Mắc Khén - Hà Nội - Cây Cảnh Hải Đăng

Mắc khén giống chuẩn hàng sẵn sàng trao tay khách. Nhanh tay ib 0966.446.329 để được tư vấn miễn phí cách đặt hàng. Chú ý số lượng có hạn. Được biết mắc khén hay còn gọi Sẻn hôi, cóc hôi, Vàng me, Xong, Hoàng mộc hôi ( danh pháp khoa học hai phần Zanthoxylum rhetsa ) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cửu lý hương hay họ Cam quýt Rutaceae. Loài này được mô tả khoa học lần đầu tiên bởi (Roxb.) DC. năm 1824. Dưới đây là hình ảnh mắc khén cho bạn đọc tham khảo.

Hình ảnh cây mắc khén
Hình ảnh cây mắc khén

Vậy cây mắc khén là cây gì ?

Về đặc điểm thực vật, cây mắc khén là loại cây gỗ nhỡ cao từ 14 – 18m, thân thẳng, vỏ có nhiều gai mọc. Lá mắc khén là lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa. Hoa mọc thành chùm màu xám trắng, hoa đa tính, thuộc mẫu 4; nhị 4; lá noãn 1 – 3. Mùa ra hoa chủ yếu từ tháng 6 – 7, quả chín tháng 10 – 11. Quả nang, với một hạch to bằng hạt đậu Hà Lan, màu đỏ, với phần ngoài có khía rãnh, phần trong trắng, như giấy da, sớm rụng. Hạt hình cầu khi chín có màu đen óng. Hạt mắc khén ( thực chất là phần vỏ quả; phần hạt đen ở bên trong thì không có mùi vị đặc biệt nên thậm chí có thể đãi bỏ đi ) có vị cay và thơm, được sử dụng như một thứ gia vị rất phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam, ( đặc biệt là người Thái ) hoặc vùng thượng Lào, và vùng Tây Bắc Thái Lan.

Thông tin thêm

1. Bộ phận dùng

Vỏ, quả, vỏ rễ – Fructus, Cortex et Cortex Radicis Zanthoxyli Rhetsae.

2. Dược tính

Quả mắc khén chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu, trong khi đó vỏ quả chứa d – terpinen, d – a – phellandren, 4 – caren, b – pinen, d – a – dihydrocarvol, 4 – terpinol và dl – carvotanacetone; ngoài ra có chất kháng khuẩn. Trong vỏ cây có 2 aecaloid là budrungain ( 0,0025% ), budrungainin ( 0,005% ); và lupeol.

Mắc khén cây giống
Mac Khen Cay Giong

Mắc khén có tác dụng gì ?

– Tính vị, tác dụng: Quả mắc khén có vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng rất tốt trong việc làm se, kích thích, lợi tiêu hoá. Vỏ rễ màu đỏ nâu có vị đắng, mùi thơm dễ chịu, cùng tính ấm; có tác dụng kích thích, trị giun và điều kinh, lọc máu ở thận. Vỏ thân thơm, bổ và giúp hạ nhiệt.

– Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả hạt dùng trong dân gian để trị đầy hơi, ỉa chảy, thấp khớp. Ngoài ra còn được dùng làm gia vị thay hạt tiêu, thường được bảo quản trong giấm. Tinh dầu hạt dùng chữa thổ tả. Vỏ rễ để trục giun. Vỏ thân dùng trị ỉa chảy, sốt rét, thấp khớp, mất trương lực của dạ dày. Ngoài ra lá còn được dùng thay men để chế một loại bia gạo do khi vò lá thì thấy có tiết ra một chất gôm thơm. Lá non thường được dùng làm gia vị.

– Giá trị sử dụng:

+ Theo Singh (2004), Chadha (2008), tại Ấn Độ thì lá, rễ, vỏ cây Mắc khén được sử dụng chống lại bệnh sốt thông thường, sốt rét, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, bệnh hói đầu. Theo dân gian Trung Quốc vỏ cây và hạt cây Mắc khén được sử dụng trong chống các bệnh sốt, khó tiêu, và chống lại dịch tả. Tại Nêpan thì đặc biệt hơn chút, chiết suất vỏ, hạt cây Mắc khén tạo ra một số loại thuốc chống nhiễm trùng, thuốc an thần, viêm khớp.

+ Den Hertog, W.H. and K.F. Wiersum (2000), người dân của bộ lạc Bhotiya thì lấy hạt cây Mắc khén làm gia vị cho các món ăn truyền thống. Tại Lào, quả Mắc khén được sử dụng như một dạng hạt tiêu, chiết xuất dầu từ hạt dùng để làm loại thuốc chống viêm răng, lá có thể được sử dụng làm hoạt chất lên men của bia rượu.

+ Tại Philippin, vỏ cây giã nát, trộn với dầu để xoa bóp ngoài chữa các vết bầm dập, các chỗ đau. Người dân Ấn Độ sử dụng quả Mắc quản, đau nhức răng, rối loạn nhịp tim và viêm khớp. Một số nơi ở đảo Java, người ta lấy quả Mắc khén còn non để làm gia vị thay ớt và hạt tiêu. Còn người Mianma lại lấy lá non phơi khô làm gia vị trong chế biến thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Theo Suresh Lalitharani và cộng sự ( 2010 ), khi phân tích vỏ cây Mắc khén đã tìm được 15 hợp chất, trong đó có một số chống ô-xy hóa và kháng khuẩn rất tốt.

Phân bố và sử dụng giống làm gia vị

Tại Ấn Độ, cây Mắc khén phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1.000 – 2.000m so với mực nước biển. Nêpan, Mắc khén phân bố khá rộng ở độ cao từ 1.100 – 2.500m. Trung Quốc, cây Mắc khén có thấy mọc ở những vùng cận nhiệt đới. Ở Lào thì Mắc khén mọc tự nhiên ở độ cao từ 1.000 đến 2.000m.

Tại Việt Nam, mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó tập trung nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Đây là một loài cây đặc sản, với sản phẩm chính là hạt ( quả ) dùng chủ yếu để làm gia vị. Đặc biệt hạt được ví như hồ tiêu của vùng Tây Bắc, tuy mùi vị không hoàn toàn giống hồ tiêu. Hạt mắc khén thơm ngon, cay tê nơi đầu lưỡi, nên là thứ gia vị không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số đặc biệt là người dân tộc Thái và người H’Mông. Tuy nhiên sử dụng nhiều thì có thể gây đắng.

Mắc khén mang nét đặc thù văn hóa, truyền thống bản địa, là linh hồn của các món ăn như thức chấm chẳm chéo; thịt động vật nướng ( gồm cá, gà, lợn, bò ); tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói ( như thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, cá gác bếp, lạp xường, xúc xích hun khói ).

Hạt tươi vô cùng thơm tuy nhiên để bảo quản lâu dài thì thường phải được phơi khô. Hạt được rang sơ cho thơm và giã/xay vụn trước khi sử dụng.

Ngoài lề: Mắc khén hạt dổi là gì ?

Mắc khén hạt dổi là tên gọi gộp chung hai thứ gia vị hầu như chỉ thấy có ở vùng Tây Bắc đó là hạt mắc khén và hạt dổi. Ở đây thì hạt mắc khén và hạt dổi được dùng chủ yếu là làm gia vị tẩm ướp, gia vị cho món chấm và tạo nên những đặc sản vô cùng nổi tiếng của những vùng đất nơi đây.

Hạt mắc khén thì đã được giới thiệu ở trên. Còn hạt Dổi thì cũng vậy. Hạt Dổi có mùi thơm đặc trưng. Xưa nay đồng bào Thái ở Tây Bắc sử dụng hạt Dổi làm gia vị chấm, và gia vị ướp các món ăn cổ truyền như thịt Bò / Trâu / Lợn khô, hoặc các món như Lạp Xưởng! Ngoài ra còn có khá nhiều món cũng cực kì hợp với Hạt Dổi, ví như điển hình là món canh Măng Pửng ( là món sử dụng đọt non của Măng Giang, cắt khúc, ngâm nước tro nhạt trong vòng 3 ngày rồi đem nấu với xương Bò).

Mắc khén hạt dổi dùng như thế nào?

Mắc khén hái từ trên cây xuống là có thể sử dụng luôn, dùng lúc này là ngon nhất nhưng do không để được lâu, nên phải đem phơi khô. Hạt mắc khén phơi khô lại chưa thể sử dụng ngay, mà phải rang qua rồi đem đi giã nhỏ để có thể sử dụng.

Đối với Hạt dổi thì cách thu hoạch cầu kì hơn nhiều, hạt dổi loại ngon nhất là phải đợi hạt chín, rụng từ trên cây xuống. Vì loại này rất quý ( rất ít người bán, hoặc có thì giá cũng trên trời lên tới vài triệu/kg ) nên hàng năm gần đến mùa thu hoạch, người dân vào rừng, nơi những cây hạt dổi rừng lâu năm, sau đó căng lưới ở dưới gốc để tránh sót hạt.

Hạt Dổi khi phơi khô có mùi thơm đặc biệt, sau đó được đem nướng trên than hồng. Nếu là hạt Dổi rừng xịn sẽ nở căng ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Và cuối cùng là đem đi giã nhỏ ra để sử dụng.

Cùng chuyên mục: Rau bép cây giống <<<< click tìm hiểu ngay

Địa chỉ bán mắc khén uy tín chất lượng ?

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.

  • Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây mắc khén giống phù hợp.
  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.

Từ khóa » Hình ảnh Quả Mắc Khén