Mã Vạch đúng Tiêu Chuẩn Và Cách Tính Mã Vạch Chuẩn | Barcodevn

Mã vạch đúng tiêu chuẩn và cách tính mã vạch chuẩn. Sự phát triển của mã vạch có thể nói là song hành cùng với sự phát triển của các nghành công nghiệp. Trong quá trình kinh doanh và sản xuất hàng hóa thì trên bao vì của mỗi sản phẩm đều được in một dãy mã số mã vạch và từ dãy mã số này khi kiểm tra bằng các thiết bị chúng ta sẽ biết được mọi thông tin về sản phẩm.

Mã số mã vạch của hàng hóa được phân làm hai phần đó là: mã vạch (là phần thể hiện các mã số bằng vạch) và mã số là phần hiển thị các chữ số hay serial của các sản phẩm. Một mã vạch đúng tiêu chuẩn được định dạng như sau.

  • Hai hoặc ba chữ số đầu sẽ là mã quốc gia của hàng hóa
  • Bốn hoặc năm chữ số tiếp theo là mã của doanh nghiệp
  • Tiếp theo là mã của mặt hàng bao gồm ba hoặc bốn con số tiếp theo
  • Và số cuối cùng là số kiểm tra

Sự phân định rõ ràng như vậy có thể chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của các loại mặt hàng và bản thân của mỗi dãy số này chỉ là đại diện cho mỗi mặt hàng chứ không mang tính chất về đặc điểm của chúng.

Ngày nay trên thế giới tiêu chuẩn mã vạch đã có những quy định chung. Mã vạch cho các sản phẩm có đăng ký bản quyền đều sử dụng mã vạch EAN và mã vạch UPC. Đây là 2 mã vạch tiêu chuẩn đã được thế giới công nhận.

Mã Vạch EAN

Mã vạch EAN là một hệ thống được sáng lập ra bởi thành viên của 12 nước châu Âu và hiện đang được áp dụng và phát triển nhanh chóng tại hầu khắc các nước trên toàn thế giới. Mã số của EAN được cấu tạo gồm 13 chữ số. Cũng theo định dạng tiêu chuẩn như trên. Với 3 số đầu được mặc định là mã số của quốc gia xuất khẩu sản phẩm. Ta có cách tính mã vạch cho mã EAN-13.

ma-vach-ean13

Cách tính mã vạch EAN-13

Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:

  • Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A.
  • Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng này nhân với 3 được một số (B).
  • Lấy tổng của A và B được số A+B.
  • Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó.

Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi số EAN-13 có 13 chữ số. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã được thêm vào cuối chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại số này trước khi in, nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu.

Quy ước: Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1.

Cấu trúc của mã vạch EAN-13 như sau

Các vạch bảo vệ trái – 6 số kể từ số thứ hai đến số thứ bảy – các vạch bảo vệ trung tâm – 5 số tiếp theo (8-12)- số kiểm tra – các vạch bảo vệ phải

Phía trước các vạch bảo vệ trái và phía sau các vạch bảo vệ phải luôn luôn phải có các khoảng lặng trắng để tránh cho máy quét không bị đọc sai.

Việc mã hóa của 6 số từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 7 phụ thuộc vào giá trị của số đầu tiên theo quy tắc chẵn -lẻ dưới đây.

Số đầu tiên 2 3 4 5 6 7
0 Lẻ Lẻ Lẻ Lẻ Lẻ Lẻ
1 Lẻ Lẻ Chẵn Lẻ Chẵn Chẵn
2 Lẻ Lẻ Chẵn Chẵn Lẻ Chẵn
3 Lẻ Lẻ Chẵn Chẵn Chẵn Lẻ
4 Lẻ Chẵn Lẻ Lẻ Chẵn Chẵn
5 Lẻ Chẵn Chẵn Lẻ Lẻ Chẵn
6 Lẻ Chẵn Chẵn Chẵn Lẻ Lẻ
7 Lẻ Chẵn Lẻ Chẵn Lẻ Chẵn
8 Lẻ Chẵn Lẻ Chẵn Chẵn Lẻ
9 Lẻ Chẵn Chẵn Lẻ Chẵn Lẻ

Các số từ vị trí 8 đến vị trí thứ 13 được mã hóa theo chuỗi đảo ngược của mã hóa lẻ (xem bảng dưới đây) của số có giá trị tương ứng theo bảng dưới đây. Ví dụ số 0 có mã hóa lẻ là “0001101” thì khi được mã hóa ở các vị trí từ 8 đến 13 sẽ là “1110010”.

Các vạch bảo vệ trái và phải có giá trị bit là 101. Các vạch bảo vệ trung tâm có giá trị bit là 01010.

Mã hóa chẵn lẻ

Chuỗi mã hóa chẵn hay lẻ của các giá trị số từ 0 đến 9 được liệt kê trong bảng sau:

Giá trị số Lẻ Chẵn
0 0001101 0100111
1 0011001 0110011
2 0010011 0011011
3 0111101 0100001
4 0100011 0011101
5 0110001 0111001
6 0101111 0000101
7 0111011 0010001
8 0110111 0001001
9 0001011 0010111

Nó được áp dụng để in các số từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 7.

Tham khảo chi tiết thêm tại nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/EAN-13

Mã vạch UPC

Mã vạch UPC hệ thống này thuộc quyền quản lý của một hội đồng mã thống nhất Mỹ và hiện vẫn đang được sử dụng tại Úc và Mỹ. Các doanh nghiệp cũng do các tổ chức mã số quốc gia cấp cho các thành viên của mình. Với mã mặt hàng sẽ do các nhà sản xuất hàng hóa quy định và phải đảm bảo các loại mã số này là duy nhất không bị trùng lặp.

Các mã vạch UPC cũng có nhiều biến thể xung quanh chúng. Các loại mã vạch UPC khác cũng tồn tại (chẳng hạn UPC-E, UPC bổ sung 2 số, UPC bổ sung 5 số v.v). UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số. Do vậy mới có từ EAN.UCC-12.

Cách tính mã vạch UPC

Trước khi có sự ra đời của EAN-13 thì quy tắc tính số kiểm tra của UPC-A như sau:

  1. Lấy tổng của các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11). Các số này nhân với 3 được một số A.
  2. Lấy tổng của các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, 8,10) được một số B.
  3. Lấy tổng (A + B) và xét tính chia hết cho 10. Nếu chia hết thì số kiểm tra bằng 0. Nếu không chia hết (số dư khác 0) thì lấy phần bù (10- số dư) làm số kiểm tra.

Quy tắc này phù hợp với quy tắc tính số kiểm tra của EAN-13 do sau khi thêm số 0 vào đầu chuỗi UPC-A thì các vị trí chẵn của UPC-A đổi thành vị trí lẻ của EAN-13 và ngược lại.

Thực tế UPC-A là một tập con của EAN-13 với số 0 dẫn đầu. Ví dụ chuỗi số “123456789012” của UPC-A thực tế hoàn toàn đồng nhất với chuỗi số “0123456789012” của EAN-13. Do vậy, mọi quy tắc trong mã hóa của UPC-A là các quy tắc mã hóa của EAN-13 (tính số kiểm tra, các giá trị bit của các số được mã hóa cũng như của các vạch bảo vệ trái, phải, trung tâm). Được áp dụng cho chuỗi: “0” + chuỗi UPC-A.

Cấu trúc mã vạch UPC

Mã nhà sản xuất: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Việc cấp mã nhà sản xuất do hội đồng UCC cấp cho các công ty hay nhà sản xuất có mặt hàng sử dụng loại mã vạch UPC. Tuy nhiên, trên thực tế không phải công ty hay nhà sản xuất nào cũng có tới 100.000 mặt hàng. Nên UCC đã quyết định sử dụng mã nhà sản xuất dài hơn 5 số. Mã này tên gọi đầy đủ của nó là “mã nhà sản xuất độ dài biến đổi” (tiếng Anh: variable-length manufacturer code). Điều này đồng nghĩa với mã sản phẩm bị hạn chế hơn.

ma-vach-upc

Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Với việc áp dụng mã nhà sản xuất dài hơn 5 số thì mã sản phẩm bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu một nhà sản xuất nào đó có hơn 100.000 mặt hàng khác nhau. Họ có thể xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác.

Số kiểm tra, được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A.

Tham khảo chi tiết tại nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/UPC-A

In ấn mã vạch

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa bắt buộc phải có mã vạch đi kèm với sản phẩm. Chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Việc đăng ký mã số cho sản phẩm được tính phí gia hạn hàng năm.

Mã số đã được đăng ký bản quyền cho doanh nghiệp tùy theo doanh nghiệp đó lựa chọn phương thức in cho sản phẩm. Các tem mã vạch thường có yêu cầu khá cao về độ bền với thời gian. Ngày nay các mã vạch được in ấn thông qua việc sử dụng giấy in mã vạch và máy in mã vạch. Với những chất liệu cao cấp, giấy in mã vạch cho bạn nhiều sự lựa chọn về độ bền bỉ cũng như độ sắc nét của tem nhãn mã vạch. Với những chất liệu giấy cao cấp như pvc và giấy xi bạc. Việc đảm bảo độ bền cho tem mã vạch bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

>>>>> Xem chi tiết giá giấy in mã vạch

Từ khóa » Tính Mã Số