Mã Vùng Trung Quốc Và Cách Gọi điện Sang Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó), quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (giản thể: 中华人民共和国; phồn thể: 中華人民共和國; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó), là một quốc gia có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với dân số ước tính đạt khoảng 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đôBắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc và 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với tất các vùng lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), đơn phương tuyên bố hòn đảo là tỉnh thứ 23 của mình (mặc dù không kiểm soát trên thực tế), chính sách này hiện đang gây ra nhiều tranh cãi do tính chất sự phức tạp của nó đồng thời là tác nhân của vị thế địa - chính trị Đài Loan.
Với diện tích 9. 596. 961 km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 hoặc thứ 4 tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là các sông dài thứ 3 và thứ 6 trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông - nơi có dân cư tập trung đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc trải dọc theo Thái Bình Dương và dài 14. 500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ lưu vực ở 2 con sông: Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang). Trải qua hơn 5. 000 năm, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn mạnh, đặc trưng bởi hệ thống tư tưởng, triết học như Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dươngngũ hành - có sức ảnh hưởng to lớn, sâu rộng đối với các quốc gia láng giềng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn,. . . ), hoạt động giao thương xuyên châu Á (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ. Với hơn 5. 000 năm lịch sử, Trung Quốc là một trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới (cùng với Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ) và là nền văn minh duy nhất trong số đó vẫn còn tồn tại nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.
Hệ thống chính trị của Trung Quốc thời kỳ phong kiến được dựa trên các triều đại quân chủ chuyên chế kế tập, khởi đầu là nhà Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà từ khoảng năm 21 TCN. Năm 221 TCN, nhà Tầnchinh phục một loạt các quốc gia nhỏ khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc dưới quyền cai trị của các triều đại phong kiến nối tiếp nhau đã trải qua nhiều lần mở rộng, thu hẹp, đứt đoạn và cải cách. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc suy yếu khiến cho quốc gia này bị các nước Đế quốc xâu xé sau Chiến tranh Nha Phiến và trở thành một vùng lãnh thổ bán thuộc địa trong vòng 110 năm (từ 1839 tới 1949). Trong giai đoạn này, Trung Hoa Dân Quốc lật đổ nhà Thanh vào năm 1912 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi và lên cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận và đầu hàngKhối Đồng Minh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai cùng Chiến tranh Trung–Nhật (1945), Trung Quốc quay trở lại với cuộc nội chiến giữa 2 thế lực: Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng - vốn đã kéo dài tới hơn 20 năm kể từ trước Thế Chiến (1927-1950), cuối cùng, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc Dân Đảng và thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó, Quốc Dân Đảng di dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan.
Giai đoạn sau khi thành lập, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần lượt trải qua các công cuộc đại cải cách kinh tế - văn hoá - xã hội bằng những "Phong trào", "Chiến dịch" cùng "Kế hoạch 5 năm", trong đó nổi bật nhất là Đại Cách mạng Văn hóa (bao gồm những chính sách như Thổ cải (cải cách ruộng đất), Tiêu diệt chim sẻ, Đại nhảy vọt; đồng thời thành lập, phát triển các đơn vị Hồng vệ binh,. . . ). Các kế hoạch này thất bại dẫn đến hậu quả là nạn đói, xã hội bất ổn, kinh tế tụt hậu, nhiều di sản văn hoá bị phá hủy và mối quan hệ giữa các giai cấp trở nên căng thẳng, bạo lực. Kể từ sau khi tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa vào năm 1978, nền kinh kế Trung Quốc với quy mô dân số khổng lồ đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2020, quy mô nền kinh tế Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân đạt mức 24,1 nghìn tỷ USD - đứng số 1 thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP danh nghĩa đạt mức 14,8 nghìn tỷ USD, xếp thứ 2 sau Hoa Kỳ, GDP bình quân đầu người đạt mức 10,839 nghìn USD/người - xếp hạng 59 toàn cầu theo danh nghĩa hoặc 17,206 USD/người, xếp hạng 73 trên thế giới theo sức mua.
Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực với số lượng lớn nhất thế giới cùng ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì (năm 2020). Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1971 sau khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trung Quốc cũng là thành viên của các tổ chức quốc tế đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó nổi bật như: WTO, APEC, BRICS, SCO và G-20,. . . Trung Quốc là một cường quốc và một số học giả nhận định đây là một trong những siêu cường tiềm năng trên thế giới. Trung Quốc đang có mục tiêu trở thành một siêu cường có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa; thậm chí đặt tham vọng sẽ thay thế Hoa Kỳ để trở thành siêu cường số 1 thế giới trong tương lai - tuy nhiên, tham vọng này không dễ đạt được cũng như kinh tế Trung Quốc hiện nay vẫn còn là một nền kinh tế công nghiệp mớiđang phát triển.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế, Trung Quốc hiện nay cũng đang phải đối mặt với các vấn đề từ cả từ trong lẫn ngoài nước như: tình trạng ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn, chênh lệch giới tính do hậu quả của 'chính sách một con' cùng bất bình đẳng xã hội, thất nghiệp - đặc biệt là trong tầng lớp những người trẻ tuổi, tham nhũng, những tranh cãi liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cùng hồ sơ nhân quyền, phong trào phản kháng cùng tư tưởng ly khai ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và Hồng Kông cùng các lệnh trừng phạt, cấm vận thương mại, ngoại giao và công nghệ đến từ phía Hoa Kỳ.
Từ khóa » Cách Gọi điện Thoại Bàn Sang Trung Quốc
-
Cách để Gọi điện Thoại đến Trung Quốc - WikiHow
-
Cách Gọi điện Thoại Sang Trung Quốc - IPES
-
Cách Gọi điện Thoại Quốc Tế Sang Trung Quốc
-
Cách Gọi điện Thoại Sang Trung Quốc - Campus Study Lab
-
Bảng Mã Vùng Điện Thoại Trung Quốc - Sân Bay
-
Mã Vùng Trung Quốc (đầu Số) - Ma-quoc
-
Gọi điện Thoại đến Trung Quốc - VLOS
-
Hướng Dẫn Cách Gọi điện Thoại Sang Trung Quốc - 123doc
-
Hướng Dẫn Bạn Cách Gọi điện Thoại Bàn Mới Nhất 2021 - FPT Shop
-
Tìm Hiểu: Giá Cước Gọi Từ Việt Nam Sang Trung Quốc Bao Nhiêu?
-
Cách Thức Gọi đến Trung Quốc | Viber Out
-
Cập Nhật Cước Phí Gọi Sang Trung Quốc Của Sim VinaPhone
-
Cách Gọi điện Thoại Từ Trung Quốc Về Việt Nam
-
Tổng Hợp Những Cách Gọi Điện Thoại Từ Trung Quốc Về Việt Nam