Mách Bạn 4 Bài Thuốc Chữa Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Ngoại Biên Theo ...

Liệt dây thần kinh số 7 gây lệch mặt, méo miệng. Việc điều trị thường là dùng thuốc kết hợp châm cứu nhưng nhiều người không ngừng tìm kiếm bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 theo dân gian bởi tính an toàn của những loại thảo dược. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới bạn 4 bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 được lưu truyền từ lâu. Đừng bỏ lỡ!

Tổng quan về tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh chi phối vận động cơ mặt cũng như các động tác biểu cảm trên gương mặt. Ngoài ra, dây thần kinh này còn chi phối các cơ liên quan đến bộ phận tiếp nhận âm thanh và đảm nhiệm cảm nhận vị giác ở 2/3 trước lưỡi. Dây thần kinh này có điểm xuất phát nằm trong sọ, đi qua lỗ ức – chũm, xương đá rồi bám vào cơ mặt, kết thúc ở dưới mang tai.

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng dây thần kinh này bị tổn thương do viêm hoặc chèn ép, dẫn đến mất chức năng điều chỉnh cơ mặt, khiến mặt méo, lệch, chảy xệ. Tình trạng này được chia thành 2 loại: Liệt dây thần kinh số 7 trung ương và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Trong đó, liệt dây thần kinh số 7 trung ương thường do các khu trú trong sọ hoặc là di chứng của tai biến mạch máu não, còn liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thường do 2 nhóm yếu tố sau gây nên:

- Yếu tố nguyên phát: Mạch máu nuôi của dây thần kinh số 7 gặp phải tình trạng co thắt gây thiếu máu cục bộ, thường xảy ra khi bị cảm lạnh.

- Yếu tố thứ phát: Do viêm nhiễm gây ra, chẳng hạn như: Viêm não, viêm đa rễ thần kinh, viêm dây thần kinh,…

Xem thêm: “Điểm danh” 4 nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường gặp ở người trẻ hiện nay

4 bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên theo dân gian

Trong dân gian có nhiều vị thuốc quý giúp cải thiện sức khỏe đã được lưu truyền qua nhiều đời. Đối với tình trạng méo miệng, lệch mặt do liệt dây thần kinh số 7, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian chia theo từng loại liệt như sau:

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do cảm lạnh

Y học cổ truyền gọi đây là chứng trúng phong kinh lạc. Biểu hiện là sau khi đi mưa, gặp gió lạnh, người bệnh đột ngột bị lệch mặt, méo miệng, một bên mắt không nhắm được, uống nước bị trào ra ngoài, toàn thân gai lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù. 

Phương pháp điều trị cho loại này tuân thủ nguyên tắc khu phong tán hàn, hoạt huyết, hành khí, kết hợp với 1 trong 2 bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 sau:

- Bài 1: Ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 0,8g, bạch chỉ 0,8g, kê huyết đằng 12g, ngưu tất 12g, uất kim 0,8g, trần bì 0,8g, hương phụ 0,8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài 2: Khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần giao 8g, bạch chỉ 8g, ngưu tất 12g, đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 0,8g, xuyên khung 8g, đảng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

Với cả 2 bài thuốc trên, cần kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: Ế phong, dương bạch, toản trúc, tình minh, ty trúc không, đồng tử liêu, thừa khấp, nghinh hương, giáp xa, địa thương, nhân trung, thừa tương, hợp cốc, phong trì… để điều trị toàn diện.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm khuẩn

Y học cổ truyền gọi đây là trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Biểu hiện là người bệnh bị sốt, sợ gió, sợ nóng, kèm theo lệch mặt, méo miệng, không nhắm được mắt, uống nước bị trào, rêu lưỡi dày, trắng, mạch phù.

Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm khuẩn dùng: Kim ngân  hoa 16g, bồ công anh 16g, thổ phục linh 12g, ké đầu ngựa 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang để khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi đang sốt) và bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt). Với những người này cũng cần châm cứu và bấm huyệt như bài trên, nhưng thêm huyệt khúc trì, nội đình cho toàn thân. 

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do sang chấn 

Y học cổ truyền gọi đây là tình trạng ứ huyết ở kinh lạc. Triệu chứng cũng tương tự như 2 loại liệt trên nhưng xuất phát từ nguyên nhân sang chấn như: Té ngã, tai nạn, mổ vùng hàm mặt, xương chũm,…

Nguyên tắc chữa liệt dây thần kinh số 7 do sang chấn là hoạt huyết, hành khí nên dùng bài thuốc: Đan sâm 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, tô mộc 8g, uất kim 8g, chỉ xác 6g, trần bì 6g, hương phụ 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, kết hợp châm cứu hoặc bấm huyệt như với trường hợp cảm lạnh, thêm huyệt huyết hải, túc tam lý.

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não cản trở cuộc sống, cần làm gì để cải thiện?

Từ khóa » Cách Chữa Méo Miệng Dân Gian