+ …Má Việt | Phía Trước Là Chân Trời

Phân tích nhân vật má Việt trong truyên ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Khi phân tích học sinh cần chú ý  những điểm sau :

_ Má Việt là người phụ nữ đảm đang, lam lũ tần tảo (chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình ); rất mực yêu thương chồng con

_ Gan góc, bất khuất, căm thù giặc sâu sắc, đầy nhiệt tình cách mạng

_ Má Việt là hiện thân của truyền thống gia đình, là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng về người phụ nữ nông dân Nam bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước : Cuộc sống chồng chất đau thương nhưng rất đỗi kiên cường cao cả

I/ Mở bài

II/ Thân bài

Má là một hiện thân của truyền thống gia đình và là một hình tượng mạng đậm dấu ấn riêng của phong cách Nguyễn Thi

_ Là một người mẹ chắc khỏe về thể chất và mạnh mẽ về tinh thần

Điều đó được thể hiện ngay trong

+ Ngoại hình của má : Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, chiếc nón rách, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lại không con thấy bạc; dư sức một mình rinh thúng lúa từ dưới thuyền đặt lên giường ngủ. Đó là chân dung của mẹ.

Mẹ còn là người phụ nữ

+ Tần tảo xốc vác thương chồng thương con

Sáng sáng câu dặn con vừa hối hả buông khỏi miệng thì chân đã vội đẩy xuồng ra tít giữa sông. Chiều về , cái nón rách có dễ chưa kịp quạt cho khuôn mặt bớt đi một hai phần đỏ rực lại đã bơi đi, canh hai mới trở lại nhà, người sự mùi lúa gạo và mồ hôi, thứ mùi của đồng áng của cần cù sương nắng.

Nhưng mẹ là người mẹ trong chiến tranh, chỉ tần tảo xốc vác thôi chưa đủ. Mà mẹ còn phải trở thành một sức mạnh không thế lực tàn bạo nào có thể khuất phục. Má của Việt là như vậy

_ Gan góc, căm thù giặc sâu sắc, biết ghìm nén, biết vượt lên đau thương để sống, chiến đấu và che chở cho đàn con.

Ngay từ thời con gái, má Việt đã thể hiện tính cách

+ Gan góc

Chiều chiều đi làm mướn về vì không có tiền đi đò nên mẹ lấy nón làm phao mà lội qua sông

Lấy chồng rôi má lại lặn lội thăm chồng, lên rừng xuống biển má cũng đi. Rồi ba Việt bị chặt đầu, má « cư theo cái thằng xách đầu mà đòi ». « Đi từ ấp trong ra ấp ngoài, nó qua sông tao cũng qua, nó về quận tao cũng tới. Một tay tao bồng em mày, một tay tao cắp rổ », mặc cho nó bắn đùng đùng trên đầu. Và khi quân bất nhân đi rao khắp chợ rồi liệng cái đầu ba vào ngực má, đầu ba rơi ở dưới đất không lượm mà má cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá. Có ai ngơ cái truyền thống yêu nhau tam tứ núi cũng trèo xưa, lại được má thể hiện sinh động nhưng đau đớn dữ dội đến thế

+ Căm thù giặc sâu sắc, biết ghìm nén, biết vượt lên đau thương để sống và chiến đấu

Chồng bị chặt đầu, nỗi đau ấy khác gì dao cứa ngang tim, nhưng mẹ cố không để rơi nước mắt « chiều hôm đó về tới nhà má mới khóc…Bao nhiêu năm sau đó cũng vậy, lúc nào nói đến chuyện trên má cũng không khóc ». Và nếu lệ cứ ứa ra, thì má chỉ nằm chứ không kể chi hết. Đau thương ấy, người mẹ một mình nuốt sâu vào đáy lòng, để lặng lẽ một mình chịu đựng sức thiêu đốt của nỗi đau âm ỉ cháy.

Dưới một núi đau thương, người mẹ ấy vẫn hiên ngang đối mặt với kẻ thù mà « hai bàn tay to bản » vẫn phủ lên đâu đàn con đứng nép dưới chân, vẫn kiên cường sống và chiến đấu lội hết đồng này sang bưng khác « đôi mắt tìm việ, bàn chân đo đường », vừa làm công cấy gặt vừa do tình thế địch.

Má Việt là hiện thân của truyền thống gia đình, là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng về người phụ nữ nông dân Nam bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước : Cuộc sống chồng chất đau thương nhưng rất đỗi kiên cường cao cả

Qua hình tượng má Việt, ta cũng thấy rõ được tài năng của Nguyễn Thi trong việc khắc họa tính cách nhân vật sống động, và nhất là thấy rõ tấm lòng yêu thương gắn bó sâu sắc đối với người nông dân Nam bộ của nhà văn. Ông thật xúng đáng với danh hiệu nhà văn của người nông dân Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

III/ Kết luận

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Từ khóa » Nhân Vật Má Việt Trong Những đứa Con Trong Gia đình