Ma Trận SWOT Của Công Ty Du Lịch | rketing
Có thể bạn quan tâm
Ma trận SWOT của công ty du lịch: Trong những năm cuối của thế kỷ 20 khi hệ thống đặt phòng trực tuyến được ra mắt thì đó được coi là một nhân tố đe dọa tới sự tồn tại của các văn phòng, công ty du dịch. Tuy nhiên, cho tới nay đã gần 20 năm và chúng ta đã quá quen thuộc với các hệ thống đặt phòng tự động, tuy nhiên các công ty du lịch và các văn phòng đại diện du lịch vẫn còn tồn tại ở đó.
Trong suốt hơn 20 năm qua, chắc chắn ngành công nghiệp du lịch đã thay đổi rất nhiều, và chắc chắn sẽ còn thay đổi nhiều hơn nữa trong những năm tới. Với tư cách là chủ một công ty/ văn phòng đại diện du lịch, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi, liệu còn cơ hội nào không và công ty của tôi nên làm những gì để tồn tại với tư cách là một đại lý du lịch?
Để có thể trả lời được câu hỏi trên thì việc phân tích ma trận SWOT sẽ là điều cần phải làm để hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra, cũng như tương lai về sau của các công ty du lịch.
MỤC LỤC- 1. Ma trận SWOT của công ty du lịch
- 2. Điểm mạnh của công ty du lịch
- 1/ Nhân viên được đào tạo bài bản
- 2/ Nhân viên với khả năng ngôn ngữ
- 3/ Sự hấp dẫn của các gói dịch vụ du lịch
- 4/ Giá trị truyền thống của Doanh nghiệp
- 3. Điểm yếu của công ty du lịch
- 1/ Các khoản phí phát sinh ngoài dự đoán
- 2/ Việc lo sợ thay đổi của nhân viên
- 3/ Mật độ luân chuyển nhân viên
- 4. Cơ hội của công ty du lịch
- 1/ Sự bùng nổ của mạng xã hội
- 2/ Nếp sống thân thiện với môi trường
- 3/ Chủ nghĩa tôn thờ tính cá nhân
- 5. Thách thức của công ty du lịch
- 1/ Khủng bố và thiên tai
- 2/ Suy thoái kinh tế và dịch bệnh
- 6. Lời kết
1. Ma trận SWOT của công ty du lịch
Việc phân tích ma trận SWOT truyền thống nhằm giúp xem xét được điểm mạnh, điểm yếu của một Doanh nghiệp (các yếu tố bên trong), để từ đó xác định được các cơ hội và thách thức (các yếu tố bên ngoài) mà một Doanh nghiệp có thể gặp phải.
Việc thực hiện phân tích SWOT hàng năm là tiền đề, một hoạt động cần thiết để lập kế hoạch kinh doanh, cũng như các hoạt động tiếp thị nhằm hỗ trợ phát triển các mục tiêu trong hoạt động du lịch của Doanh nghiệp. Một trong những chức năng và khía cạnh quan trọng của phân tích SWOT đối với công ty du lịch là hành động lập kế hoạch, giúp công ty du lịch có cái nhìn tốt về vị trí của mình trên thị trường.
Mỗi thành phần của phân tích ma trận SWOT có mối quan hệ với các thành phần khác. Ví dụ, mỗi điểm mạnh sẽ tạo ra cơ hội hoặc khả năng để khai thác cơ hội, giúp Doanh nghiệp có khả năng đương đầu, ứng phó với các cơ hội, thách thức phía trước, cũng như bù đắp cho những điểm yếu còn tồn đọng.
2. Điểm mạnh của công ty du lịch
1/ Nhân viên được đào tạo bài bản
Giống với bất cứ một Doanh nghiệp nào, nhân viên chính là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị về mặt dịch vụ và công ty du lịch không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu Doanh nghiệp của bạn điều hành có nhân viên được đào tạo các kỹ năng bài bản cũng như có các kinh nghiệm chuyên môn về du lịch thì chắc chắn đây chính là một điểm mạnh không thể chối cãi.
Việc có các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết giúp nhân viên du lịch có thể giải quyết các vấn đề gặp phải trong công việc cũng như đối phó với các tình huống khẩn cấp. Ví dụ, khi tham gia một chuyến du lịch, Khách hàng mong muốn có những trải nghiệm tuyệt vời với những kiến thức mới về địa phương hoặc danh lam thắng cảnh được tham quan. Vậy nếu Doanh nghiệp của bạn có những hướng dẫn viên du lịch có kiến thức về địa phương cũng như kinh nghiệm để đối phó với các tình huống bất ngờ xảy ra thì hãy coi đây là điểm mạnh tuyệt vời của công ty du lịch của bạn.
Không chỉ hướng dẫn viên, rất nhiều ý kiến của Khách hàng cho thấy kể cả tài xế lái xe cũng có tầm quan trọng rất lớn tới trải nghiệm của Khách hàng. Ví dụ tài xế thân thiện, hiểu rõ bản đồ đường xá của thành phố du lịch nên cho dù có tắc đường xảy ra thì cũng không ảnh hưởng tới lịch trình tham quan….
2/ Nhân viên với khả năng ngôn ngữ
Có chút tương đồng với điểm mạnh thứ nhất về kinh nghiệm của nhân viên nhưng thật sự ngôn ngữ là yếu tố không thể không kể tới trong ngành du lịch.
Đặc biệt đối với các thị trường du lịch địa phương thì việc nhân viên (hướng dẫn viên và lái xe, … ) có thể giao tiếp với Khách hàng bằng ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh) là điều rất cần thiết. Vậy nên nếu nhân viên của Doanh nghiệp du lịch có khả năng ngôn ngữ thì đây là một điểm cộng rất đáng được quan tâm.
3/ Sự hấp dẫn của các gói dịch vụ du lịch
Sức hấp dẫn của các gói dịch vụ khiến Khách hàng lựa chọn Doanh nghiệp của bạn chứ không phải đối thủ đến từ sự đa dạng và phổ biến.
Nếu Doanh nghiệp du lịch của bạn đang cung cấp các gói tour du lịch khác nhau từ xe buýt ngắn ngày tới các gói du lịch dài ngày ở nhiều địa điểm khác nhau thì đây sẽ là một điểm cộng mới cho vấn đề về thiết kế và xây dựng các gói du lịch.
Nếu Doanh nghiệp du lịch của bạn theo diện truyền thống, chỉ cung cấp một gói du lịch ở một vài địa điểm nhất định thì việc phân tích lại thị trường, cũng như lắng nghe nhu cầu của Khách hàng là rất cần thiết.
Miễn là công ty du lịch của bạn vẫn đang hoạt động thì việc liên tục đổi mới các gói tour du lịch cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của Khách hàng là rất cần thiết.
4/ Giá trị truyền thống của Doanh nghiệp
Mỗi một Doanh nghiệp có một giá trị truyền thống riêng và Doanh nghiệp du lịch của bạn cũng vậy. Giả sử, các chuyến tour du lịch bằng xe bus chính là điểm khởi đầu trong quá trình xây dựng Doanh nghiệp của bạn thì hãy kiểm tra khả năng hoàn vốn cũng như lời lãi của mảng kinh doanh này.
Rất nhiều công ty du lịch cho biết, việc duy trì các gói du lịch từ thời thành lập công ty và sau đó đẩy mạnh các hoạt động marketing truyền thông nhấn mạnh vào giá trị doanh nghiệp thông qua các gói du lịch đó cực kỳ đem lại hiệu quả. Tuy mức độ tăng trưởng thấp hơn so với các gói du lịch khác nhưng vẫn đem lại lời lãi cho công ty.
Các bài liên quan
・Phân tích mô hình SWOT nhà thuốc・Phân tích chiến lược SWOT trong kinh doanh nhà hàng
3. Điểm yếu của công ty du lịch
1/ Các khoản phí phát sinh ngoài dự đoán
Như ở phần điểm mạnh đã đề cập, việc liên tục phải thiết kế ra những chuyến du lịch mới, phù hợp với nhu cầu đi lại và trải nghiệm của Khách hàng khiến cho công ty du lịch của bạn phải đối mặt với nhiều tình huống phát sinh ngoài dự đoán.
Ví dụ như vấn đề về visa cho Khách hàng nước ngoài. Từ trước tới nay, Doanh nghiệp của bạn chỉ tiếp đón Khách hàng trong nước nhưng công ty của bạn quyết định mở rộng kinh doanh với Khách quốc tế nhằm tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp (Giá thành cho một tour du lịch của Khách hàng nước ngoài thường cao hơn so với Khách trong nước… )
Tuy nhiên, khi chuyển đối tượng Khách hàng thì công ty phải đối mặt với nhiều thách thức mới chưa từng có, ví dụ nhiều khi Khách hàng không thể xin được visa nhập cảnh. Tuy nhiên, công ty đã phải ứng trước tiền phòng khách sạn và sau đó cho dù có hủy thì cũng vẫn phát sinh chi phí.
2/ Việc lo sợ thay đổi của nhân viên
Sự trung thành của nhân viên luôn luôn đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu nhân viên làm quá lâu trong một môi trường thì sẽ nảy sinh một vấn đề, đó chính là “sợ thay đổi”. Một nhân viên của một công ty du lịch đã rất quen với một địa phương hoặc một lối mòn về thói quen chăm sóc Khách hàng thì nhân viên đó sẽ có xu hướng sợ những thay đổi mới, thậm chí bi quan hơn, nhân viên đó có thể chống đối lại sự thay đổi của Doanh nghiệp. Kết quả là, Doanh nghiệp du lịch của bạn có thể bị yếu thế, không thể bắt kịp được với sự thay đổi của thị trường du lịch.
3/ Mật độ luân chuyển nhân viên
So với các ngành nghề khác thì làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như du lịch luôn là ngành đòi hỏi chịu được áp lực cao. Tuy nhiên, mức lương của ngành du lịch so với các ngành khác lại không mấy cạnh tranh.
Chính điều này dẫn tới việc nhân viên xin nghỉ việc để chuyển sang ngành nghề khác gia tăng. Sự luân chuyển nhân viên thường xuyên khiến việc đào tạo trở nên thường xuyên hơn, dẫn đến chi phí đào tạo cao hơn, trong khi nhân viên kinh nghiệm lâu năm trở nên ít đi.
Đối với các thị trường mới mà Doanh nghiệp vẫn còn đang thử sức thì việc nhân viên chưa quen thị trường mới khiến Doanh nghiệp khó tuyển dụng hoặc đào tạo những người mới.
Các bài viết liên quan
・Ví dụ về mô hình SWOT từ Doanh nghiệp thực tế ・Chiến lược marketing cho resort du lịch
4. Cơ hội của công ty du lịch
1/ Sự bùng nổ của mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ thông tin thì thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt, đặc biệt trong giới trẻ. Chỉ cần một bức ảnh, hoặc một đoạn video ngắn up lên Facebook là ngay lập tức có thể được chia sẻ tới hàng ngàn người chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhiều Doanh nghiệp du lịch tận dụng những cơ hội này để quảng cáo gián tiếp cho các tour du lịch của mình, giảm chi phí marketing mà vẫn có những hiệu quả mạnh về gia tăng lợi nhuận. Do đó, nếu công ty có thể quản lý để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và công ty sẽ tạo ra nhiều doanh thu hơn. Nếu công ty du lịch của bạn vẫn chưa thử các mạng xã hội thì hãy thử một lần xem sao?
2/ Nếp sống thân thiện với môi trường
Con người trong thời gian gần đây rất có ý thức về môi trường, đặc biệt rác thải nhựa, túi ni lông, khí các bon… Với cách suy nghĩ trải nghiệm du lịch nhưng vẫn phải gần gũi với thiên nhiên, Doanh nghiệp du lịch của bạn có thể làm gì để bắt kịp xu hướng?
Một chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên, mang tính chất đồng quê, không sử dụng túi ni lông, hay các món ăn không hoá chất có thể là sự lựa chọn không tồi tệ cho một ý tưởng du lịch.
3/ Chủ nghĩa tôn thờ tính cá nhân
Giới trẻ trong thời gian gần đây khá quan tâm tới vấn đề bản thân, cái tôi cá nhân. Tuy nhiên không phải hầu hết đều nắm bắt được xu hướng này. Hầu hết nhà hàng, khách sạn và công ty du lịch, các doanh nghiệp đều cung cấp dịch vụ tập thể và đối xử mọi người như nhau.
Các công ty này đều thiếu kinh nghiệm về dịch vụ cá nhân hoá theo từng nhu cầu của Khách hàng. Nói cách khác, có một tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp mới trong ngành dịch vụ, nếu bạn có thể cung cấp trải nghiệm khách hàng độc đáo, vượt trội hơn so với đối thủ của bạn.
Cùng một chuyến đi tới khu resort cấp cao, nhu cầu của một bạn trẻ độc thân đi thư giãn sẽ khác so với một cặp đôi mới kết hôn, đang hưởng tuần trăng mật.
Vậy làm thế nào để có thể cá nhân hoá được trải nghiệm của từng khách hàng và biến nó thành cơ hội để phát triển cho Doanh nghiệp? Một bản khảo sát ngắn cho Khách hàng trước mỗi chuyến đi có thể là một ý tưởng không tồi!
5. Thách thức của công ty du lịch
1/ Khủng bố và thiên tai
Hai nhân tố rất đáng sợ nhưng không thể nào ngăn cấm những điều đó xảy ra. Chắc chắn công ty du lịch do bạn điều hành cũng sẽ không thể lường trước được điều này. Tuy nhiên, những gì Doanh nghiệp của bạn có thể làm được là lường trước các tình huống và tính toán tới giải pháp cũng như thiệt hại.
Hoặc, Doanh nghiệp của bạn có thể biến đây thành cơ hội để nâng giá thành các tour du lịch hoặc thêm vào gói du lịch các lựa chọn như bảo hiểm cho chuyến đi. Đây có thể là một nguồn doanh thu tuyệt vời.
2/ Suy thoái kinh tế và dịch bệnh
Năm 2020, thế giới chứng kiến đại dịch COVID-19, kéo theo đó là những hệ luỵ về kinh tế. Nhiều nước trên thế giới chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử. Những ảnh hưởng từ đại dịch lên sức khoẻ cũng như về kinh tế khiến cho doanh thu của nhiều công ty du lịch giảm mạnh.
Nếu Doanh nghiệp du lịch của bạn cũng gặp những vấn đề tương tự trong quá khứ, thì bạn phải làm gì? Thu thập thông tin và đặt ra các phương án dự phòng chính là điều cần làm !
Các bài viết tổng hợp phân tích SWOT tại đây.
6. Lời kết
Kể cả trong sự thay đổi ngày càng nhanh của thế giới hiện nay thì đại lý du lịch vẫn còn tồn tại nhưng sự thay đổi của thời đại khiến cho các công ty du lịch phải có những biện pháp ứng phó mới. Nếu công việc kinh doanh không được suôn sẻ hoặc Doanh nghiệp của bạn đang cảm thấy bất an về tương lai thì việc suy nghĩ về phân tích ma trận SWOT và sự thay đổi là cần thiết. Trong tương lai không xa, chắc chắn các đại lý du lịch sẽ vượt ra các rào cản xã hội và truyền đi các giá trị sâu sắc hơn cho cộng đồng và thế giới.
Nguồn tham khảo:
・https://www.thinkingoftravel.com/s-w-o-t-on-travel-agencies-in-2016/
Từ khóa » Swot Cho Công Ty Du Lịch
-
SWOT Saigontourist - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING ...
-
Phân Tích Swot Của Công Ty Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu - Tài Liệu - Ebook
-
Áp Dụng Mô Hình SWOT Trong Nghiên Cứu Marketing Ngành Du Lịch ...
-
Đối Thủ Cạnh Tranh Và Phân Tích SWOT Các Công Ty Du Lịch Lữ Hành
-
BT Phân Tích SWOT Của Cty Du Lịch - De | PDF - Scribd
-
Phân Tích đối Thủ Cạnh Tranh Của Du Lịch - CRIF D&B Việt Nam
-
Đối Thủ Cạnh Tranh Và Phân Tích Swot Các Công Ty Du Lịch Lữ ... - 123doc
-
Phân Tích Swot Ngành Du Lịch Việt Nam
-
Phân Tích SWOT Về Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
-
[PDF] Phân Tích Swot Về Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Vùng - OSF
-
[PDF] ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG