ phía người tiêu dùng. Đặc biệt, thương hiệu cà phê G7 đã được đánh giá là có chất lượng cao, hương vị độc đáo, mà không một loại cà phê nào có thể có được.

・Trung Nguyên có mạng lưới phân phối rộng rãi với hơn 1,000 cửa hàng trên khắp cả nước. Thương hiệu Trung Nguyên cũng có mặt trong các tòa nhà thương mại, tòa nhà văn phòng nổi tiếng, làm tăng độ nhận diện thương hiệu.

・Trung Nguyên có rất nhiều tiềm năng để khai thác thị trường và xuất khẩu cà phê sang thị trường nước ngoài.

Các bài viết liên quan

Ma trận SWOT của Samsung (Phiên bản mới nhất)・Phân tích SWOT của Apple

・Chiến lược kinh doanh quốc tế của cà phê Trung Nguyên

3. Điểm yếu của cà phê Trung Nguyên

・Thương hiệu cà phê G7 của Trung Nguyên chọn Starbucks là đối thủ cạnh tranh, chính là một cuộc chiến không cân sức.

・Tập đoàn Trung Nguyên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Do đó, các kênh phân phối có thể không được quản lý tốt.

ma-tran-swot-cua-ca-phe-trung-nguyen

Ma trận swot của cà phê Trung Nguyên (Ảnh minh họa)

4. Cơ hội của cà phê Trung Nguyên

・Việt nam đã gia nhập WTO nên cà phê Trung Nguyên sẽ càng trở nên nổi tiếng hơn, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả thị trường trên toàn thế giới.

・Trong cuộc sống hiện đại gần đây, cà phê hòa tan đã trở thành một sản phẩm thân thuộc, được tiêu thụ hàng ngày của mọi người, bởi vì uống cà phê đã trở thành thói quen của nhiều người. Nên doanh thu ước tính của cà phê hòa tan G7 sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian sắp tới.

・Với lợi thế thương hiệu, Trung Nguyên có thể có khả năng và cơ hội để thu hút thêm nhiều nguồn vốn, tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực châu Á.

Các bài viết liên quan

Ví dụ về mô hình SWOT ZARA (Cập nhật thông tin mới nhất)・Phân tích ma trận SWOT của Honda

・Phân tích chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên

5. Thách thức của cà phê Trung Nguyên

・Nền kinh tế của Việt Nam khá là bất ổn và tăng trưởng kinh tế thường đi chung với lạm phát. Do đó, Trung Nguyên khó có thể có những phương án điều chỉnh giá, cũng như kiểm soát nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất cà phê.

・Hiện trên thị trường Việt Nam có nhiều sản phẩm thay thế cho cà phê hòa tan như cà phê đóng hộp hay cà phê tại các cửa hàng cà phê. Hơn nữa, mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, người tiêu dùng có thể chọn nước tăng lực Red Bull thay cho cà phê.

ma-tran-swot-cua-ca-phe-trung-nguyen

Ma trận swot của cà phê Trung Nguyên (Nguồn: Internet)

・Sự phát triển của các thương hiệu đồ uống nước ngoài khiến thị phần của Trung Nguyên liên tục bị đe dọa ảnh hưởng.

・Sự cải tiến sản phẩm, tăng thêm hương vị mới, cho ra các dòng sản phẩm nhằm đa dạng hóa thị trường vẫn là bài toán đối với Trung Nguyên.

Xem thêm các bài phân tích SWOT tại link.

6. Lời kết

Bài viết trên đã tóm tắt các ý chính trong việc phân tích ma trận SWOT của cà phê Trung Nguyên. Với các thế mạnh về nguyên liệu và độ nhận diện thương hiệu, chắc chắn Trung Nguyên sẽ vươn xa hơn nữa, không chỉ ở thị trường nội địa mà còn ở thị trường toàn cầu.

Từ khóa » Chiến Lược Swot Của Trung Nguyên