MẮC COVID-19, TRIỆU CHỨNG GÌ NGHI NGỜ OMICRON?
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- Lịch sử Bệnh Viện
- Ban Lãnh Đạo
- Phòng Chức Năng
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Kế hoạch tổng hợp
- Phòng Hành chính quản trị
- Phòng Điều dưỡng
- Phòng Trang thiết bị y tế
- Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Công tác xã hội
- PHÒNG Công nghệ thông tin
- Khoa Lâm Sàng
- KHOA KHÁM BỆNH
- KHOA CẤP CỨU
- KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC
- KHOA NỘI A
- KHOA NỘI B
- KHOA NỘI TIM MẠCH
- KHOA NỘI THẦN KINH
- KHOA NỘI TIẾT VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- KHOA NHI
- KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC NHI
- KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
- KHOA NHIỄM
- KHOA PHẪU THUẬT GÂY MÊ HỒI SỨC
- KHOA NGOẠI TỔNG QUÁT
- KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH - BỎNG
- KHOA NGOẠI THẦN KINH
- KHOA UNG BƯỚU
- KHOA RĂNG HÀM MẶT
- KHOA TAI MŨI HỌNG
- KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
- KHOA ĐIỀU TRỊ YÊU CẦU
- KHOA LÃO
- KHOA PTTH - BỎNG - DA LIỄU
- Khoa Cận Lâm Sàng
- KHOA DƯỢC
- KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- KHOA XÉT NGHIỆM
- KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
- KHOA GIẢI PHẪU BỆNH
- KHOA DINH DƯỠNG
- CÁC TỔ CHỨC
- ĐẢNG BỘ
- CÔNG ĐOÀN
- ĐOÀN THANH NIÊN
- HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN
- Khám và Điều trị
- Hội nghị - Hội thảo
- Phòng Bệnh
- Hợp Tác Quốc Tế
- Thông báo - Tuyển dụng
- Quản lý chất lượng
- Văn bản chỉ đạo
- Báo cáo thống kê
- Lịch công tác
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Tin Tức - Sự Kiện
- Thông Tin Y Học
- Công Tác Xã Hội
- CHUYÊN MÔN
- Nghiên Cứu Khoa Học
- Phác đồ điều trị
- Đào Tạo
- Chỉ Đạo Tuyến
- Y HỌC THƯỜNG THỨC
- Câu lạc bộ bệnh nhân
- Kiến Thức Phổ Thông
- Kiến thức Y khoa
- THÔNG TIN
- THUỐC
- Giá Viện Phí
- Đấu Thầu
- TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÁNH
- QUY PHẠM PHÁP LUẬT
- QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- NGÂN SÁCH
- CHUYỂN ĐỔI SỐ
- HỎI ĐÁP VÀ GÓP Ý
Chị Đoàn Thị T, nhà ở xã Bình Ninh, Chợ Gạo, bị mắc COVID -19, triệu chứng giống cảm cúm, đau họng nhiều, kèm theo mất mùi vị, chị lo lắng hỏi bác sĩ có phải là omicron không? Vì bây giờ đi đâu người ta cũng nói về biến thể mới này. Bác sĩ trấn an: “Hiện nay omicron chưa xuất hiện ở nước ta, nhưng nếu chị bị mất mùi vị thì không phải là omicron, nhiều khả năng mắc covid loại cũ”.
Về chuyên môn, triệu chứng covid-19 điển hình là chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi và đau họng. Tuy nhiên từ ngày virus omicron xuất hiện, các nhà khoa học từ Nam Phi và Anh đã phân tích hàng trăm nghìn người bị nhiễm biến thể omicron cho thấy có 5 triệu chứng thường gặp của omicron là: mệt mỏi, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu và các cơn đau nhức cơ thể khác. Đặc biệt là bệnh nhân không có mất mùi, không có mất vị.
Cổ họng ngứa ngáy, đau rát của bệnh nhân mắc omicron như thế nào?
Triệu chứng ngứa họng, đau họng do nhiễm virus omicron thường nhầm với bệnh dị ứng, nhưng chúng có đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Omicron thường đi kèm với sốt và có đau ở cổ họng hoặc ngứa cổ họng. Đau họng xuất hiện lúc người bệnh nuốt, vì vậy họ sợ phải ăn hoặc uống. Ngược lại người dị ứng bị ít đau họng, mà ngứa họng nhiều hơn, dị ứng thường kèm theo ngứa da, đỏ da, thở khò khè. Một điểm khác biệt khác là đau họng, ngứa cổ họng ở người bị dị ứng sẽ cảm thấy có chất nhầy ở phía sau cổ họng do chảy dịch mũi sau, sự tích tụ chất nhầy nhiều làm họ thường cố gắng hắng giọng. Những người bị viêm họng do omicron thường không cố gắng hắng giọng vì nó sẽ gây đau nhiều hơn. Ngứa cổ họng nhưng cổ họng không đau thường không phải là triệu chứng của omicron.
Các số liệu từ một nghiên cứu của Ai Cập cho thấy đau họng, ngứa họng chiếm 30% trong tổng số người nhiễm omicron. Dữ liệu từ ứng dụng Zoe COVID cho thấy rằng bệnh viêm họng thường được báo cáo ở người lớn trong độ tuổi từ 18-65, hơn là bệnh nhân cao tuổi, nó không kéo dài quá 5 ngày. Tiến sĩ Angelique Coetzee người Nam Phi, người phát hiện ra biến thể Omicron, đã nói rất nhiều về những bệnh nhân mắc chủng này gặp phải tình trạng "ngứa cổ họng", gây khó chịu và đau khi nuốt.
Biến thể Omicron có thể dẫn đến các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng, tử vong nếu không được tiêm chủng
Các báo cáo từ Nam Phi - nơi biến thể omicron lần đầu tiên được phát hiện - cho thấy các triệu chứng của biến thể omicron nhẹ hơn ở những người được tiêm chủng đầy đủ, mặc dù biến thể này đã được chứng minh là trốn tránh vắc xin. Omicron gây biến chứng nặng ở người tiêm chủng không đầy đủ hoặc người không chịu tiêm ngừa, phần lớn người có mắc bệnh nền.
Biến thể Omicron của coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV-2) chắc chắn không giống với cảm lạnh thông thường. Trong khi chúng ta vẫn chưa biết về mức độ độc hại của biến thể Omicron, nhưng biến thể mới này đang chứng minh rằng nó có thể làm tăng tỷ lệ nhập viện và giết người, đó không phải là điều mà cảm lạnh thông thường làm. Ngày 15/12 vừa qua Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh báo cáo rằng đã có bảy trường hợp tử vong và 85 trường hợp nhập viện liên quan đến biến thể Omicron ở Anh.
Tiến sĩ Celine Gounder, chuyên gia nội trú về HIV / bệnh truyền nhiễm và một nhà dịch tễ học Mỹ nhận định: “Omicron có thể gây chết người ngang ngửa với delta ngay cả khi nó gây ra bệnh nhẹ hơn. Việc xem xét tác động tiềm tàng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng rất quan trọng khi những người ra quyết định cân nhắc một loạt các hạn chế khác - đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, đặt lại nhiệm vụ đeo khẩu trang”.
Làm sao phòng ngừa?
Tiêm tăng cường một liều vắc-xin Covid-19 là hành động hiệu quả bà con mình có thể thực hiện để bảo vệ chống lại biến thể. Nếu đủ số người được tiêm bổ sung, hàng nghìn ca tử vong trên thế giới có thể được ngăn chặn trong mùa lạnh hiện tại.
Với omicron, ngoài tiêm chủng tăng cường, bà con mình cần nghiêm túc mang khẩu trang khi ra đường, rửa tay sạch sẽ và giữ khoảng cách an toàn. Nhà cửa phải thật thông thoáng nhằm hạn chế virus tập trung và phát tán trong nhà. Động viên các cháu trong độ tuổi đi chích ngừa vaccine Covid đầy đủ, vì omicron đang lây nhiễm rất cao ở trẻ dưới 25 tuổi. Những ngày cuối năm và đầu năm mới là khoảng thời gian lễ hội của mọi người, để an toàn bà con mình tránh tập trung đông người như họp mặt, tiệc tùng, thăm viếng…Thời gian còn dài, cơ hội gặp nhau còn nhiều, không gì tập quán hội ngộ đầu năm mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và cho những người thân xung quanh mình.
BS NGUYỄN THÀNH ÚC
Tin liên quan 4 kỹ năng thoát hiểm sau tai nạn xe máy rơi xuống mương nước - 19/12/2024 RỐI LOẠI LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN GÚT - 17/12/2024 TĂNG ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP - 17/12/2024 VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN ĐAU MẠN TÍNH - 16/12/2024 Bệnh Lao: Thách thức và nỗ lực chấm dứt tại Việt Nam - 16/12/2024Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS Thiếu vacxin 5 trong 1 thực trạng và giải pháp Giám đốc Sở Y tế - Trần Thanh Thảo tiếp xúc nhân dân phường 2 Không được chủ quan với bệnh dại
Liên kết website Bộ Y tế Cục Quản lý khám chữa bệnh Sở Y tế Tiền Giang Hội Thần Kinh học VN Hội Thần kinh Mekong Đại học Y dược TPHCM Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Đại học Y Hà Nội Đại học Y dược Huế WHO Bệnh viện Chợ Rẫy Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Nhi đồng 1  Đang truy cập : 19   Hôm nay: 1   Tổng lượt truy cập: 3156651
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANGĐC: Số 315 quốc lộ 1A, ấp Long Hưng, xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho
Điện thoại: 02733 872 363 Fax: 02733 876 702
Email: khthbvtg@gmail.com. Website: http://benhvientiengiang.vn.
Từ khóa » Chỉ Bị Ngứa Họng Có Phải Covid
-
[PDF] COVID-19: Xác Định Các Triệu Chứng
-
Đau Họng Covid Như Thế Nào - Cách Phân Biệt Với Các Dạng đau ...
-
Nhận Diện Viêm Họng Với Covid 19
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì? - Bộ Y Tế
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì?
-
Phân Biệt Triệu Chứng Covid 19 Với Cảm Cúm Thông Thường - VNVC
-
Khó Thở, đau Rát Họng Có Phải Dấu Hiệu COVID-19 Không? - Vinmec
-
12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Nhiễm SARS-CoV-2
-
Những Dấu Hiệu Cơ Bản để Nhận Biết Bạn đang Mắc Covid-19 Và ...
-
10 Cách Chữa Dứt Ho Dai Dẳng Tại Nhà Sau Mắc COVID-19
-
Ngứa Họng Không Ho Liệu Có Phải Bị Nhiễm COVID-19?
-
Đau Họng Khi Bị COVID-19, Cần Làm Gì? - YouTube
-
Mẹo Giảm Ho Nhanh Khi Mắc COVID-19 - Báo Lao động
-
[PDF] Hướng Dẫn Phòng Chống Virus Corona Chủng Mới - 山形県