Mách Bạn 3 Cách Nấu Vịt Tiềm Bổ Dưỡng Ngay Tại Nhà - VinID

Vịt tiềm là món ăn cực kỳ bổ dưỡng với hàm lượng chất dinh dưỡng siêu cao từ các nguyên liệu chế biến đặc biệt. Món ăn này phù hợp cho các đối tượng đang dưỡng bệnh hoặc cần tăng thêm nhiều sức đề kháng cho cơ thể. Với công thức siêu đơn giản, VinID sẽ mách cho bạn 3 cách nấu vịt tiềm thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà.

Nội dung chính

  • 1. Cách nấu vịt tiềm miền Tây
  • 2. Cách nấu vịt tiềm thuốc Bắc
  • 3. Cách nấu vịt tiềm ngũ quả

1. Cách nấu vịt tiềm miền Tây

  • Nguyên liệu
    • Thịt vịt: 500 gram (phần đùi hoặc phần ức)
    • Xương heo: 300 gram
    • Nấm đông cô: 80 gram
    • Thảo mộc hoặc hoa hồi: 30 gram
    • Cải thìa: 300 gram
    • Hành lá: 50 gram
    • Gừng: 2 củ
    • Nước tương: 80 ml
    • Bột nêm: 2 muỗng cà phê
    • Đường cát: 2 muỗng canh
    • Tiêu xay: 1 muỗng cà phê
    • Rượu trắng: 20 ml
    • Mì trứng: 300 gram
    • Một số dụng cụ thông dụng trong nhà bếp: nồi, chảo, vá, muỗng, đũa,,..
Nguyên liệu
Các nguyên liệu chính cho món vịt tiềm miền Tây
  • Sơ chế nguyên liệu
    • Rửa sạch từng lá rau cải thìa, chọn lấy phần gốc cải thìa, xắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. 
    • Hành lá mang rửa sạch, thái nhỏ.
    • Mang ngâm nấm đông cô với nước ấm cho nấm mềm, cắt bỏ phần cuống, rửa sạch với nước lạnh, vớt ra rổ, để ráo nước.
    • Nhổ thật kỹ hết lông vịt và lông măng vịt. Rửa sạch phần máu trong bụng con vịt.
    • Rửa sạch vịt với 500 ml rượu trắng trộn với 1 củ gừng, chà sát lên vịt để khử mùi hôi.
    • Cắt chanh chà tiếp và lặp lại bước chà gừng với rượu trắng lần nữa cho khử hết mùi.
    • Rửa sạch vịt lại với nước lạnh.
    • Cho 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tỏi băm và 1 muỗng cà phê hành băm vào thịt vịt. Trộn đều tay hỗn hợp cho hòa quyện.
    • Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô thịt vịt, ướp thịt vịt trong khoảng 25 – 30 phút cho thịt thấm đều gia vị.
Ướp gia vị
Ướp vịt ngấm đều các gia vị
    • Rửa sạch phần xương heo với nước muối pha loãng, chặt thành từng miếng nhỏ, chần sơ qua nước sôi để loại bỏ tạp chất dơ.
    • Hầm xương heo với 1,5 lít nước lọc trong khoảng 1 tiếng để làm nước dùng.
Hầm xương heo
Hầm xương heo để nước dùng ngọt hơn
  • Nấu vịt tiềm nấm
    • Bắc lên bếp chiếc chảo, cho 50 ml dầu ăn, làm nóng dầu với lửa vừa, cho thịt vịt vào chiên cho đến khi phần da của thịt chảy bớt mỡ, săn lại và ngả màu vàng ươm.
    • Đổ thịt vịt ra rây lọc cho ráo hết dầu.
    • Cho rau cải thìa vào nồi luộc chín trong khoảng 10 phút cùng với 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê dầu ăn cho cải thìa được bóng.
    • Vớt cải thìa ra thau nước đá lạnh để cải giòn và lên màu xanh của cải.
    • Cạo sạch vỏ 1 củ gừng, rửa sạch và cắt lát mỏng, mang rang chung với thảo mộc hoặc hoa hồi cho dậy mùi thơm.
    • Cho tất cả nguyên liệu trên vào cái túi vải trắng sạch, cột lại, cho vào nồi nước dùng.
    • Cho thịt vịt đã chiên vào nồi, nấu với lửa vừa, khi sôi cho nấm đông cô vào nấu tiếp trong khoảng 10 -15 phút.
    • Nêm nếm gia vị: 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay cho vừa khẩu vị, rắc thêm hành lá là hoàn thành.
Vịt tiềm
Vịt tiềm với các nguyên liệu đặc trưng
  • Thành phẩm
    • Cho mì tươi vào tô, chan nước dùng xung quanh và đặt đùi gà lên trên cùng. Rắc thêm hành lá và tiêu xay là có thể thưởng thức. Món này rất bổ dưỡng và thơm hương thuốc Bắc, phù hợp để bồi bổ cơ thể và dưỡng bệnh.
Vịt tiềm miền Tây
Vịt tiềm miền Tây

2. Cách nấu vịt tiềm thuốc Bắc

  • Nguyên liệu
    • Vịt: ½ con (khoảng từ 1,2 – 2 kg)
    • Thuốc Bắc: 30 gram
    • Dừa xiêm: 1 quả
    • Mía: ⅕ cây
    • Mì chính: 1 muỗng cà phê
    • Hạt nêm: 3 muỗng cà phê
Nguyên liệu
Nguyên liệu chính cho món vịt tiềm thuốc Bắc
  • Sơ chế nguyên liệu
    • Rửa sạch các nguyên liệu thuốc Bắc, để ráo nước.
    • Mía chặt thành các khúc nhỏ vừa đáy nồi hầm thịt vịt.
    • Nhổ thật kỹ hết lông vịt và lông măng vịt. Rửa sạch phần máu trong bụng con vịt.
    • Rửa sạch vịt với 500 ml rượu trắng trộn với 1 củ gừng, chà sát lên thân và lòng vịt để khử mùi hôi.
    • Cắt 1 lát chanh chà tiếp và lặp lại bước chà gừng với rượu trắng lần nữa cho khử hết mùi.
    • Rửa sạch vịt lại với nước lạnh, để ráo nước.
Rửa sạch vịt
Rửa sạch vịt để khử mùi hôi

Nấu vịt tiềm thuốc Bắc

  • Cho vào chảo nguyên con vịt và đổ dầu ăn ngập thân vịt, chiên sơ với lửa vừa khoảng 5 phút.
  • Vớt vịt ra một chiếc nồi khác (nên chọn hầm vịt tiệm trong nồi đất để giữ nguyên hương vị và độ nóng cho món ăn), lót trước các khúc mía dưới đáy nồi.
  • Đổ hết nước dừa xiêm vào nồi, nếu chưa đầy ngập thân vịt thì đổ thêm nước lọc bên ngoài vào cho đến khi ngập sấp thân vịt. Rải thuốc Bắc xung quanh thân vịt.
  • Hầm vịt tiềm thuốc Bắc trong khoảng 1 tiếng để cho vịt mềm nhừ và thấm đều thuốc Bắc.
  • Nêm nếm gia vị hạt nêm và mì chính cho phù hợp với khẩu vị là hoàn thành.
Vịt tiềm
Nên chọn nồi đất để hầm vịt tiềm
  • Thành phẩm
    • Vịt tiềm thuốc Bắc với hương thơm ngào ngạt và sự bổ dưỡng của thuốc Bắc mang lại. Món này sẽ rất ngon và tốt cho sức khỏe nếu ăn vào buổi tối trước khi ngủ để cơ thể hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong món ăn.
Vịt tiềm thuốc Bắc
Vịt tiềm thuốc Bắc ngon bổ dưỡng

3. Cách nấu vịt tiềm ngũ quả

  • Nguyên liệu
    • Thịt vịt: 1 con khoảng 2kg
    • Củ sen: 100 gram
    • Hạt sen: 100 gram
    • Bạch quả: 100 gram
    • Nấm hương: 100 gram
    • Củ năng: 200 gram
    • Hạt bo bo: 150 gram
    • Hành tây: 1 củ
    • Hành tím: 8 củ
    • cà rốt: 2 củ
    • Cải thìa: 20 gram
    • Hành lá: 20 gram
    • Ngò rí: 20 gram
    • Tỏi: 500 gram
    • Gừng: 2 củ
    • Gia vị tiềm thuốc bắc: 1 gói
    • Rượu trắng hoặc giấm ăn: 10 ml
    • Chanh tươi: 1 quả
    • Bánh bao tùy thích: 1 túi
    • Hắc xì dầu: 50 ml
    • Các gia vị thông dụng khác: muối, dầu ăn, tiêu hạt, hạt nêm, đường phèn
Nguyên liệu
Các nguyên liệu chính cho món vịt tiềm ngũ quả
  • Sơ chế nguyên liệu
    • Nhổ thật kỹ hết lông vịt và lông măng vịt. Rửa sạch phần máu trong bụng con vịt.
    • Rửa sạch vịt với 500 ml rượu trắng trộn với 1 củ gừng, chà sát lên thân và lòng vịt để khử mùi hôi.
    • Cắt 1 lát chanh chà tiếp và lặp lại bước chà gừng với rượu trắng lần nữa cho khử hết mùi.
    • Rửa sạch vịt lại với nước lạnh, để ráo nước.
    • Dùng tay thoa đều hắc xì dầu xung quanh thân vịt, để vịt nghỉ trong khoảng 15 phút để phần da vịt ngấm đều gia vị và lên màu đẹp.
Thoa đều hắc xì dầu quanh thân vịt
Thoa đều hắc xì dầu quanh thân vịt
    • Hành tím, hành tây bóc vỏ, rửa sạch, xắt làm tư.
    • Cạo vỏ cà rốt, rửa sạch, xắt ra từng khúc khoảng 3 – 4 cm, chia làm 2 phần.
    • Bóc vỏ tỏi, cạo vỏ gừng.
    • Cho tất cả nguyên liệu, 1 phần cà rốt lên khay nướng, chan lên xung quanh 2 muỗng canh dầu ăn, trộn đều và mang đi nướng trong khoảng 5 – 7 phút cho đến khi tất cả nguyên liệu ngả vàng và dậy mùi thơm.
    • Củ năng bóc vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu.
    • Hạt sen lọc bỏ tim, rửa sạch, để ráo nước.
    • Nấm hương ngâm trong nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước lạnh.
  • Nhồi nhân vịt
    • Cho vào tô 50 gram hạt sen, 5 củ năng, 3 muỗng canh bạch quả, 3 muỗng canh hạt bo bo, ½ muỗng cà phê muối, dùng tay trộn đều.
    • Trút hết hỗn hợp trên vào bụng con vịt, nhét thêm bó hành lá vào, dùng kim khâu và chỉ khâu kín miệng bụng lại để lúc chiên không bị bung nhân.
Nhồi nhân vào bụng vịt
Nhồi nhân vào bụng vịt và khâu kín lại
  • Chiên vịt
    • Cho vào chiếc nồi chiên lớn 1 lít rưỡi dầu ăn, bật bếp ở lửa vừa làm nóng dầu.
    • Thả vịt từ từ vào nồi dầu cho khỏi bị văng dầu.
    • Chiên vàng da vịt, trở mặt vịt cho vàng đều thân vịt, dùng vá múc dầu chan lên phần thân phía trên cho vịt nhanh chín và vàng đều, vớt vịt ra nồi tiềm khác.
Chiên vịt
Chiên vàng đều phần da vịt cho giòn rụm
  • Tiềm vịt
    • Mang gia vị tiềm thuốc Bắc và 1 muỗng canh tiêu hạt đi rang trên chảo trong khoảng 5 phút cho dậy mùi thơm.
    • Đổ tất cả hỗn hợp vừa rang vào 1 cái túi vải sạch màu trắng, cột chặt miệng túi, cho vào nồi tiềm.
    • Lấy phần nguyên liệu mới nướng xong cho vào nồi tiềm.
    • Đồi 2 lít rưỡi nước dùng vào nồi tiềm, cho vào 1 bó hành lá và ngò mùi, tiềm ở lửa vừa, đậy kín nắp vung, tiềm trong khoảng 1 tiếng.
    • Khi nước sôi, nêm nếm 2 muỗng canh hắc xì dầu,  ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê đường, đảo đều cho tan hết gia vị.
    • Tiềm thêm khoảng 15 phút, mở nắp, vớt hết bọt trắng trên mặt nước dùng.
    • Cho phần củ năng, hạt sen, bạch quả, hạt bo bo, củ sen, nấm hương, cà rốt còn lại vào hầm tiếp trong khoảng 25 – 30 phút.
    • Nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị là hoàn thành.
Vịt tiềm ngũ quả chất
Vịt tiềm ngũ quả chất lượng dinh dưỡng
  • Thành phẩm
    • Vịt tiềm ngũ quả rất hấp dẫn bởi màu sắc rau củ bắt mắt và hương thơm ngào ngạt. Điểm thêm vào tô vịt tiềm vài miếng cải thìa và ăn kèm với bánh bao chiên là ngon tuyệt vời. Với nước dùng chất lượng, dinh dưỡng cùng với miếng thịt vịt mềm tan và hương thơm nức mũi, món này rất phù hợp để bồi bổ sức khỏe gia đình và người thân.
Tô vịt tiềm ngũ quả
Tô vịt tiềm ngũ quả siêu dinh dưỡng và bắt mắt

Vịt tiềm là món ăn thơm ngon vừa chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao vừa ngọt thanh mát. Vì vậy, các bạn hãy nhanh tay lưu lại ngay bí kíp 3 cách nấu vịt tiềm siêu đơn giản của VinID để làm mới thực đơn thết đãi gia đình vào các dịp cuối tuần. Ngoài ra, để mua sắm các nguyên liệu tươi sống, chất lượng hãy đến ngay các cửa hàng Winmart hoặc đi chợ online trên ứng dụng VinID để được tích điểm nhé.

Banner CTA Đi chợ online 750

>>> Cách làm vịt rang riềng siêu hấp dẫn <<<

Từ khóa » Vịt Tiềm Nguyên Con