Mách Bạn Những Cách Giảm đau Cột Sống Do Thoái Hóa - Medlatec

1. Những điều cần biết về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh là do sụn khớp và đĩa đệm của người bệnh phải chịu những áp lực lớn và thường xuyên trong suốt một thời gian dài. Điều này khiến cho sụn và phần xương dưới sụn bị tổn thương, có thể mất tính đàn hồi của đĩa đệm hay gây xơ cứng dây chằng.

giảm đau cột sống

Đau cột sống khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Với những đối tượng thoái hóa cột sống do vấn đề tuổi tác, họ có thể không xảy ra triệu chứng hoặc có triệu chứng trong một thời gian dài nhưng sau đó, những biểu hiện bất thường này có thể biến mất. Một số trường hợp, bệnh nhân chỉ cần thay đổi tư thế, di chuyển đột ngột cũng gặp phải một số triệu chứng bệnh. Cụ thể, khi gặp phải tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh có thể xảy ra những triệu chứng sau:

  • Bệnh nhân bị cứng cột sống, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy.

  • Thường có cảm giác đau âm ỉ, cơn đau càng tăng lên khi vận động và nếu được nghỉ ngơi sẽ thấy giảm đau. Đa số người bệnh bị đau theo đường đi của dây thần kinh tọa.

  • Với những trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đau liên tục, thậm chí đau đến mức không ngủ được, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ.

  • Đôi khi bệnh nhân nghe được tiếng lục khục khi cử động cột sống.

  • Người bệnh thường bị đau khu trú tại cột sống.

  • Một số bệnh nhân bị đau rễ dây thần kinh vì hẹp lỗ liên hợp hay thoát vị đĩa đệm kết hợp. Một số trường hợp bị biến dạng cột sống, chẳng hạn như gù, vẹo cột sống. Những trường hợp hẹp ống sống gây triệu chứng đau.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng thoái hóa cột sống:

  • Trong gia đình có bố mẹ, anh chị em đã mắc thoái hoá cột sống.

  • Người bị thừa cân, béo phì.

  • Những người lười vận động, không thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe.

  • Các trường hợp bị chấn thương cột sống hoặc đã từng trải qua phẫu thuật cột sống.

  • Người có thói quen thường xuyên hút thuốc lá.

  • Những người làm nghề mà đặc thù của nghề là thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần, gây nhiều áp lực lên cột sống cũng khiến làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

  • Những người lao động nặng.

2. Những cách giảm đau cột sống do thoái hóa

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện triệu chứng đau nhức thì không cần điều trị mà chỉ cần thay đổi lối sống với những phương pháp tự chăm sóc tại nhà, có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật.

Giảm đau cột sống bằng phương pháp chăm sóc tại nhà

Khi những cơn đau ập tới, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau.

Nên vận động nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng đau cột sống

Nên vận động nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng đau cột sống

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Chăm chỉ tập luyện trong thời gian dài, bạn sẽ thấy những cơn đau dần giảm nhẹ hoặc biến mất, xương khớp cũng trở nên linh hoạt, chắc khỏe, dẻo dai hơn. Bạn có thể làm một số việc nhà đơn giản hoặc cũng có thể lựa chọn những bài tập phù hợp với mình như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe đạp,…

Trong đó, môn đạp xe thường được nhiều người lựa chọn nhất và cũng được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực nhất, phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống lưng. Khi vận động, nếu có biểu hiện bất thường, bạn cần nghỉ ngơi, giảm tốc độ, cường độ vận động.

Tránh nằm nghiêng, nằm sấp khi ngủ

Tránh nằm nghiêng, nằm sấp khi ngủ

Thực hiện thói quen sống khoa học như ngủ đúng tư thế và làm việc đúng tư thế: Rất nhiều người ngủ sai tư thế dẫn đến tình trạng nhức mỏi vai gáy vào sáng hôm sau nhưng tình trạng này kéo dài, sẽ gây hại cho cột sống. Chuyên gia khuyên bạn nên nằm ngửa khi ngủ, tránh nằm nghiêng hay vẹo sang một bên, nên nằm trên đệm cứng. Cũng giống như vậy, ngồi làm việc sai tư thế cũng dễ dẫn đến thoái hóa cột sống dù bạn đang rất trẻ. Vì thế, bạn nên lưu ý sử dụng bàn và ghế phù hợp với chiều cao của mình, không nên ngồi lệch người khi làm việc, học tập.

Có chế độ ăn uống phù hợp: Chế độ ăn cũng có thể tác động một phần đến tình trạng bệnh. Bạn hãy ăn những thực phẩm lành mạnh để duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì để giảm áp lực cho cột sống.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm như tỏi, gừng, nghệ rất tốt cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống, hay thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, atiso, cải xoăn,… giúp ngăn phản ứng viêm rất tốt và những thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như trứng, sữa, đậu nành sẽ giúp xương khớp của bạn chắc khỏe hơn. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu vitamin C cũng giúp kháng viêm, tiêu sưng, giúp các tổn thương ở cột sống nhanh lành hơn,…

Giảm đau cột sống bằng phương pháp xoa bóp

Tuy rằng xoa bóp không phải cách điều trị bệnh dứt điểm nhưng nó có tác dụng giảm bớt triệu chứng đau nhức của người bệnh và hỗ trợ cùng các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Hơn nữa, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cũng sẽ cảm giác được thư giãn hơn, giảm căng thẳng mệt mỏi. Xoa bóp có thể kèm theo chườm lạnh khi người bệnh đang gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội, hoặc chườm nóng sau vài tiếng khi cơn đau đã giảm.

Sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nên lưu ý chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, để giảm co thắt, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nghiêm trọng.

Phương pháp phẫu thuật giúp giảm đau cột sống

Với những trường hợp nặng, dùng thuốc uống, tiêm tại chỗ hoặc trường hợp thoái hóa đĩa đệm nhiều điều trị nội khoa không có kết quả hay phối hợp với thoát vị đĩa đệm thì có chỉ định điều trị ngoại khoa để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu không được điều trị phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên cho bạn, nên đi khám sớm nếu có những dấu hiệu bất thường xảy ra. Đây là cách tốt nhất để tăng hiệu quả điều trị.

Từ khóa » đau Cột Sống