Mách Bạn Mẹo Rửa Rau Đúng Cách, An Toàn | Cleanipedia

Nguyên tắc rửa rau đúng cách và an toàn

Bạn đang băn khoăn không biết rửa rau đúng cách như thế nào? Theo các chuyên gia, rau xanh được chia thành 4 loại bao gồm lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có một cách làm sạch khác nhau để đảm bảo vệ sinh và diệt được hết vi khuẩn, vi sinh vật hay thuốc bảo vệ thực vật trên đó. Sau đây là cách rửa rau đúng cách cho từng loại rau:

Rửa rau ăn lá

Rau ăn lá là loại rau sống được xem là ô nhiễm nhất và có nguy cơ mang mầm bệnh cao hơn những loại còn lại vì chúng chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân trực tiếp lên lá. 

Cách rửa rau sống đúng cách:

  • Nhặt sạch rau sống và rau ăn lá nói chung. 

  • Ngâm qua nước lần 1 khoảng 10 phút để những loại bụi bẩn bám khô trên rau được mềm ra để dễ rửa sạch 

  • Rửa từng lá rau trực tiếp dưới vòi nước

  • Ngâm rau ăn lá qua nước muối pha loãng, trong khoảng 5 phút

  • Cuối cùng, bạn rửa rau lần nữa để rửa sạch dư lượng nước muối còn bám lại trên rau.

Rau gia vị như hành, ngò, thì là… hoặc các loại rau thơm ăn sống cũng được xếp vào loại rau ăn lá. Do vậy bạn cũng nên rửa thật sạch với nước muối trước khi sử dụng nhé.

Rửa rau ăn lá đúng cách

Rửa rau ăn quả

Các loại rau ăn quả leo giàn như: cà chua, dưa leo, bầu, bí,... nên ít ô nhiễm vi khuẩn hơn rau ăn lá. Tuy nhiên, rau ăn quả lại có thể chứa một hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cao nếu người ta thu hoạch quá sớm, chưa đảm bảo hết lượng thuốc đang bám trên quả.

  • Đối với loại thực phẩm này, muốn rửa rau đúng cách thì phải rửa sạch, sau đó gói trong bọc nilon và bảo quản trong tủ lạnh từ 2 - 3 ngày rồi mới sử dụng. Cách này vẫn giữ cho quả được sạch sẽ mà lại còn có thời gian để tiêu hao lượng thuốc dư thừa còn sót lại.

  • Nếu như bạn phải sử dụng rau quả liền, nên ngâm trong nước muối pha loãng 5 phút rồi rửa lại thật sạch dưới vòi nước nhé. Lưu ý, không ngâm muối trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ khiến quả nhanh bị úng hơn.

Rửa rau ăn củ

Nhóm rau ăn củ thường an toàn nhất vì chúng nằm dưới đất, nhìn chung trước khi chế biến loại rau này bạn không cần phải rửa kỹ như các loại khác. Bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:

  • Rửa với nước cho sạch đất 

  • Gọt vỏ rồi đem rửa lại với nước một lần nữa. 

Việc bạn rửa rau đúng cách này sẽ loại bỏ hết phần đất cát và bụi bẩn bám lại trên phần thịt củ trong quá trình gọt vỏ.

Rửa rau ăn củ đúng cách

Rửa rau ăn hoa

Hoa là bộ phận ở trên cao và nhạy cảm với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón. Vì thế, rau ăn hoa được xếp vào hàng an toàn tuyệt đối mà bạn có thể chọn mua. Trước khi chế biến, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Nhặt sạch phần hoa ăn được

  • Ngâm qua nước muối 5 phút.

  • Rửa thật sạch lại với nước

Những lưu ý để rửa rau đúng cách và an toàn

Rửa tất cả các loại rau

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn nên rửa tất cả mọi thứ kể cả những loại rau được gắn mác ăn liền. Kể cả những loại gọt vỏ thì bạn cũng không nên bỏ qua khâu rửa sạch với nước hoặc nước muối nhé.

Rửa rau dưới vòi nước sạch

Cách tốt nhất để làm sạch rau củ quả là rửa chúng trực tiếp dưới vòi nước. Bạn nên chà xát nhẹ nhàng trong khoảng một phút, tránh chà mạnh tay để rau bị dập nát. 

Không dùng xà phòng để rửa rau

Nếu chọn lựa sai dòng sản phẩm/ dung dịch rửa rau thì các chất trong xà phòng có thể xâm nhập ngược vào rau củ và khiến chúng bị nhiễm bẩn ngược. Các loại xà phòng không giúp ích được gì trong việc rửa rau an toàn đâu, tốt nhất bạn đừng nên cố chấp sử dụng nó. 

Tuy nhiên, hiện nay đã có một số dòng nước rửa bình sữa cho trẻ sơ sinh với công thức organic an toàn cho cả việc rửa rau. Nếu muốn rửa rau an toàn, bạn có thể tham khảo những dòng sản phẩm này.

Những sai lầm thường mắc khi rửa rau khiến rau thêm bẩn

1. Ngâm rau trong nước quá lâu

Nhiều bà nội trợ thường cho rằng, ngâm rau trong nước càng lâu càng tốt bởi thời gian ngâm càng lâu thì hiệu quả loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn trong rau càng cao. Tuy nhiên, cứ tưởng đang rửa rau đúng cách nhưng đây lại là một sai lầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đấy nhé!

Ngâm lâu trong thời gian dài sẽ làm mất đi các dưỡng chất tự nhiên có trong rau. Hơn nữa, các chất hóa học bảo quản thực phẩm và cả chất trừ sâu trên rau vốn dĩ đã được làm sạch sẽ theo nước ngâm thấm ngược lại vào bên trong rau. 

Vì thế, để rửa rau đúng cách hơn, thay vì ngâm rau trong nước, bạn chỉ cần xả rau trực tiếp dưới vòi nước sạch là được. 

Sai lầm khi rửa rau

2. Ngâm rau trong nước muối

Không ít người cho rằng muối có khả năng khử khuẩn cao. Vì thế, cứ ngâm rau trong nước muối càng lâu càng hiệu quả. Tuy nhiên, nước muối chỉ có thể loại bỏ một số vi khuẩn, trứng giun sán hay sâu trên rau. Đối với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu thì nước muối pha loãng gần như… “vô dụng".

Vì thế, việc ngâm rau trong nước muối là một thói quen rửa rau củ quả hoàn toàn không có hiệu quả đâu đấy nhé!

3. Chỉ rửa rau khoảng 2 - 3 lần

Nhiều người thường nghĩ rằng, rửa rau với nước sạch khoảng 2-3 lần là đã có thể làm sạch rau. Những vi khuẩn còn lại sẽ tự động bị “tiêu diệt” khi nấu và chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao. Đây là một quan niệm rửa rau đúng cách vô cùng sai lầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bụi bẩn, đất cát có thể bám trong các kẽ rau mà bạn không thể làm sạch chỉ sau 2-3 lần rửa với nước. Hơn nữa, kí sinh trùng, vi sinh vật, ấu trùng, trứng giun sán và các chất hóa học, thuốc trừ sâu trên rau vẫn sẽ “cứng đầu" bám trên rau nếu bạn chỉ rửa rau với nước khoảng 2-3 lần.

4. Chỉ ngâm rau với giấm

Giấm có khả năng khử trùng, kháng khuẩn cực cao. Vì thế, nhiều người đã lầm tưởng rằng việc rửa rau với giấm chính là bí quyết rửa rau đúng cách, giúp làm sạch rau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ thông tin nào cho thấy việc rửa rau với giấm có thể giúp cho rau sạch hơn.

Với những người chỉ rửa rau bằng hỗn hợp giấm pha loãng cùng nước hay chỉ rửa với nước giấm, vi khuẩn, bùn đất vẫn còn trên rau và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu rửa rau với giấm, hãy rửa lại với nước sạch thêm vài lần nữa bạn nhé!

5. Thái, cắt rau rồi mới mang đi rửa

Thái, cắt rau trước rồi rửa sau có phải là một phương pháp rửa rau đúng cách? Rau được cắt nhỏ ra sẽ dễ rửa và dễ sạch hơn? Trên thực tế, việc cắt rau trước rồi mới rửa rau sau không hề tăng hiệu quả làm sạch rau mà ngược lại còn phản tác dụng, khiến rau mất đi các dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, bạn nên chú ý rửa thật sạch rau trước rồi mới bắt đầu thái, cắt rau bạn nhé!

Đó là một vài lưu ý để rửa rau đúng cách và thật sạch mà Cleanipedia muốn gửi đến bạn. Đối với những loại quả, bạn nên dùng khăn sạch để lau thật khô sau khi rửa nhé. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể mang đến những bữa ăn an toàn cho cả gia đình!

>>> Xem thêm:

  • cách trồng rau sạch tại nhà, 

  • cách bảo quản rau trong tủ lạnh, 

  • cách bảo quản bơ, 

  • cách bảo quản chuối chín trong tủ lạnh, 

  • cách bảo quản socola

  • Cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Làm Sạch Rau Củ Quả