Ma Trận SWOT Của Samsung (Phiên Bản Mới Nhất) - rketing

Ma trận SWOT của Samsung: Công ty TNHH Điện tử Samsung, tên tiếng Anh là Samsung Electronics Co., Ltd. là một công ty con của tập đoàn Samsung, công ty công nghệ lớn thứ hai trên thế giới tính theo doanh thu về sản xuất điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông, chất bán dẫn và thiết bị gia dụng. Hãy cùng tìm hiểu ma trận SWOT của Samsung trong bài viết dưới đây!

MỤC LỤC
  1. 1. Đôi nét về thương hiệu Samsung
  2. 2. Điểm mạnh (Strengths) của Samsung
    1. 1/ Hình ảnh thương hiệu
    2. 2/ Vị thế thị trường
    3. 3/ Hoạt động R&D
    4. 4/ Dẫn đầu toàn cầu về tivi và màn hình LCD
    5. 5/ Danh mục sản phẩm lớn
  3. 3. Điểm yếu (Weaknesses) của Samsung
    1. 1/ Yếu thế tại Trung Quốc
    2. 2/ Doanh thu và lợi nhuận có dấu hiệu giảm dần đều
    3. 3/ Phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và Ấn Độ
  4. 4. Cơ hội (Opportunities) của Samsung
    1. 1/ Công nghệ 5G
    2. 2/ Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các dịch vụ kỹ thuật số
    3. 3/ Mua lại và đa dạng hóa sản phẩm
  5. 5. Thách thức (Threats) của Samsung
    1. 1/ Đại dịch Corona
    2. 2/ Cạnh tranh cao
    3. 3/ Các vấn đề liên quan tới pháp lý
    4. 4/ Biến động kinh tế
  6. 6. Lời kết

1. Đôi nét về thương hiệu Samsung

Samsung có ba bộ phận kinh doanh chính:

1. Điện tử tiêu dùng: Kinh doanh màn hình, thiết bị kỹ thuật số, giải pháp in ấn, kinh doanh thiết bị y tế và sức khỏe. 2. CNTT và truyền thông di động: Kinh doanh các thiết bị và mạng lưới truyền thông 3. Giải pháp thiết bị: Kinh doanh bộ nhớ, kinh doanh hệ thống mạch LST và đèn LED.

Website giới thiệu sản phẩm: https://www.samsung.com/us/

Samsung cũng là nhà cung cấp điện thoại di động và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Samsung cũng là nhà sản xuất chip nhớ và TV lớn nhất thế giới với sự hiện diện trên 79 quốc gia với hơn 100 dòng sản phẩm.

Tên công ty Samsung Electronics
Logo Coca cola logo
Năm thành lập 1938
Số lượng nhân viên 309,630 (Tháng 12/2018)
Công nghệ Điện thoại thông minh, điện tử gia dụng, màn hình, chất bán dẫn
Mạng lưới chi nhánh 79 quốc gia
Trụ sở chính Suwon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
Doanh thu 211,812 tỷ USD (2017)
Lợi nhuận 37,298 tỷ USD (2017)
Giám đốc điều hành ・Kinam Kim (Giải pháp thiết bị)・Hyunsuk Kim (Điện tử tiêu dùng)・Dongjin Koh (CNTT và truyền thông di động)
Công ty cạnh tranh Apple Inc., Nokia OYJ, Intel Corporation, LG Display và LG Electronics, Sony Corporation, Texas Instruments Inc., Lenovo Group Limited, Hewlett-Packard Company, Panasonic, Sanyo Electric Co., Ltd., Toshiba Corporation, SK Hynix Inc., Western Digital Corporation và nhiều công ty điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông, bán dẫn và thiết bị gia dụng khác.

2. Điểm mạnh (Strengths) của Samsung

1/ Hình ảnh thương hiệu

Thương hiệu là một thế mạnh đáng kể đối với Samsung khi công ty cố gắng xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu trong ngành điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng. Đặc biệt, sự nổi tiếng và vị thế của Samsung trên thị trường thế giới là kết quả của sự tập trung cao độ vào chất lượng sản phẩm và liên tục đổi mới công nghệ.

Ngoài hiệu suất hoạt động, các sản phẩm điện tử của Samsung bao gồm điện thoại thông minh còn được đánh giá cao về thiết kế tuyệt vời cùng chất lượng tổng thể. Hơn nữa, để có thể phát triển được cơ sở dữ liệu Khách hàng, gia tăng số lượng Khách hàng trung thành cũng như thu hút được nhiều người dùng mới, công ty đầu tư vào tiếp thị cũng như nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Samsung đã nhận định, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi trong khung cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay. Hơn nữa, Samsung cũng tận dụng sức mạnh của hoạt động tiếp thị để tăng doanh số bán hàng và mức độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường toàn cầu.

Đó chính là lý do tại sao công ty này luôn nỗ lực đem tới Khách hàng các sản phẩm đáng tin vậy và đẳng cấp nhất. Và ngược lại, Samsung cũng được coi là một trong những thương hiệu điện tử và điện thoại thông minh đáng tin cậy nhất.

Thương hiệu từ trước tới nay vẫn được coi là một tài sản vô hình đối với một Doanh nghiệp khi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và doanh số bán sản phẩm trong thời đại ngày nay. Lý do chủ yếu là do Khách hàng có xu hướng mua sắm từ các thương hiệu mà họ biết và yêu thích. Và đó là yếu tố thúc đẩy các công ty tập trung nhiều vào hình ảnh của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm và công nghệ tiên tiến, Samsung cũng tập trung vào tính bền vững và CSR để duy trì một hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện với môi trường. Điều này tạo cơ hội giữ được đà tăng trưởng cho Samsung trong tương lai.

2/ Vị thế thị trường

Samsung được biết tới là một thương hiệu điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng, đặc biệt khi công ty này đã giành được vị trí dẫn đầu trong thị trường toàn cầu về các thiết bị tivi vào năm 2006 và vẫn tiếp tục giữ vững được vị trí của mình cho tới nay.

Sự tín nhiệm trong vị thế dẫn đầu của công ty đến từ sự tập trung vào đổi mới khi Samsung liên tục đi trước các thương hiệu khác trong phân khúc này và mang lại một loạt đổi mới cho công nghệ tivi, bao gồm cả “The Wall” với chế độ xem màn hình lớn cho gia đình và văn phòng.

Ngoài tivi, Samsung vẫn giữ vững là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất với số lượng xưởng sản xuất nhiều nhất toàn cầu năm 2019. Số lượng công ty Hàn quốc chiếm khoảng 22% thị phần trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh vào năm 2019. Trong suốt năm 2019, Samsung đã bán được hơn 290 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới.

Ngoài điện thoại thông minh và tivi, Samsung cũng giữ chắc vị thế của mình trong ngành công nghiệp máy tính bảng, chất bán dẫn và màn hình. Galaxy Tab của Samsung đang cạnh tranh rất khốc liệt với Apple iPad. Năm 2019, với 7 triệu lô hàng sản xuất chỉ riêng trong quý 4, Samsung đã trở thành nhà cung cấp máy tính bảng lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, Samsung cũng là nhà bán bộ nhớ flash NAND lớn nhất khi có thị phần 31% trong quý II năm 2020 và Samsung cũng có vị thế vững chắc trong thị trường bán dẫn toàn cầu.

ma-tran-swot-cua-samsung

Ma trận SWOT của Samsung (Ảnh minh hoạ)

3/ Hoạt động R&D

Ngành công nghiệp điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Để tồn tại và duy trì vị thế của công ty trong một kịch bản cạnh tranh gắt gao, mỗi người chơi phải đầu tư rất lớn vào nghiên cứu và phát triển. Và chính sáng tạo là chìa khóa để giành chiến thắng trên chiến trường đầy cạnh tranh đó.

Samsung từ lâu đã lấy đổi mới là tiêu chí để tồn tại trong mọi ngành công nghiệp, dù là công nghiệp điện thoại thông minh, máy tính bảng hay truyền hình. Chính vì lẽ đó, Samsung đã mang tới một loạt sản phẩm bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi, cũng như chất bán dẫn và các sản phẩm bộ nhớ.

Chỉ riêng năm 2019, Samsung đã chi hơn 16,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Mặc dù Samsung là một trong số các công ty chi nhiều nhất cho hoạt động đổi mới và sáng tạo nhưng yếu tố chất lượng vẫn được công ty này đặt lên hàng đầu. Đổi mới không còn là một phần trong chiến lược kinh doanh mà đã trở thành một phần của văn hóa tổ chức của Samsung.

Một lý do nữa tác động đến sự cạnh tranh nằm ở áp lực từ dịch bệnh COVID-19 và một lần nữa, thực tế lại chứng minh, nếu không thể đổi mới nghiên cứu và phát triển thì các công ty sẽ không thể chịu được áp lực cạnh tranh.

Ngành công nghiệp máy tính bảng và điện thoại thông minh trong quý 2 năm 2020 chứng kiến nhiều sự thay đổi khi thị phần của các công ty nhỏ đang ngày càng bị thu hẹp lại. So với thị phần do 10 thương hiệu hàng đầu năm giữ thì các công ty nhỏ tiếp tục bị mất thị phần và sụt giảm tới 55%. Trong đại dịch COVID-19, ngoài đổi mới sản phẩm, các công ty cũng cần tập trung đổi mới quy trình để có thể giữ cho chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối không bị tan rã.

4/ Dẫn đầu toàn cầu về tivi và màn hình LCD

Vào tháng 3 năm 2020, Samsung có chia sẻ một infographic nhìn lại cách công ty đã đi một chặng đường dài trên con đường đổi mới công nghệ tivi. Từ năm 2008 tới năm 2020, Samsung vẫn tiếp tục giữ được vị thế của mình và liên tục mang tới những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy thị phần của Samsung có phần giảm sút trong những năm gần đây, từ 20% năm 2008 xuống 17% năm 2019 thì Samsung vẫn giữ ở vị trí đầu bảng và vẫn là nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất trên thế giới. Theo đánh giá chung thì với sự tập trung vào đổi mới liên tục, Samsung vẫn giữ được vị thế trên thị trường về lâu dài.

Các bài viết liên quan

・Chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10・Phân tích SWOT của thương hiệu Honda

5/ Danh mục sản phẩm lớn

Một trong những thế mạnh hàng đầu của Samsung là danh mục sản phẩm lớn, với điện thoại thông minh và máy tính bảng là sản phẩm cốt lõi. Dòng điện thoại thông minh Galaxy của Samsung là dòng điện thoại cao cấp, nhắm tới phân khúc người dùng cao cấp. Điện thoại thông minh Galaxy của Samsung cạnh tranh trực tiếp với iPhone của Apple và máy tính bảng Galaxy cạnh tranh với iPad do Apple nghiên cứu và sản xuất.

Tuy nhiên, danh mục sản phẩm của Samsung không dừng lại ở các sản phẩm điện thoại mà thay vào đó, công ty còn sản xuất các sản phẩm khác bao gồm tivi bán dẫn, màn hình LCD, bộ nhớ NAND Flash, thiết bị 5G. Sự đa dạng hóa sản phẩm của Samsung giúp làm giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm cốt lõi cũng như là đòn bẩy quan trọng trong cạnh tranh mở rộng kinh doanh.

ma-tran-swot-cua-samsung

Ma trận SWOT của Samsung (Ảnh minh hoạ)

3. Điểm yếu (Weaknesses) của Samsung

1/ Yếu thế tại Trung Quốc

Trung Quốc đang phát triển và trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, theo sau Ấn Độ. Mỹ là thị trường lớn thứ ba cho điện thoại thông minh. Tuy Samsung cố gắng giữ được vị thế của mình ở Ấn Độ và Mỹ thì tại thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc, Samsung lại có một vị thế yếu kém đáng kể.

Trung quốc hiện tại là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các công ty tham gia. Với số lượng người sử dụng lớn, Trung quốc vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các cho các hãng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, theo các số liệu được đưa ra thì tại đất nước tỷ dân này, người dùng vẫn ưu tiên các thương hiệu địa phương hơn cả.

Huawei dẫn đầu thị trường Trung Quốc với thị phần lớn nhất, tiếp theo là Vivo, Oppo và Xiaomi. Samsung chiếm thị phần nhỏ và gần như không đáng kể tại thị trường Trung Quốc. Thị trường của Samsung tại Trung Quốc luôn dao động trong khoảng từ 0% tới 1%.

Dựa trên số lượng điện thoại xuất xưởng trong quý 1 và quý 2 năm 2020 thì thị phần của Samsung đã giảm từ 1% xuống 0% năm 2020. Trung Quốc luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với Samsung và Samsung có lẽ sẽ cần cố gắng hơn nữa ở thị trường màu mỡ này, cho dù chỉ là vài điểm phần trăm lẻ của chiếc bánh thị phần cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho Samsung.

2/ Doanh thu và lợi nhuận có dấu hiệu giảm dần đều

Kể từ năm 2019 thì doanh thu và lợi nhuận của Samsung đã giảm đều đăng. Lý do đến từ hoạt động kinh doanh bộ nhớ và màn hình LCD bị suy giảm.

Mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng xuất xưởng trong năm 2019 nhưng giá DRAM liên tục giảm dẫn đến lợi nhuận của bộ phận kinh doanh bộ nhớ cũng bị sụt giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu về màn hình LCD cũng giảm khiến mảng kinh doanh màn hình LCD của Samsung cũng bị sụt giảm về lợi nhuận.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty đã giảm xuống từ 243 nghìn tỷ KRW và 58.9 nghìn tỷ KRW năm 2018 xuống 230 nghìn tỷ KRW và 27.8 nghìn tỷ KWR trong năm 2019.

Trong khi đó, nhu cầu về điện thoại thông minh cũng giảm vào năm 2020 do dịch bệnh. Và xu hướng giảm này sẽ có kéo dài khi các danh mục sản phẩm khác của Samsung cũng đang có xu hướng giảm theo.

3/ Phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và Ấn Độ

Một phần lớn doanh thu của Samsung đến từ thị trường Mỹ và Ấn Độ. Tuy Samsung đã có những vị thế vững chắc ở một số thị trường nhưng về mặt tài chính, thị trường Mỹ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Samsung. Bởi lẽ, Mỹ là thị trường lớn dành cho điện thoại thông minh chỉ đứng thứ hai sau Trung quốc. Việc Samsung chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ sau các công ty nội địa Trung Quốc khiến cho công ty này phải phụ thuộc vào Mỹ chủ yếu về mặt doanh thu.

Tại Ấn Độ, Samsung vẫn là thương hiệu bán chạy thứ hai mặc cho có sự cạnh tranh từ các công ty Trung quốc. Tuy nhiên, sức ép từ các công ty Trung quốc sẽ mạnh lên khi các công ty này đang thúc đẩy việc chào bán các bộ điện thoại thông minh với giá rẻ, khiến doanh thu của Samsung bị ảnh hưởng mạnh.

ma-tran-swot-cua-samsung

Ma trận SWOT của Samsung (Ảnh minh hoạ)

4. Cơ hội (Opportunities) của Samsung

1/ Công nghệ 5G

Samsung đã và đang gặt hái những chiến lợi đầu tiên khi trở thành người dẫn đầu trong phân khúc điện thoại thông minh 5G. Tại Mỹ, Samsung là thương hiệu giành được thị phần lớn nhất trong phân khúc thị trường điện thoại thông minh 5G. Trong quý đầu tiên của năm 2020, khoảng 3,4 triệu bộ điện thoại thông minh 5G được bán ra tại Mỹ, chiếm 12% tổng số điện thoại thông minh được bán ra trên thị trường trong thời gian này.

Samsung đang đứng ở vị trí dẫn đầu trong phân khúc 5G so với các đối thủ như LG, One Plus… Đặc biệt, Galaxy S20 công nghệ 5G của Samsung đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng đối với những người tiêu dùng giàu có ở các thành phố đô thị hàng đầu ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cuộc chiến sẽ chỉ thực sự bắt đầu khi Apple cho ra mắt iPhone tính năng mới có hỗ trợ 5G.

Cho đến thời điểm hiện nay, công nghệ 5G vẫn được đánh giá là miếng mồi ngon cho các nhà phát triển và cung cấp điện thoại thông minh khi người dùng có xu hướng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các bộ công cụ Internet, giúp tối ưu hóa trải nghiệm tốc độ đường truyền tại gia đình.

Tuy nhiên, cho dù đối thủ cạnh tranh có thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng sự xuất hiện của công nghệ 5G đã mang lại cơ hội cho Samsung. Vào tháng 9 năm 2019, Samsung đã ký kết được hợp đồng với nhà mạng không dây Verizon. Hợp đồng kéo dài 5 năm liên quan tới phần cứng và các dịch vụ liên quan trị giá khoảng 6.6 tỷ USD.

Việc hợp tác với những nhà mạng như Verizon có thể giúp Samsung có thêm cơ hội ở thị trường ngoài Mỹ. Những thỏa thuận như với Verizon sẽ giúp Samsung củng cố thêm được vị thế là nhà cung cấp thiết bị mạng 5G của mình.

2/ Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các dịch vụ kỹ thuật số

Nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Và nhu cầu này đang được thúc đẩy lên một mức mới sau cơn sốt đại dịch Corona khi một số lượng lớn người phải ở nhà do lệnh phong tỏa. Khi đó, cuộc sống sẽ phải phụ thuộc vào các thiết bị số cho một số việc từ đặt hàng các sản phẩm thiết yếu cho tới giải trí. Và chắc chắn, điện thoại thông minh là một phương tiện không thể thiếu.

Nhu cầu về điện thoại thông minh giảm trong hai quý đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Corona lên nền kinh tế. Nhưng mặt khác, chính đại dịch cũng là cơ hội cho sự gia tăng nhu cầu các dịch vụ kỹ thuật số cao hơn trên toàn thế giới. Điều này thể hiện rõ ràng với sự gia tăng số lượng người sử dụng của Netflix và Facebook… trong bối cảnh nhiều nơi bị phong tỏa.

Kể cả sau dịch bệnh, khi tình hình trở lại bình thường và mức độ làm việc tăng lên, nhu cầu về điện thoại thông minh cũng như các thiết bị kỹ thuật số sẽ tăng lên, mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho các thương hiệu công nghệ như Samsung.

ma-tran-swot-cua-samsung

Ma trận SWOT của Samsung (Ảnh minh hoạ)

3/ Mua lại và đa dạng hóa sản phẩm

Samsung có danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ cho nhiều nhóm Khách hàng và phân khúc Khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều cơ hội mới nổi cho Samsung bao gồm AI, IoT (Internet of Things), ô tô tự lái và các công nghệ khác, khi công ty này cố gắng thực hiện một số thương vụ mua lại và sáp nhập trong lịch sử của mình. Những thương vụ mua lại này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Samsung, giúp công ty này củng cố được vị thế của mình trong ngành điện tử và điện thoại thông minh. Ngoài ra, việc mua lại và sáp nhập cũng cung cấp một cơ hội mới cho Samsung trong việc thâm nhập và tiếp cận các thị trường mới.

Ví dụ việc mua lại Harman vào năm 2017 đã giúp Samsung có thể kết hợp công nghệ màn hình hiển thị hàng đầu của mình với thương hiệu âm thanh mang tính biểu tượng cao do Harman tạo ra. Việc kết hợp này đã mang đến trải nghiệm âm thanh và hình ảnh cao cấp cho thị trường tiêu dùng.

Các bài viết liên quan

・Phân tích SWOT của Apple・Chiến lược marketing mix của Apple

5. Thách thức (Threats) của Samsung

1/ Đại dịch Corona

Đại dịch Corona nổi lên như một mối đe dọa lớn nhất từ trước tới nay của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Những tác động này sẽ theo suốt doanh nghiệp cho tới năm 2021. Theo các nhà khoa học và phân tích kinh tế thì dịch bệnh Corona là mối đe dọa mà xã hội cần phải học cách chung sống.

Dù chỉ mới bắt đầu vào tháng 1 năm 2020, nhưng nó đã gây nguy hiểm trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho Doanh nghiệp trên diện rộng. Mặc dù tác động đối với các ngành công nghệ kỹ thuật số và công nghệ đám mây là tương đối thấp nhưng ảnh hưởng của đại dịch đối với chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến một lượng lớn doanh nghiệp ngừng sản xuất như ngành ô tô, hàng không… Ở một khía cạnh khác, đại dịch cũng tác động tới nền kinh tế của các quốc gia, khiến các nước này rơi vào vòng xoáy ảnh hưởng ở các lĩnh vực sản xuất chính và phụ…

2/ Cạnh tranh cao

Dù cố gắng mở rộng nhiều phân khúc thị trường nhắm tới nhiều phân khúc khách hàng nhưng Samsung đang phải đối mặt với nhiều cạnh tranh từ Trung Quốc, các nhà sản xuất điện thoại thông minh có trụ sở tại Mỹ. Và một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Samsung là Apple.

Dòng sản phẩm iPhone, điện thoại thông minh của Apple nổi tiếng toàn cầu, là đối thủ chính của Samsung. Tại thị trường Mỹ, có nhiều thương hiệu điện thoại thông minh cạnh tranh với Samsung gao gồm LG, Lenovo cũng như One Plus. Tại các thị trường điện thoại thông minh hàng đầu khác thì có rất nhiều sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác của Trung Quốc, cũng như Apple.

Như đã đề cập ở phần điểm yếu, tại thị trường Trung Quốc, Samsung chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chỉ khoảng dưới một phần trăm, chủ yếu là do sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường nội địa Trung Quốc. Các thương hiệu nội địa tại Trung Quốc bao gồm Huawei, Vivo, Oppo và Xiaomi.

Các thương hiệu trên cũng là những thương hiệu cạnh tranh hàng đầu của Samsung tại Ấn Độ. Dựa trên số lượng điện thoại xuất xưởng và doanh số bán hàng năm thì Samsung vẫn là thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ hai tại Ấn Độ trong quý II năm 2020. Thị phần của Samsung là 26%, sau Xiaomi 29%.

Không chỉ trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh, Samsung cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong các phân khúc sản phẩm khác, bao gồm tivi và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Các thương hiệu như LG, Panasonic, Sony… chính là đối thủ nặng ký của Samsung trong lĩnh vực kinh doanh này.

Ngoài ra, trên thị trường bán dẫn, Intel là đối thủ chính của Samsung. Trong vài năm trước, Samsung vượt mặt Intel để trở thành người dẫn đầu trong thị trường bán dẫn nhưng vào năm 2019 thì vị trí này lại quay trở về với Intel.

Nhìn chung, trong quá trình phân tích ma trận SWOT của Samsung, ta có thể thấy công ty này hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh cao, đầy các đối thủ là các tập đoàn lớn với thương hiệu lớn mạnh. Đây là một trong những thách thức hàng đầu khiến Samsung phải đẩy chi phí cao hơn về nghiên cứu, phát triển cũng như tiếp thị. Việc cạnh tranh cao hơn cũng có nghĩa áp lực lên tăng trưởng và mở rộng thị trường cũng trở nên cao hơn.

3/ Các vấn đề liên quan tới pháp lý

Áp lực về các vấn đề liên quan tới pháp lý tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây. Lý do chủ yếu đến từ ngành công nghệ đang mở rộng nhanh chóng dẫn đến nhu cầu về một khung pháp lý hoàn chỉnh để giải quyết các mối quan tâm mới. Hầu hết các thương hiệu công nghệ hàng đầu đang phải giải quyết hết vấn đề pháp lý này tới vấn đề pháp lý khác. Những vấn đề pháp lý này có thể gây rắc rối, tổn thất kinh tế, tốn kém tiền bạc nếu Doanh nghiệp bị phát hiện không tuân thủ bất kỳ đạo luật nào. Từ bảo mật dữ liệu đến quyền riêng tư của người tiêu dùng, luật lao động, luật bảo vệ môi trường đều là những vấn đề về pháp lý mà các Doanh nghiệp công nghệ đang phải đối mặt.

Samsung cũng đã có những rắc rối về mặt pháp lý với Apple vài năm về trước liên quan tới bằng sáng kế thiết kế. Vụ việc đã kết thúc vào năm 2018, sau một khoảng thời gian kéo dài 7 năm. Cuối cùng, hai công ty đã giải quyết vấn đề bên ngoài tòa án khi Samsung trả cho Apple một khoản tiền là 540 triệu USD.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Zara (Bản mới nhất)

Ngoài ra, Samsung cũng đang phải chiến đấu với nhiều vấn đề pháp lý khác bao gồm cả những vấn đề liên quan tới chủ tịch công ty. Ông Lee Sang-hoon đã dành một khoảng thời gian đáng kể sau song sắt trong một vụ án hối lộ. Việc kết án phạt tù ông đã kết thúc vào tháng 2 năm 2018. Và vào một dịp khác, chủ tịch Samsung lại bị kết án trong một vụ án liên quan tới luật lao động khi bị buộc tội làm gián đoạn các hoạt động công đoàn tại Samsung. Trong vụ việc này, khoảng 24 quan chức và cựu quan chức của Samsung cũng bị dính líu hoặc bị cho là có liên quan.

ma-tran-swot-cua-samsung

Ma trận SWOT của Samsung (Ảnh minh hoạ)

Những tai nạn và vấn đề pháp lý của Samsung vẫn còn kéo dài, dẫn tới sự giám sát pháp lý cao hơn của tòa án với các hoạt động kinh doanh của Samsung. Ngoài các vấn đề liên quan tới kinh doanh, lợi nhuận và hoạt động sản xuất, các vấn đề về pháp lý còn khiến hình ảnh thương hiệu của Samsung bị tổn hại cũng như danh tiếng của Công ty.

4/ Biến động kinh tế

Các biến động kinh tế cũng có tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh của Samsung khi công ty đang cảm thấy sự bất ổn kinh tế khá lớn do dịch bệnh Corona gây ra. Trong khi nền kinh tế và tình hình dịch bệnh của Hàn Quốc được tăng trưởng và kiểm soát tương đối tốt so với một số nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhưng tại Mỹ và Ấn Độ, hai thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng đầu của Samsung thì lại không được như vậy. Vậy nên, tác động ngoài đời sống cá nhân và hành vi người tiêu dùng cũng ảnh hưởng rất lớn ở hoạt động kinh tế ở những vùng này.

Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế, khiến nhu cầu việc làm giảm sút, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh và điện tử cũng giảm tới mức tối đa và điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của Samsung rất nhiều trong hai quý đầu năm 2020. Tuy Samsung đang kỳ vọng hiệu suất sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2020 thì tác động của đại dịch vẫn còn kéo dài và ảnh hưởng trên diện rộng.

Nền kinh tế Mỹ đã và đang suy giảm nghiêm trọng trong quý 2 năm 2020. Chỉ riêng trong quý đầu tiên năm 2020, GDP thực của Mỹ đã giảm 5% và vẫn đang giảm với tốc độ là 32.9% hàng năm. Mặt khác, Ấn Độ – thị trường chính cho các sản phẩm của Samsung cũng đang bị thu hẹp nền kinh tế một cách đáng kể. Chỉ riêng trong quý 2 năm 2020, nền kinh tế Ấn Độ đã giảm 23.9%. Tuy cách tính và xếp hạng GDP của Ấn Độ khác so với Mỹ nhưng cả hai thị trường trọng yếu của Samsung đã thấy rõ sự giảm sút kinh tế trong đại dịch Corona.

Do tốc độ tăng trưởng bị cản trở ở hai thị trường kinh tế hàng đầu nên tác động có thể tiêu cực đến doanh số bán các sản phẩm của Samsung ở cả hai khu vực. Trong khi thị trường Mỹ sẽ phục hồi nhanh hơn, thị trường Ấn Độ có thể mất một thời gian do các trường hợp nhiễm Coronavirus ngày càng gia tăng cũng như thiếu các biện pháp tài chính mạnh mẽ có thể hỗ trợ nhanh chóng.

Xem thêm các bài tổng hợp về phân tích SWOT tại link.

6. Lời kết

Bài viết trên phân tích ma trận SWOT của Samsung, một tập đoàn điện tử và công nghệ hàng đầu của thế giới. Thông qua việc phân tích ma trận SWOT, chúng ta có thể thấy rõ Samsung đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách không chỉ tại Hàn Quốc mà trên mặt trận toàn thế giới. Ngoài những điểm mạnh và cơ hội sẵn có từ trong quá khứ thì Samsung cũng đang phải cố gắng khắc phục những điểm yếu và vượt qua những thử thách tới từ biến động kinh tế toàn cầu, dịch bệnh, cạnh tranh…

Nguồn tham khảo:

Từ khóa » Chiến Lược Swot Của Samsung