Mách Bạn Cách Chọn Phật Thủ Thờ để Phát Lộc Cả Năm

Tết đến xuân về, nhiều người tìm mua phật thủ để bày lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Nhưng phật thủ như thế nào là đẹp thì không phải ai cũng biết. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chọn phật thủ chuẩn nhất nhé.

Không chỉ chờ đến Tết mà Phật thủ được bán quanh năm và lúc nào cũng đắt như tôm tươi. Ngày mồng 1, ngày rằm và những dịp lễ người dân đã quen phải mua quả Phật thủ bày trên ban thờ.

Vào những ngày cuối năm này, nhiều người săn lùng những quả Phật thủ có hình dáng đẹp, có giá trị cao để làm quà biếu hay đơn giản là trưng bày trên mâm ngũ quả ngày Tết.

Quả Phật thủ là gì?

Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ cam chanh, có tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodactylis Swingle và tên trong dược liệu là Fructus citri Sarcodactylis.

Tên gọi của loại quả này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh như những ngón tay của Phật. Quả phật thủ còn được gọi là cam bergamot, thanh yên năm ngón, quýt hoa. 

Quả Phật thủPhật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ cam chanh.

Phật thủ thuộc cây thân gỗ nhỏ, có thể phát triển đến 2 - 2.5m và cành có gai cứng, nhọn và ngắn. Lá có kích thước lớn, thuôn dài và màu xanh nhạt. Hoa nở 2 - 3 lần mỗi năm, màu trắng nhưng có màu hơi đỏ tía bên ngoài rìa cánh hoa, thường mọc thành chùm và tỏa hương thơm. Quả chín có màu vàng óng, các ngón tay của quả phật thủ đôi khi chứa một ít thịt quả có tính axit, thậm chí quả phật thủ có thể sẽ không có nước và hạt.

Quả có múi thuôn dài, đỉnh lồi dạng nhú, xẻ như các ngón tay. Khi chín có màu vàng chanh, vỏ dày có gân, có mùi thơm. Thịt quả màu vàng nhạt đến trắng. Cây phật thủ ra hoa vụ đầu từ mùa xuân đến tiết Thanh minh, thường nhiều hoa đực, quả nhỏ. Vụ khác vào đầu hè, quả chín vào tầm tháng 9, tháng 10.

Cây phật thủ phát triển tốt nhất ở những vùng có khí hậu ôn hòa, nhưng nhạy cảm với sương và nắng gắt cũng như thời tiết khô hạn.

Quả Phật thủ có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ. Các nước theo đạo Phật như Trung Quốc, Ấn Độ rất ưu chuộng thờ quả Phật thủ. Quan niệm quả Phật thủ như những cánh tay của Đức Phật. Đem lại bình an, may mắn, trừ tà ma, thịnh vượng đến cho người dân.

Phật thủ có hình thù như bàn tay phật. Ruột xốp đặc, vỏ màu xanh hoặc vàng, tuy nhiên lại thuộc họ cam quýt. Vỏ quả Phật thủ cũng như thân cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Chính vì hình dạng quả đặc biệt lại có mùi thơm đặc biệt dễ chịu nên người ta tin rằng loại quả này mang lại may mắn. Những "ngón tay" của quả phật thủ thuôn dài rất đẹp, dáng như tay Phật nên nhiều người coi đây là loại quả linh thiêng, thường dâng lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính, cũng như để không gian có mùi thơm dễ chịu.

Theo quan niệm xưa, Phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ. Mọi người thờ Phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe,...

Quả Phật thủ ngoài ý nghĩa thờ tâm linh, chúng còn được nhiều người tìm mua Phật thủ để làm thuốc chữa bệnh như dùng Phật thủ ngâm với mật ong chữa ho rất tốt hay làm mứt...

Chọn phật thủ nhiều tai

Trái phật thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay. Các ngón tay tỏa tròn đều xếp thành nhiều vòng như hình bông hoa, ngón của vòng ngoài cùng trùng với các số đẹp sẽ có giá trị. Khi chọn mua quả phật thủ, nên chọn quả to, ngón tay của phật thủ càng nhiều, dài mập, các ngón đều nhau. Bạn cũng nên chú ý chọn quả có gia trơn cật, màu hơi mơ vàng là quả già để được lâu và thơm hơn.

Trái Phật thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay.Trái phật thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay.

Tuân theo quy luật "Thịnh – Suy – Bĩ – Thái"

Người chơi Phật thủ thường đếm các ngón của quả, song khi đếm phải tuân theo quy luật: Thịnh – Suy – Bĩ – Thái. Nghĩa là sẽ đếm các ngón quả lần lượt theo 4 từ trên, lặp đi lặp lại, nến ngón cuối cùng rơi vào chữ Thịnh hoặc Thái thì rất quý. Những quả như thế này thường rất đắt, tầm khoảng chục triệu một quả, vì cả vườn hàng nghìn quả may ra chỉ được 1 đến 2 quả.

Mua quả có bên ngoài đẹp

Tránh mua quả bị xước sát, bị sâu đục khoét, bị dập hoặc gãy các ngón phật thủ. Không chọn phật thủ non dù chúng cũng có màu vàng nhưng lại rất nhanh hỏng. Một quả phật thủ trưởng thành thì các túi tinh dầu tròn trịa, cách đều nhau, căng mọng, bề mặt quả rắn và cứng.

Quan sát lớp vỏ bên ngoài quả Phật thủ. Không nên chọn những quả có đốm nâu, có sâu hoặc bị khô ngón. Quả Phật thủ thường có mùi thơm nhẹ như mùi chanh tươi. Còn nếu mua quả xanh toàn bộ thì không có mùi thơm.

Những quả phật thủ non sẽ không để được lâu và mùi cũng không thơm bằng quả già. Bạn nên tránh mua loại quả này.

Bảo quản quả phật thủ

Sau khi mua quả phật thủ, có thể pha loãng nước rửa bát rồi lấy chổi quét sơn nhẹ nhàng rửa sạch quả Phật thủ (hoặc dùng rượu trắng lau) để loại bỏ nhện đỏ thường có trên quả và các chất bẩn khác. Chú ý tuyệt đối tránh làm xước quả sẽ khiến quả nhanh bị thối.

Cho cuống Phật thủ vào ly có nước dâng cúng, sau 15 -30 ngày cuống cây sẽ ra rễ, bộ rễ này sẽ có tác dụng hút nước để nuôi quả, sử dụng và bảo quản tốt nhất có thể kéo dài cho đến 4 hoặc 5 tháng.

Tác dụng của quả phật thủ

Quả phật thủ ngoài ý nghĩa thờ tâm linh rất ý nghĩa. Quả Phật thủ còn để làm thuốc chữa bệnh như dùng phật thủ ngâm với mật ong chữa ho rất tốt hay làm mứt. Bởi vậy, dù giá loại quả này khá cao, có khi tới vài triệu nhưng vẫn bán khá chạy.

Một số lưu ý khi dùng phật thủ

  • Không nên sử dụng phật thủ quá nhiều trong một ngày.
  • Chỉ sử dụng những trái phật thủ được trồng tự nhiên, không nên sử dụng những trái không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Không nên sử dụng những trái phật thủ bị hỏng.
  • Trước khi sử dụng thì nên rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Nếu bạn bị nhiệt, âm hư thì không nên sử dụng quả phật thủ.

Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Từ khóa » Hình ảnh Quả Phật Thủ đẹp