Mách Bạn Cách Làm Vải Sấy Khô Tại Nhà Thơm Ngon, đơn Giản

Vải sấy khô là trái cây có hương vị ngọt ngào giống như nho khô. Cách phơi vải khô, cách làm vải khô tại nhà bằng lò nướng, máy sấy dưới đây sẽ giúp bạn tự làm vải khô tại nhà và sử dụng sau này.

Vải thiều là loại quả có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống như nhãn lồng, vải thiều là sản phẩm có tính chất mùa vụ. Sản lượng vải tươi thu hoạch trong một mùa vụ thường khá lớn trong khi lượng tiêu thụ vải tươi trong mùa lại có phần hạn chế. Chính vì thế, để bảo quản vải thiều được lâu hơn chúng ta cần sấy khô sản phẩm.

Để làm khô quả vải tươi, bạn có thể lựa chọn một trong 4 phương pháp là phơi vải khô bên ngoài nắng mặt trời hoặc làm vải sấy khô trong lò nướng, máy sấy hoặc nồi chiên không dầu hoặc tận dụng cục nóng máy lạnh tại nhà để khử nước bên trong quả vải. Nếu muốn dùng vải sấy dẻo, bạn cần loại bỏ vỏ và hạt của quả vải trước khi sấy. Chi tiết cách làm vải thiều khô sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Truy cập nhanh:

Toggle
  • 1/ Cách làm vải sấy khô tại nhà, cách phơi vải khô
    • 1.1/ Nguyên liệu
    • 1.2/ Sơ chế nguyên liệu
  • 2/ Cách làm vải sấy khô
    • 2.1/ Cách làm vải sấy khô tại nhà bằng ánh nắng mặt trời
    • 2.2/ Cách sấy vải bằng lò nướng
  • 2.3/ Cách sấy vải bằng điều hòa (cục nóng máy lạnh)
    • 2.4/ Cách sấy vải bằng nồi chiên không dầu
  • 3/ Các món ăn từ vải sấy
  • 4/ Giá trị dinh dưỡng của vải thiều sấy khô
  • 5/ Cách chọn mua vải thiều sấy khô
  • 6/ Cách bảo quản vải sấy dùng quanh năm

1/ Cách làm vải sấy khô tại nhà, cách phơi vải khô

Để có vải sấy khô thành phẩm thơm ngon, hấp dẫn thì việc lựa chọn quả vải có vai trò rất quan trọng. Khi lựa chọn vải để làm vải khô, bạn nên lựa chọn những quả vải chín tới, có lớp vỏ màu hồng đỏ đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý là không chọn những quả vải có những đốm đen ở phần vỏ bởi đó là dấu hiệu của những quả vải bị thối, hỏng. Đặc biệt, bạn cũng nên ưu tiên chọn vải tươi, còn nguyên cành nhé.

Việc sấy khô vải thiều tức là dùng tác dụng nhiệt để làm bay hơi nước trong quả vải tươi, khiến cùi vải trở nên khô, độ ẩm trong cùi đạt 25-32%. Cụ thể các cần làm để làm vải sấy khô như sau:

1.1/ Nguyên liệu

  • Vải tươi: Lựa chọn loại quả vải thiều của Bắc Giang hoặc Hải Dương, quả căng mọng, vỏ đỏ, màu tròn đều, hạt nhỏ, vừa chín tới.
  • Dụng cụ: Kéo, chậu, rổ sạch, bếp than hoặc lò nướng, lò vi sóng

Với vải tươi, ngoài cách sấy khô, bạn cũng có sử dụng vải để làm vải ngâm đường để nấu chè,  pha trà vải an thần, bổ máu sau này. Chi tiết cách làm vải ngâm đường đã được chia sẻ ở bài viết …., mời bạn cùng tham khảo.

cach lam vai say kho
Hình ảnh quả vải tươi được sử dụng để sấy tại nhà

1.2/ Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế vải tươi: Dùng kéo cắt vải tươi ra khỏi cuống, cắt sát đầu quả vải để cuống vải không chạm vào những quả vải khác trong khi sấy (Trong khi cắt quả vải tươi, nên loại bỏ những quả vải bị dập, hỏng, thối hoặc sâu đầu). Vải tươi sau khi cắt cuống sẽ được rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi để ráo nước.

  • Quả vải sau khi mua về, bạn dùng kéo cắt chúng ra khỏi cành nhưng nhớ chừa lại một chút cuống nhé
  • Ngâm vải tươi với nước muối: Cho muối vào chậu nước, khuấy đều cho muối tan rồi cho vải vào ngâm 15 phút. tiếp đó, vớt vải ra ngoài, trải đều lên mặt phẳng, để ráo nước
cach lam vai kho bang anh nang mat troi
Cách làm vải khô, quy trình sơ chế nguyên liệu
  • Trần vải: Trần quả vải tươi trong nước sôi 5 phút để bảo quản, giữ hương vị của quả vải: Đổ nước vào một chiếc nồi lớn, đun sôi lăn tăn rồi cho quả vải tươi vào nồi, hạ nhỏ lửa, đảo nhẹ và trần trong vòng 5 phút để làm sạch nấm mốc bên ngoài. Công đoạn này có tác dụng giúp trái vải lưu giữ được hương vị, đồng thời khử bớt vị chua của vải.
cach phoi vai kho bang nang
Cách làm vải thiều khô, hướng dẫn mẹo trần, sơ chế quả vải tươi

Cách làm vải sấy khô

Vậy là quá trình sơ chế quả vài đã hoàn thành rồi.

2/ Cách làm vải sấy khô

2.1/ Cách làm vải sấy khô tại nhà bằng ánh nắng mặt trời

Cách làm vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời là một cách làm truyền thống, thủ công. Trái vải sau khi đã được sơ chế sẽ được cho ra một bề phẳng như chiếc mâm hay mẹt lớn rồi đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bạn nên chọn những lúc nắng gắt để phơi vải và phơi liên tục khoảng 10 ngày. Khi thấy vỏ quả vải bắt đầu khô, chuyển sang màu nâu và phần cùi bắt đầu co lại thì tức là trái vải đã được sấy khô thành công rồi đấy. Lúc này bạn có thể đem vải vào thưởng thức được rồi.

Cách làm vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời sẽ cho thành phẩm trái vải khô có màu sắc bắt mắt và hương vị vô cùng thơm ngon, tự nhiên. Tuy nhiên, cách làm này tốn khá nhiều thời gian và công sức, đặc biệt còn phải tùy thuộc nhiều vào thời tiết nên có thể sẽ không phù hợp với nhiều người.

Nếu cách làm vải sấy khô trên đây không phải là lựa chọn tối ưu nhất cho bạn thì bạn có thể tham khảo cách sấy vải bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

Cách làm vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời

2.2/ Cách sấy vải bằng lò nướng

Bạn làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trước rồi xếp vải đã được sơ chế vào khay. Cài đặt nhiệt độ ở mức 80 độ C và sấy trong khoảng 30 phút. Sau thời gian này, bạn mở lò nướng ra kiểm tra và tiếp tục sấy thêm khoảng 5 đến 7 lần ở mức nhiệt 80 độ C như vậy nữa. Sau tổng thời gian sấy 3 đến 4 tiếng là bạn có thể lấy vải ra thưởng thức được rồi.

Cách làm vải sấy khô tại nhà này vừa đơn giản, ít tốn thời gian công sức lại khá đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, chất lượng trái vải sấy cũng đảm bảo được độ thơm ngon, hấp dẫn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện.

Ngoài lò nướng thì nồi chiên không dầu cũng là một gợi ý lý tưởng để bạn có thể thực hiện món vải sấy khô này tại nhà đấy nhé.

Cách làm vải sấy khô bằng lò nướng

2.3/ Cách sấy vải bằng điều hòa (cục nóng máy lạnh)

Miền Bắc đang bước vào đợt nóng cao điểm, nhiệt độ ngoài trời lên đến gần 40 độ C, kèm theo đó là hiệu ứng đô thị ở một số vùng thì con số cảm nhận thực tế còn khủng hơn. Đây cũng đang là thời điểm vào mùa vải, vậy chúng ta kết hợp mùa nóng với vải thì có gì?

Nghe có vẻ không liên quan mà lại chuẩn chỉnh tới không ngờ. Theo đó, một cô bạn đã tận dụng sức nóng khủng khiếp của đợt hè cộng với hơi gió từ cục nóng điều hòa đặt ngoài trời để làm một việc hết sức đáo để. Đó là… sấy vải.

Cô bạn chia sẻ cách làm vải sấy khô bằng điều hòa, nghe xong ai nấy đều bái phục - Ảnh 1
Cô gái này đã tận dụng sức nóng từ thời tiết và cục nóng điều hòa để sấy vải

Thay vì sử dụng máy sấy hay nồi chiên không dầu, sấy bằng ánh nắng hay lò sấy, cô bạn đã nghĩ ra tận dụng sức nóng và gió từ cục nóng máy lạnh trong mùa hè để sấy vải, và cho ra thành quá khứ ưng ý. Theo cô nàng việc này vừa tiết kiệm điện, vừa rất giải trí.

Đang trong mùa vải nên có lẽ chị em cũng tranh thủ sấy vài chùm vải khô để bảo quản ăn dần. Áp dụng cách này, mọi người sẽ cảm thấy được “an ủi” phần nào khi dùng điều hòa.

Cô bạn chia sẻ cách làm vải sấy khô bằng điều hòa, nghe xong ai nấy đều bái phục - Ảnh 2
Và đây là thành quả, bên trong quả vải đã khô quắt lại.

2.4/ Cách sấy vải bằng nồi chiên không dầu

Làm nóng lò trước ở 180 độ C với chế độ Pre-heat và nhấn bắt đầu/start. Khi lò nóng, bạn xếp vải vào nồi chiên không dầu, sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong 30 phút.

Khi đủ thời gian bạn mở ra kiểm tra và lập lại thêm 7 lần sấy 80 độ C trong 30 phút.

Tức tổng thời gian sấy là 4 tiếng.

Vậy là món vải sấy đã hoàn thành rồi, bạn để nguội rồi thưởng thức và phần còn lại thì cất bảo quản nha.

Bước 3 Sấy vải Trái vải sấy khô bằng nồi chiên không dầu Bước 3 Sấy vải Trái vải sấy khô bằng nồi chiên không dầu

3/ Các món ăn từ vải sấy

Trong khi vải tươi có nhiều cách chế biến thành nhiều món ăn thì vải sấy cũng không kém phần “lép vế”. Bóc vải khô ăn ta dễ dàng thưởng thức vị vải đậm đà ngọt thấm đầu lưỡi, tan tỏa tận….dạ dày. Ăn vải, thưởng trà mạn thì còn thú vui nào tuyệt hơn.

Ăn vải sấy bên ly trà mạn thì quá tuyệt vời
Ăn vải sấy bên ly trà mạn thì quá tuyệt vời

Bóc long vải ngâm rượu trắng. Rượu vải vừa có vi tê tê nhẹ của rượu, pha với vị ngọt thơm của quả vải thực khó quên. Uống rất vào, rất mê say. Uống vừa phải có tác dụng bồi bổ sức khỏe vì quả vải rất giàu vitamin, khoáng chất, kali và magie.

Bóc long vải làm mứt, làm ô mai. Bên cạnh đó, có thể dùng long vải nấu các món ăn bồi bổ sức khỏe cho người mới khỏi ốm, cho phụ nữ và người cao niên. Cùi vải giàu dinh dưỡng có tác dụng tuần hoàn máu.

Rượu vải khô giàu dinh dưỡng nhưng chỉ nên dùng không quá 100ml/ngày
Rượu vải khô giàu dinh dưỡng nhưng chỉ nên dùng không quá 100ml/ngày

Tuy nhiên, tránh ăn nhiều vì vải chứa hàm lượng đường cao. Nếu ăn vải sợ nóng thì nên dùng các món mát như canh hạt sen, đậu xanh giải nhiệt trước khi ăn

4/ Giá trị dinh dưỡng của vải thiều sấy khô

Vải thiều là một loại trái cây không chỉ mang hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Hợp chất Quercitin, Kaemferol và Flavones: Ngăn ngừa tế bào tự do phát triển, phòng chống ung thư nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
  • Polyphenol: Hợp chất tăng cường sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp, điều hòa tim. Do vậy chỉ cần ăn một vài trái vải sấy khô hàng ngày bạn đã có thể phòng ngừa các bệnh về tim.
  • Chất xơ: Cải thiện vị giác, làm sạch đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt chúng còn có tác dụng hỗ trợ trị các bệnh đường ruột và tẩy giun rất tốt.
  • Vitamin B và vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động của gan, chống lại hiện tượng lão hóa.
  • Vitamin D: Hỗ trợ giúp xương chắc khỏe.
  • Niacin và Thiamin: Giúp hục hồi tóc khô xơ, cho bạn mái tóc khỏe đẹp. Đồng thời chúng còn là hoạt chất giúp đào thải độc tố cho da, giúp giảm mụn trứng cá, tăng độ ẩm.
  • Calo: Tuy chứa lượng đường cao, nhưng hàm lượng calo lại thấp, do đó vải sấy hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cân nặng khá tốt.
  • Chất Oligonol: Giúp đào thải mỡ, giảm mệt mỏi, đặc biệt chúng giúp giảm nếp nhăn và tàn nhang.

Trong 100g vải thiều có chứa hàm lượng các vitamin và dưỡng chất như sau:

  • 66g calo
  • 0.8g chất đạm
  • 15.2g đường
  • 1.3g chất xơ
  • 0.4g chất béo
  • 0.8g protein
  • 171mg kali
  • 10mg magie
  • 5mg canxi
  • 0.3mg sắt
  • Một số dưỡng chất và vitamin khác.

Giá trị dinh dưỡng của vải tươi và vải khô

5/ Cách chọn mua vải thiều sấy khô

Vải thiều sấy khô rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi chọn mua bạn luôn phải cẩn trọng tránh mua nhầm vải sấy cũ, nấm mốc gây ảnh hưởng đến cơ thể nhé. Bạn có thể chọn mua vải thiều sấy khô dựa trên những đặc điểm sau đây:

  • Vỏ: Lớp vỏ giòn màu nâu cam, bóp mạnh bằng tay sẽ bị nứt, nghe rõ tiếng vỏ tách nứt chứ không bị móp. Không chọn mua quả có lớp phấn trắng bên ngoài, màu trắng này là do vải cũ, bị nấm, mốc tạo nên.
  • Cùi vải: Màu vàng thẩm, thịt khô, có độ dai, không có vệt trắng, xanh.
  • Hương vị: Vải sấy khô ngon có vị ngọt đậm, đôi khi xen lẫn vị chua nhẹ dễ chịu, hương thơm thoang thoảng của trái vải.

Lưu ý: Khi chọn mua bạn tránh mua những quả lớp vỏ đã bị nứt hay móp, như vậy vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào bên trong. Chỉ chọn mua vải sấy tại cửa hàng, địa điểm uy tín, tránh mua phải vải rụng, vải thối, sâu đầu, kém chất lượng được đem sấy.

Công dụng của vải sấy khô

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn sấy vải thiều tại nhà hay mua tại các cửa hàng uy tín. Tuy nhiên vải thiều vốn đã có lượng đường cao nên dù rất tốt cho sức khỏe thì bạn cũng tránh sử dụng chúng quá nhiều trong ngày nha!

6/ Cách bảo quản vải sấy dùng quanh năm

Có rất nhiều cách để bảo quản vải thiều. Trong đó, cách cơ bản nhất là bảo quản vải bằng túi nilon nhiều lớp.

Trước tiên, mua vải về, bạn nên đem phơi vải dưới nắng từ 2-3 nắng. Khi phơi nhớ đảo vải vài lần cho quả khô đều, đượm nắng. Sau đó, để nơi râm mát, khô ráo chừng 3 ngày. Trong lúc này, bạn cần chọn những chiếc túi nilong dày dặn để đựng vải.

vaisay5

Để vải nguội, bạn cho vải vào túi nilong, buộc kín. Lộn ngược túi và bọc thêm một lượt túi nữa. Chắc chắn, khi bạn muốn bảo quản vải sấy thì bạn đã dự trữ một lượng kha khá. Sau cùng, dồn các túi vải nhỏ vào trong một chiếc túi lớn, buộc kín miệng túi, để nơi khô ráo, thoáng mát.

Trong thời gian bảo quản thì 2-3 tháng, bạn nên mở túi vải ra kiểm tra thí điểm xem vải còn nguyên vẹn không hay đã bị mốc, hỏng. Cẩn thận hơn, bạn có thể đem phơi thêm lần nữa và đóng gói như quy trình trên sau mỗi 2-3 tháng.

Yêu cầu của vải sau khi sấy: Với cách làm vải thiều sấy khô này chúng ta sẽ có quả vải khô hương vị đặc trưng, thơm vị ngọt đậm, ăn dẻo và mềm, rất dễ ăn, giữ nhiều vitamin, khoáng chất, dưỡng chất.

Bao quan vai thieu say kho

Sau khi sấy khô trái vải, bạn để vải nguội rồi cho vào túi nilon hoặc hộp có nắp đậy, sau đó, bạn để túi vải hay hộp vải sấy ở nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng dần. Với cách bảo quản này, bạn có thể giữ trái vải sấy khô khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Trên đây là 4 cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon cũng như cách chọn vải ngon, cách bảo quản vải đơn giản để bạn tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Chúc bạn sẽ thành công với món vải sấy đặc biệt này nhé.

Thịt hun khói | Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

  1. Trend mùa nóng: Cách làm vải sấy khô bằng điều hòa (máy lạnh)
  2. Bò một nắng ăn như thế nào? Cách ăn bò một nắng
  3. Bò khô một nắng nướng BBQ cho buổi dã ngoại thú vị
  4. 20 cách làm thịt heo cực ngon khiến bữa cơm trở nên phong phú
  5. Làm món thịt ba chỉ một nắng dưới trời nóng 40℃
  6. Cách làm tôm khô một nắng dẻo ngon hấp dẫn cho ngày Tết
  7. Công thức làm bò một nắng dai ngon, đúng chuẩn hương vị Gia Lai cho dịp Tết
  8. Vietnam travel tips

Từ khóa » Cách Phơi Khô Vải Thiều