Mã Vạch QR Và Thư Viện ZXing | Blog Người Tự Do |Chia Sẻ Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm
Mã QR [11] là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ “QR” xuất phát từ “Quick Response”, trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản.
Một ảnh của mã vạch
2. Khả năng lưu trữ
Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di dộng có gắn camera (camera phone) ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm đơn giản việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không mấy hấp dẫn. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động.
Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùng máy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu.
Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng giêng năm 1999 và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng sáu năm 2000.
Khả năng lưu trữ dữ liệu mã QR
Số đơn thuần Tối đa 7.089 kí tự
Số và chữ cái in Tối đa 4.296 kí tự
Số nhị phân (8 bit) Tối đa 2.953 byte
Kanji/Kana Tối đa 1.817 kí tự
Khả năng sửa chữa lỗi
Mức L 7% số từ mã (codeword) có thể được phục hồi.
Mức M 15% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức Q 25% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức H 30% số từ mã có thể được phục hồi
3. Ứng dụng của QRcode:
QR Code ban đầu được phục vụ cho công việc sản xuất ô tô với khả năng mang nhiều dữ liệu mã hóa hơn, độ dung lỗi cao hơn và thời gian quét nhanh hơn. Sau đó, khi các ứng dụng sử dụng QR Code trên điện thoại thông minh (smart phone) xuất hiện thì QR Code dần được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều lĩnh vực. Một số ứng dụng của mã QR ở Nhật Bản và châu Á gồm: ứng dụng của mã QR trong điện thoại di động; thiết bị chữa trị và chuẩn đoán bệnh trong y học; mã vạch QR và công nghệ nhận dạng bằng tần số sóng radio (RFID) ứng dụng trong chuỗi cung ứng…
Trong tương lai, mã vạch QRcode có thể được sử dụng trong các lĩnh vực như:
- Sử dụng tại các bến xe bus : người sử dụng khi quét mã QR Code của bến xe bus sẽ biết thông tin về các chuyến xe sắp tới.
- Sử dụng tại bảo tàng : người sử dụng chỉ cần quét mã QR Code đặt cạnh vật trưng bày là biết được thông tin chi tiết và cập nhật về đồ vật đó.
- Sử dụng để mua hàng ở bất kỳ đâu : người sử dụng khi đi tàu điện ngầm, xe bus … nếu thấy thích mặt hàng đang quảng cáo trên đó có thể đặt mua ngay lập tức thông qua QR Code và Mobile Internet.
- Sử dụng tại siêu thị : người mua có thể quét mã QR Code để biết được hàm lượng dinh dưỡng của đồ ăn cần mua.
- Sử dụng tại các hội thảo : người tham gia hội thảo có thể sử dụng QR Code thay cho Business Card của mình.
- Sử dụng với các tờ báo/tạp chí giấy : người đọc có thể quét mã QR Code được in trong tờ báo/tạp chí giấy để truy cập phiên bản online/mobile của tờ báo/tạp chí này.
- Sử dụng tại quán bar/club : để xác định xem ca sỹ, ban nhạc, bài nhạc đang chơi là ai/bài nhạc gì?
- Sử dụng với các món ăn : để biết được công thức và cách chế biến món ăn.
- Sử dụng với đồ vật cá nhân (xe, áo thun…) : để cung cấp thông tin về chủ nhân…
- Sử dụng để thu tiền xe ô tô: thay vì việc phải dừng lại ở trạm thu phí, xe ô tô có thể di chuyển qua trạm với tốc độ vừa phải mà vẫn nộp được phí nếu được gắn QR Code trên xe.
4. Ưu điểm:
- Mã vạch QR là một loại mã vạch hai chiều có nhiều tính năng ưu việt do Công ty Denso của Nhật Bản phát minh. Mã vạch QR có khả năng mã hóa nhiều thông tin, giải mã nhanh, khả năng sửa lỗi cao(có thể đọc được mã bị mờ hoặc mất đi một phần) và có thể mã hóa được ký tự Kanji và chữ tiếng Việt. Thông qua việc tích hợp vào các thiết bị điện thoại di động, mã QR đang được các công ty Nhật Bản phát triển thành các giải pháp thông minh cho thương mại qua di động…
- Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn…
5. Nhược điểm:
Những ứng dụng trong tương lai dành cho mã vạch QR code là rất lớn, nhưng mã vạch này cũng có những hạn chế nhất định như sau:
- QR code đòi hỏi phải có phần mềm đọc mã trên điện thoại, và nếu mã này xuất hiện ngoài trời như trên billboard, bến xe… có thể những chướng ngại vật khác sẽ hạn chế khả năng nhận dạng của máy. Bạn phải có smart phone tích hợp camera mới đọc được mã.
- QR code cũng không có tính lan truyền (viral) như hình thức nhắn tin SMS…
- Hơn nữa, tuy QR code cực kỳ phổ biến tại Nhật Bản, song nhìn chung loại mã này vẫn còn khá mới mẻ. Thông thường doanh nghiệp phải giải thích và hướng dẫn khách hàng cách sử dụng.
II. Thư viện Zxing:
1. Khái niệm
Zxing [12] (viết tắt của “zebra crossing”) là một thư viện mã nguồn mở, xử lý nhiều định dạng mã vạch 1 chiều và 2 chiều, được cài đặt bằng Java. Mục đích của thư viện này là sử dụng máy ảnh trên điện thoại di động để chụp và giải mã các mã vạch trên thiết bị, không cần phải kết nối với máy chủ. Hiện tại thư viện hỗ trợ các định dạng mã vạch sau:
- UPC-A và UPC-E
- EAN-8 và EAN-13
- Code 39
- Code 128
- QR Code
- Data Matrix
- ITF
Thư viện này được chia làm nhiều phần, các phần sau vẫn đang được hỗ trợ và phát triển thường xuyên:
- core: là phần lõi thư viện giải mã và là phần chính của toàn bộ dự án.
- javase: ứng dụng khách cho J2SE.
- android: ứng dụng khách cho Android.
- androidtest: chương trình demo trên Android.
- android-integration: thư viện hỗ trợ tích hợp Barcode Scanner (bộ quét mã vạch) thông qua Intent cho Android.
- zxingorg: mã nguồn của trang http://zxing.org/w.
- zxing.appspot.com: mã nguồn của trang web tạo mã vạch http://zxing.appspot.com/.
Các mô đun sau được đóng góp và phát triển không thường xuyên:
- javame: ứng dụng khách cho JavaME.
- csharp: thư viện cho C#.
- cpp: thư viện cho C++.
- rim: ứng dụng khách cho RIM/Blackberry.
- iphone: ứng dụng khách cho iPhone (chỉ hỗ trợ mã QR).
- bug: ứng dụng khách cho BugLabs’s BUG.
- symbian: thư viện cho Symbian
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Thư Viện Zxing
-
Quét QrCode Và Barcode Với Thư Viện Zxing - Viblo
-
Tạo ứng Dụng QR Code Scanner Nhanh Chóng Với Thư Viện ZXING
-
Tạo Và đọc Mã QR Sử Dụng Thư Viện Zxing.dll - YouTube
-
ZXing ("Zebra Crossing") Barcode Scanning Library For Java, Android
-
Tích Hợp Thư Viện ZXing Trực Tiếp Vào ứng Dụng Android Của Tôi
-
Nhúng Thư Viện Zxing Mà Không Cần Sử Dụng ứng Dụng Máy Quét ...
-
Sử Dụng Bộ Thư Viện ZXing để Tạo Và Scan Mã QR Code Trong ứng ...
-
HƯỚNG DẪN VÍ DỤ VỀ ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỌC MÃ VẠCH ...
-
(PDF) DOAN HOA MINH(74-80 | Nguyen Quang
-
Xử Lý Bar Code, QR Code Bằng Thư Viện ZXing Trong Lập Trình Android
-
Cách đọc Mã QR Trong Android Bằng Cách Tích Hợp Thư Viện Zxing ...
-
ZXING LIBRARY Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch
-
ZXING Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Hướng Dẫn Lập Trình ứng Dụng đọc QR (Scan QR ) Code Sử Dụng ...