Mách Bạn đi Lễ đền ông Hoàng Bảy Nên Cầu Gì?

Có thể bạn đã từng nghe tới cái tên ông Hoàng Bảy và không khó để bắt gặp những bức ảnh đi lễ ông Hoàng Bảy của rất nhiều thanh niên trên mạng xã hội. Nhưng liệu bạn có thực sự biết tường tận về ông thần này? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về ông Hoàng Bảy là ai và cách đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì để gặp nhiều may mắn.

1. Sự thật về ông Hoàng Bảy (hoặc Hoàng Bẩy)

Ông Hoàng Bảy (hay ông Hoàng Bẩy) là ai mà được cả nước cúng bái?

Danh tiếng của ông Hoàng Bảy vang danh khắp cả nước, hàng năm hàng nghìn người nườm nượp kéo về để đi lễ đền của ông. Tuy nhiên, sự thật về ông còn quá nhiều bí ẩn, thậm chí đến những người đang ngày đêm hương khói, thờ phụng, chăm nom ngôi đền cũng không biết tỏ tường về thân thế của ông.

Hình ảnh ông Hoàng Bảy
Hình ảnh ông Hoàng Bảy

Thông tin về lai lịch ông Hoàng Bảy hiện vẫn còn chung chung như sau:

1. Ông Hoàng Bảy được biết đến nhiều nhất là một người anh hùng miền sơn cước, người đã có công đánh giặc phương Bắc, được tôn làm thần vệ quốc.

2. Tra cứu từ các tài liệu còn lại trong sử liệu, thông tin về ông cũng chỉ rất ít. Ông Hoàng Bảy sống trong thời Cảnh Hưng (1740-1786), ông là vị tướng trong triều đình, được cử đi dẹp loạn giặc từ phương Bắc tràn xuống. Trong một trận chiến, ông đã anh dũng hi sinh, xác của ông trôi theo dòng sông Hồng tới Bảo Hà thì được người dân chôn cất và lập ngôi miếu thờ cho đến ngày nay.

3. Dân gian thì truyền miệng nhau qua nhiều đời rằng: ông Hoàng Bảy là người con của Đức Vua Cha được giáng xuống trần gian có thân thế trong dòng tộc họ Nguyễn, làm người con thứ 7. Khi giặc đến, ông được cử lên Văn Bàn đánh giặc, và sau đó ông hi sinh, xác cứ trôi theo dòng sông Hồng mà đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại.

Dân gian còn truyền rằng, khi ông bị sát hại thì mây trời nổi cơn mây vần vũ, kết lại thành hình một con ngựa, từ thân thể ông phát lên hào quang rồi sau đó phi lên thân ngựa. Ngựa chạy một mạch tới Bảo Hà thì dừng lại. Khi hiển linh thì ông được ngự trong dinh Bảo Hà và được quyền trấn giữ đất Lào Cai.

4. Tuy nhiên vẫn có những thông tin vẫn còn rất mơ hồ về lai lịch về ông Hoàng Bảy như sau.

Có những lời đồn đại của một số người trong khu vực Lào Cai, Yên Bái cho rằng ông Hoàng Bảy thực chất là ông trùm thuốc phiện. Trước thời Pháp thuộc thì khu vực Trái Hút và Phố Lu

Trong một lần chuyển hàng về Trái Hút từ Phố Lu, thuyền bị lật, xác chết của ông trôi về Bảo Hà. Các đệ tử và đám chân tay của ông Hoàng Bảy đã chôn cất và lập đền thờ, thời đó thuốc phiện chưa phải là hàng quốc cấm, do đó việc lập miếu thờ một đại gia buôn thuốc phiện không phải là việc làm trái đạo.

“Cọp Bảo Hà – Ma Trái Hút”, thời đó đi đường sông thì dễ bị lật thuyền, đi đường rừng thì dễ bị hổ vồ. Câu cửa miệng của dân gian thời xưa phần nào đã cho thấy sự âm u hoang vắng đến gai người của vùng đất này.

Dân buôn bán khi đi qua miếu ông Hoàng Bảy đều dừng lại thắp hương cầu khấn để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi hanh thông. Từ đó, tiếng đồn xa, càng ngày càng có nhiều người tìm đến đây như để cầu may và xin lộc cho các mối làm ăn lớn.

(Sưu tầm)

>>>> XEM THÊM: Biểu hiện của người có căn ông Hoàng Mười

2. Đền ông Hoàng Bảy ở đâu?

Nằm ở vị trí cách Hà Nội khoảng 240km đi về phía Tây Bắc, đền ông Hoàng Bảy hay còn được gọi là đền Bảo Hà nằm ở chân đồi Cấm, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1977.

Nơi đây cách thành phố Lào Cai khoảng 60km, nằm giữa khung cảnh núi non bình yên và thơ mộng. Khi phía trước đền là dòng sông Hồng, phía sau lưng tựa vào núi non, một sự kết hợp sơn thủy hữu tình hài hòa.

>>>> XEM THÊM:

  • [Giải Đáp] Ngày vía Quan Công là ngày nào trong năm?
  • Tượng Quan Công hợp với tuổi nào, mệnh nào theo phong thủy?

3. Hướng dẫn cách di chuyển từ Hà Nội tới đền ông Hoàng Bảy

3.1. Di chuyển bằng xe máy

Nếu bạn là người thích sự chu du và chinh phục bạn hoàn toàn có thể đi bằng xe máy. Vì cao tốc Nội Bài – Lào Cai cấm xe máy do đó bạn sẽ cần đi theo tuyến quốc lộ 70 và quốc lộ 32, tổng quãng đường vào khoảng 360km.

  • Lộ trình đường 32: Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc theo quốc lộ 32 tới thành phố Yên Bái – đi theo đường tỉnh lộ DT136 lên tới đền Bảo Hà.
  • Lộ trình đường 70: Hà Nội – Vĩnh Phúc – thành phố Việt Trì – đi thẳng lên Đoan Hùng Phú Thọ – hỏi đường quốc lộ 70 đi qua thành phố Yên Bái – đi theo đường tỉnh lộ DT136 lên tới đền Bảo Hà.

3.2. Di chuyển bằng ô tô cá nhân

Đa số mọi người đi lễ tại chùa Bảo Hà sẽ đi ô tô để thuận tiện và an toàn. Hiện nay cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đưa vào sử dụng, việc di chuyển đã thuận lợi hơn bao giờ hết.

  • Nếu bạn đi từ hướng Gia Lâm, nhìn biển rẽ lên cầu Thanh Trì và chạy thẳng về hướng sân bay Nội Bài. Sau khi qua trạm soát vé trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài bạn sẽ thấy có biển chỉ vào cao tộc Nội Bài – Lào Cai. Vào cao tốc đi khoảng 240km sẽ thấy có biển chỉ vào đền Bảo Hà (chỉ đi thêm khoảng 2km).
  • Nếu đi từ các hướng khác bạn hãy tìm đường tới cao tốc Nội Bài – Lào Cai sau đó đi thẳng tới Km197 (nút giao 16) thì vòng lên cầu vượt để rẽ trái, qua trạm thu phí thì rẽ trái tiếp đi khoảng vài cây số là đến Bảo Hà.

3.3. Di chuyển bằng xe khách

Hiện nay lựa chọn xe khách đi từ Hà Nội – Bảo Hà vô cùng nhiều. Bạn có thể bắt xe khách giường nằm đi từ bến xe Mỹ Đình – Bảo Hà trong khoảng 3h30p, với giá vé vào khoảng 180.000 đồng.

Xe Limousine ít chỗ ngồi đưa đón tận nơi, giá vé khoảng trên 200.000 đồng.

3.4. Di chuyển bẳng tàu hỏa

Một cách đi khác đó là đi tàu hỏa thẳng từ ga Hà Nội lên ga Bảo Hà với tổng khoảng cách vào khoảng 385km, thời gian đi vào khoảng 6 tiếng. Giá vé dao động từ 290.000 – 400.000 đồng.

4. Hướng dẫn sắm lễ đền ông Hoàng Bảy đúng cách

Đền ông Hoàng Bảy có thể đến quan năm. Nhưng đông đúc nhất là vào những dịp sau:

  • Lễ thượng nguyên (Rằm tháng giêng)
  • Lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch)
  • Ngày giỗ chính của ông vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm
  • Lễ Tết muôn (Tết tất niên)

Lễ ông Hoàng Bảy có thể sắm lễ mặn hoặc lễ chay đều được. Không có quy định nào về việc đi lễ phải lễ to hay nhỏ, quan trọng nhất trong tín ngưỡng vấn là tấm lòng thành tâm.

“Giàu thì lễ vật nguy nga

Nghèo thì bát nước bông hoa cũng chẳng nề”

Nếu đi lễ theo đoàn nên sắm lễ như sau:

  • Lễ mặn: xôi gà (gà trống), trứng gà, rượu, xấp tiền vàng
  • Lễ chay: rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi, quả tốt, bánh, kẹo lạc, trà, thuốc lá, vàng lá, hương, nến, tiền chầu, cau trầu, một nghìn vàng bốn phủ, một nghìn vàng tím. Ngựa mã với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.

Nếu bạn đi cá nhân thì không cần phải cầu kỳ, có thể chỉ cần gói bánh, xấp tiền vàng, nén hương và một lòng kính tâm. Về phần âm chứng tâm không chứng lễ, nhìn được xuyên thấu tâm can con người thật hay giả, lễ cao cỗ đầy mà không có lòng thì cũng như bỏ đi.

Sắm lễ đền ông Hoàng Bảy
Mâm lễ cúng ông Hoàng Bảy

Bên cạnh việc đi lễ thông thường như chúng ta đã biết, vẫn còn tồn tại nhiều mặt trái. Chẳng hạn như đồ lễ gây phản cảm như cúng nguyên cả con lợn, con trâu, hoặc con bò mới giết.

Đi lễ đền ông Hoàng Bảy có người còn cúng cả thuốc phiện và bàn đèn. Có thể bạn chưa biết, đền ông Hoàng Bảy được giới cho vay nặng lãi, cầm đồ tài chính, buôn hàng cấm,… đi lễ cực kỳ đông đảo so với những đền miếu khác trên cả nước.

Chúng ta đều biết rằng về mặt tâm linh, ta cúng bái hay thờ thần Phật cũng đều mong cho cuộc sống được ấm êm no đủ, tuy nhiên để được như vậy ta cũng cần sống đẹp đạo, cư xử theo đúng như chuẩn mực Phật dạy. Tránh sát sinh, tránh làm điều tiêu cực ô uế, sống không gian dối, không tà dâm và làm những điều trái với luân thường đạo lý.

Thực ra không như nhiều người nghĩ rằng, phải đi lễ, đi chùa đều đặn hàng tháng mới là kính Phật và là người ngoan đạo. Tuy nhiên chẳng cần phải thể hiện và phô trương nếu như bản chất chúng ta vẫn luôn sống theo đức tín cửa Phật.

“Thứ nhất là tu tại giaThứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”

Với sự phát triển ngày càng nhiều các loại hình dịch vụ phục vụ cho tâm linh, bạn cũng không cần phải quá lo lắng với việc chuẩn bị các đồ lễ cúng ông Bảy. Với những người ở phương xa đến, có thể sử dụng đồ lễ của các đơn vị chuyên cung cấp sắp lễ ông Hoàng Bảy rất đầy đủ.

Ngựa mã dâng lễ ông Hoàng Bảy
Ngựa mã dâng lễ ông Hoàng Bảy

>>>> XEM THÊM:

  • +48 Mẫu tượng Quan Công bằng đồng đẹp, giá tốt nhất
  • 63+ Mẫu tượng Bác Hồ bằng đồng đẹp nhất 2025

5. Đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì và xin gì?

“Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười”, ý của câu nói này nghĩa là ai muốn cầu tài lộc thì đến đền ông Hoàng Bảy, còn ai muốn cầu quan lộ thì đến đền ông Hoàng Mười.

Có một giai thoại trong dân gian truyền miệng nhau rằng: đi lễ đền ông Hoàng Bảy xin lô thì trúng lô, xin đề trúng đề mà xin gì sẽ được nấy. Những câu chuyện về những người đã từng đi xin lộc tại đền thường liên quan đến những vấn đề lô đề, số má.

Dân cầu số đề thường khấn rằng: “Cầu xin ngài cho con đánh lô trúng lô, đánh đề trúng đề, buôn bán hàng lậu trót lọt, ít qua ít, nhiều qua nhiều”. Đối với những chuyến hàng lớn, nếu thành công chỉ vài ngày sau họ sẽ đến tạ lễ.

Ở Lào Cai, chuyện về ngôi đền linh thiêng số má này còn được lưu truyền với câu chuyện trúng “ba càng” của ông Hoàng Văn Phụng ở thành phố Lào Cai năm 1998. Ông Phụng là một người nghiện lô đề nên đã xuống đền ông Hoàng Bảy xin lộc, đêm đến khi mơ ngủ, ông nhìn thấy một vị tướng mặc áo giáp, tay cầm lông gà đến mách với ông ba con số khác nhau.

Hôm sau tỉnh dậy, ông Phụng đã đem tất cả của cải vốn liếng đi đánh đề và trúng lớn trong 3 ngày liên tiếp. Từ đó tin đồn vang xa, càng ngày càng có nhiều người đến, nhất là những giang hồ hay dân anh chị đến để xin lộc.

Hình ảnh người đi lễ đền ông Hoàng Bảy
Hình ảnh người đi lễ đền ông Hoàng Bảy

Những người làm kinh doanh, bất động sản,… ít nhất một năm một lần đến đền ông Hoàng Bảy để dâng lễ xin lộc. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người cầu an, cầu lộc mong cho cuộc sống yên bình và nhẹ nhàng hơn.

Những người lần đầu tiên đến thì thăm quan, tưởng niệm khu di tích, bởi quang cảnh nơi đây vốn rất hữu tình. Nói chung, những vấn đề về tâm linh tín ngưỡng thuộc về duy ý chí chủ quan của mỗi người, có người sẽ tín có người không, chúng ta không nên vì thế mà đánh giá việc đi lễ hay cầu lộc đền ông Hoàng Bảy là mê tín dị đoan, đúng hoặc sai.

Trên đây là những kiến thức mà Đồ Đồng Dung Quang Hà giải đáp cho bạn khi đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì hay đền Bảo Hà. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề nào hãy để lại phản hồi cho chúng tôi ở phần comment bạn nhé! Đừng quên tại Dung Quang Hà chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm đồ đồng phong thủy, nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0944.58.1111.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Kỳ lân hợp với tuổi nào, mang lại may mắn, tài lộc?
  • Thiềm Thừ Hợp Với Tuổi Nào? Ai Nên Sử Dụng Thiềm Thừ?

Từ khóa » Chùa ông Hoàng Bảy ở đâu