Mách Bạn Thời Gian Cắt Tỉa đào Trước Và Sau Tết Chính Xác Nhất
Có thể bạn quan tâm
Đào là một trong những loại cây hoa không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Cũng chính vì thế mà việc cắt tỉa đào như thế nào được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Cắt tỉa đào đúng cách không chỉ giúp cây nuôi dưỡng hoa tốt hơn, mà còn giúp người chơi đào chủ động thời gian nở hoa của đào. Không những thế, cắt tỉa hoa đào sau Tết còn giúp tiết kiệm chi phí, vì sang năm sau, chúng ta vẫn có có đào chưng Tết mà không cần phải đi mua nữa.
Mục lục- Chăm sóc và cắt tỉa đào trước Tết
- Thời điểm cắt tỉa đào thích hợp để kịp đón Tết
- Các bước cắt tỉa đào đúng cách
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Bước 2: Xác định cây cần cắt tỉa
- Bước 3: Cắt tỉa phần thân cây
- Bước 4: Kỹ thuật cắt tỉa cành cây đào
- Hướng dẫn chăm sóc đào để hoa nở đúng dịp Tết
- 1. Mật độ tưới nước và bón phân
- 2. Đảo cây
- 3. Tuốt lá cây
- 4. Khoanh vỏ cây
- Dùng dao khoanh vỏ
- Dùng dụng cụ khoanh vỏ chuyên dụng
- 5. Thắp điện sưởi ấm cho cây
- 6. Thời gian thúc và hãm đào ra hoa
- Hướng dẫn cách chăm sóc và cắt tỉa đào sau Tết
- Cắt tỉa đào sau Tết
- Chăm bón đào sau Tết
- Kỹ thuật chăm sóc đào tạo thế sau Tết
- Bài viết liên quan
Chăm sóc và cắt tỉa đào trước Tết
Thời điểm cắt tỉa đào thích hợp để kịp đón Tết
Thông thường, đào sẽ được trồng vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 âm lịch. Đến khoảng tháng 4 hoặc tháng 5 thì người nuôi trồng sẽ bắt đầu cắt tỉa đào, cắt bớt những cành xấu mọc xung quanh gốc để dáng đào được gọn gàng và đẹp mắt hơn.
Đến khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 thì người ta bắt đầu cắt tỉa đào, đặc biệt là phần cảnh để định hình dáng cây sao cho bắt mắt hoặc tạo hình cây tùy theo sở thích của người chơi đào. Nếu việc cắt tỉa cành đào sớm hoặc muộn hơn thời gian này thì sự phát triển của cây đào sẽ không được như mong muốn, cây khó lên dáng, nụ và hoa đào rất có thể sẽ nở sớm hoặc muộn hơn so với dịp Tết nguyên đán.
Lưu ý, khi thực hiện cắt tỉa cành đào, người chơi đào cũng cần quan sát thời tiết ở khu vực của mình lúc bấy giờ, tham khảo dự báo thời tiết khoảng thời gian sau đó và đưa ra quyết định chính xác nhất để hoa đào kịp nở đúng dịp Tết.
Cắt tỉa đào đúng thời điểm để hoa nở đúng dịp Tết nguyên đán (Ảnh: Sưu tầm)Các bước cắt tỉa đào đúng cách
Ngoài yếu tố thời gian, thời tiết thì kỹ thuật cắt tỉa đào cũng ảnh hưởng rất lớn tới hình dáng của cây đào và độ phủ của nụ, cũng như hoa đào trên cây. Để đảm bảo chất lượng hoa đào được đều, đẹp và rực rỡ, bạn nên tham khảo và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tỉa đào sau đây:Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Để việc cắt tỉa đào diễn ra thuận lợi, hạn chế những tổn thương cho cây và giúp cây mau liền sẹo thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau (nếu có nhu cầu tham khảo xin nhấn vào tên dụng cụ tương ứng):- Cưa cắt cành dùng để cắt các cành to, cư này giống cưa gỗ thông thường nhưng có dạng hơi cong để cưa được dễ dàng hơn. Cưa nếu làm từ thép SK5 thì sẽ bền hơn các loại cưa làm từ thép khác.
- Kéo cắt cành chuyên dụng để tỉa lá, chồi, mầm, cành nhỏ,...Có hai loại kéo chính là kéo lưỡi cong bán nguyệt có thể cắt tốt các cành đường kính dưới 1cm, đế kéo dày với mục đích đỡ cho lớp biểu bì không bị dập.
Bước 2: Xác định cây cần cắt tỉa
Lưu ý, chỉ nên thực hiện cắt tỉa đào đối với những cây đào trưởng thành từ 3 năm tuổi trở lên. Bởi vì đây là thời điểm lý tưởng để có thể tạo hình, tạo dáng cho cây đào theo như ý muốn của bản thân. Riêng đối với những cây đào chưa đủ tuổi, nếu cắt tỉa cành thì có thể sẽ ngăn cản sự phát triển của cây, khiến cây khó ra hoa và tồi tệ hơn là làm chết cây. Ngoài ra, đối với những cây đào từ 3 năm tuổi trở lên thì bạn nên lựa chọn những cây có phần rễ xù xì, già nua, thân to, những cây đang sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh.Bước 3: Cắt tỉa phần thân cây
Quá trình cắt tỉa đào ở phần thân cây thực hiện theo những bước sau:- Quan sát trước toàn bộ cây để nhận diện tổng thể cây có bị quá dài hay không. Nếu thân cây quá dài thì hãy cắt bớt thân đi để cây được ngắn lại và tạo cảm giác cây già hơn.
- Nếu cây có hai thân thì bạn có thể lựa chọn tạo dáng theo thế song thụ, phu thê hoặc huynh đệ. Còn nếu cây có một thân thì nên tạo dáng đứng thẳng theo thế trực quan tử. Trong trường hợp cây có nhiều thân hơn thì hãy tạo thế rừng cây nhé!
- Đối với phần tán cây, nếu cây có ba tán thì bạn có thể cân nhắc và tạo thế Tam Đa, cây có năm tán thì tạo thế Ngũ Phúc, cây có bảy tán thì tạo thế Thất Hiền, còn cây có chín tán thì tạo thế Cửu Phẩm.
Bước 4: Kỹ thuật cắt tỉa cành cây đào
Kỹ thuật cắt tỉa đào, đặc biệt là phần cành cây sẽ có phần kỳ công và phức tạp hơn. Người chơi đào cần thực hiện cắt tỉa theo phương pháp cắt chuyển và cắt tỉa cách quãng thời gian. Với phương pháp này, cây đào sẽ có hình dáng uyển chuyển, bắt mắt hơn, không bị duỗi thẳng một cách cứng nhắc. Trước khi bắt tay vào cắt tỉa cành đào, bạn cần quan sát kỹ và nắm bắt những cành đang bị khuyết trống, hay không được phân bổ đều thì nên cắt bỏ. Sau khi thực hiện cắt tỉa cành xong, bạn có thể dùng dây kim loại để cố định và uốn cành giúp cho dáng đào được đẹp hơn như ý muốn. Lưu ý, không nên để phần ngọn và phần nhánh bị cách nhau quá xa thì sẽ khiến hình dáng tổng thể không được cân đối. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt bỏ phần ngọn để thúc đầy mầm mới mọc ở xung quanh, giúp cho dáng cây được cân đối hơn.Hướng dẫn chăm sóc đào để hoa nở đúng dịp Tết
1. Mật độ tưới nước và bón phân
Trong khoảng từ tháng 10 trở đi, nên hạn chế tối đa việc tưới nước và dừng hẳn việc bón phân. Cũng tùy vào điều kiện thời tiết nắng ấm hay mưa rét mà bạn có thể phun nước ấm hoặc nước lạnh để kích thích quá trình hoa đào nở sớm hơn hoặc hãm hoa nở sao cho đúng dịp. Chăm sóc đào đúng cách để chất lượng hoa được tốt nhất (Ảnh: Sưu tầm)2. Đảo cây
Bên cạnh cắt tỉa đào, thì đảo cây cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả cây cũng như hoa đào. Thời gian thích hợp để đảo cây là khoảng 01/08 âm lịch đối với giống đào bích, khoảng 20/07 đối với đào phai và khoảng 01/07 đối với đào thất thốn. Cách đảo cây đào đúng chuẩn như sau: Cách phần gốc cây khoảng 20 - 25cm, đào một bầu đất có chiều sâu 20 - 25cm (hoặc tùy theo kích cỡ của cây). Tiến hành cẩn thận, tránh làm vỡ bầu đất ở phần gốc. Nên đảo cây vào những ngày trời nắng và thực hiện vào buổi sáng. Trong quá trình đảo cây, bạn có thể để cây vào chậu luôn hoặc di chuyển cây sang một phần hố khác, sau đó lấp đất chặt ở phần gốc lại.3. Tuốt lá cây
Vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch, dùng tay tuốt hết phần lá cây. Hoặc bạn cũng có thể phun thuốc hóa học dạng ướt đều khắp tán cây, sau khoảng 7 - 10 ngày là lá sẽ rụng hết. Công dụng của việc tuốt hết lá cây đào là để cây có thể tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng để nuôi nụ, đảm bảo số lượng nụ ra nhiều, mập, đều nhau, cho hoa to, màu sắc đẹp mắt và cánh hoa dày dặn. Nếu thời tiết nóng hơn mọi năm thì việc tuốt lá nên thực hiện chậm hơn khoảng 2 - 5 ngày. Và ngược lại, nếu thời tiết lạnh hơn thì nên tuốt lá sớm. Sau khi tuốt lá, cắt tỉa đào xong, nếu thời tiết nắng ấm kéo dài thì phải thiết kế giàn che và thường xuyên phun nước lạnh cho tán lá cây, bổ sung phân ure nồng độ 1% lên thân lá để hãm cho hoa đào không ra sớm. Còn nếu muốn kích thích đào ra nụ, nở hoa, hoa màu đẹp, to, cánh dày thì phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Hàng năm, vào mùa đông đào sẽ rụng lá. Khi ấy nụ hoa sẽ bắt đầu phát triển và lớn lên nhanh chóng. Nếu như để tự nhiên thì cuối tháng chạp, đào rụng lá và nở hoa vào cuối tháng giêng hoặc trong tháng hai năm tiếp theo. Vì thế, nếu muốn hoa nở đúng dịp Tết thì ngoài việc hãm cây, bạn cũng cần phải tuốt lá cây trước một thời gian. Thời gian tuốt lá trước Tết dài hay ngắn còn phụ thuộc vào giống cây đào và tình trạng sức khỏe của cây lúc bấy giờ là như thế nào. Nếu cây già và sức khỏe yếu thì thời gian tuốt lá sẽ chậm hơn so với những cây còn trẻ, khỏe mạnh. Cùng với đó, bạn cũng cần phải bảo vệ những mắt hoa ở vị trí cuối nách lá. Việc tuốt lá cũng nên được thực hiện cẩn thận, dùng tay bứt từng lá, không nên tuốt một lượt thẳng từ đọt xuống, vì rất có thể sẽ làm tổn thương đến những mầm hoa. Giai đoạn thực hiện tuốt lá đào (Ảnh: Sưu tầm)4. Khoanh vỏ cây
Đây cũng là một thủ thuật giúp hạn chế sự sinh trưởng mạnh mẽ của cây trong giai đoạn ra hoa. Thời gian khoanh vỏ sẽ khác nhau đối với từng giống đào khác nhau. Ví dụ như đào bích thì khoảng 15/08 âm lịch, đào phai là khoảng 05/08, đào thất thốn là khoảng 01/07. Nên hãm trước những cây có toàn bộ lá xanh tốt, khỏe mạnh. Và hãm sau những cây có một phần lá đã chuyển sang màu vàng, cây yếu. Không nên hãm những cây đã già. Phương pháp khoanh vỏ như sau:Dùng dao khoanh vỏ
Dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn 360 độ ở vị trí thân cây cách gốc khoảng 20 - 40 cm. Vết cắt nên sâu tới phần thân gỗ của cây và nên thực hiện day đi day lại 2 - 3 lần để tạo thành vết khoanh rõ rệt. Tiến hành khoanh vỏ cây vào buổi sáng những ngày không có mưa. Vết khoanh vỏ thành công là sau một ngày có nhựa cây chảy ra từ vết khoanh. Sau đó 2 - 7 ngày, lá đào sẽ dần chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và có hiện tượng hơi rũ xuống là được. Nếu như lá vẫn chưa có hiện tượng chuyển mài thì việc khoanh vỏ chưa thành công, cần thiết phải khoanh vỏ một lần nữa ở một vị trí khác vết cũ.Dùng dụng cụ khoanh vỏ chuyên dụng
Dụng cụ khoanh vỏ chuyên dụng có sẵn lò xo được đặt lực cần thiết, thời gian lao động sẽ nhanh hơn Dụng cụ khoanh vỏ đơn giản Nếu bạn muốn chủ động lực cắt thì dùng dụng cụ chuyên dụng để khoanh vỏ dạng kìm bóp5. Thắp điện sưởi ấm cho cây
Nếu điều kiện thời tiết rét đậm rét hại kéo dài khoảng dưới 10 độ C thì quá 7 ngày hầu hết nụ cây đào bích sẽ bị toe. Vì thế, bạn cần phải sưởi ấm cho cây bằng cách bọc toàn bộ cây bằng túi nilon, sau đó phun nước ấm 40 - 50 độ C xung quanh gốc với tần suất khoảng 5 - 6 lần/ngày. Thêm nữa, vào ban đêm, bạn cũng cần thắp bóng điện và phun phân bón lá Đầu Trâu 701 để kích thích cho cây đào ra hoa vào đúng dịp Tết.6. Thời gian thúc và hãm đào ra hoa
Mặc dù đã tiến hành thực hiện tất cả những biện pháp chăm sóc đặc biệt kể trên nhưng thời gian đào ra hoa có năm vẫn không đúng vào dịp Tết nguyên đán. Bởi vì nếu gặp thời tiết lạnh kéo dài thì cây sẽ ra hoa chậm và ngược lại, hoa ra sớm hơn nếu thời tiết ấm. Do đó, phương pháp thúc và hãm đào ra hoa phải được thực hiện đúng cách trong những trường hợp thật sự cần thiết. Khoảng đầu tháng 12 âm lịch, quan sát nếu thấy các nụ hoa đào chưa nhú ra một cách rõ ràng thì hoa sẽ nở chậm, bạn cần phải thúc bằng các cách: tưới phân đậm hoặc ure. Hãy bới đất xung quanh gốc cây với độ sâu khoảng 5cm, sau đó tưới phân vi sinh, thêm nước tiểu và nước nóng 30 - 40 độ C. Khoảng cuối tháng 11 âm lịch, quan sát nếu thấy nụ hoa nhú ra to, thì hoa đào năm đó sẽ nở sớm. Lúc này, bạn cần thực hiện các phương pháp hãm cây bằng cách che nắng, tạo bóng tối cho toàn bộ cây trong vòng 10 - 15 ngày. Đồng thời, phải theo dõi thời tiết và tốc độ sinh trưởng của cây thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm giàn che bằng lưới đen, cùng với tưới phân ure nồng độ 1% và nước lạnh lên phần thân lá cây hoặc tưới vào phần gốc. Thực hiện khoanh vỏ cây như đã giới thiệu ở trên. Đào đất, chặt bớt 10 - 20% phần rễ, nên cắt xén rải rác đều xung quanh gốc, không cắt tập trung một chỗ, không xới xáo, không tưới nước. Việc thúc hay hãm cho cây ra hoa chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết, vì cả hai trường hợp này đều có ảnh hưởng đến chất lượng của hoa đào. Liên tục quan sát sự phát triển của cây để có quyết định thúc và hãm nở hoa phù hợp (Ảnh: Sưu tầm)Hướng dẫn cách chăm sóc và cắt tỉa đào sau Tết
Làm sống lại cây bằng cách cắt tỉa đào sau mỗi dịp Tết là cách bạn tiết kiệm một khoản chi phí cho Tết năm sau. Dưới đây sẽ là những cách cắt tỉa đào bằng kéo cắt cành và hướng dẫn chăm sóc sau Tết.Cắt tỉa đào sau Tết
Để năm tiếp theo, đào sẽ ra nhiều nụ đẹp đúng dịp Tết thì bạn cần cắt tỉa đào loại bỏ những cành cũ. Thực hiện cắt thật đau để cành mới nảy mầm nhiều hơn, năm sau cho nụ nhiều hơn. Những lần cắt tỉa tiếp theo chỉ cần cắt nhẹ, tần suất mỗi tháng một lần liên tiếp cho đến tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Thao tác cắt tỉa cành cần thực hiện dứt khoát để tránh làm dập nát, gây tổn thương cho cây, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, sức khỏe và thẩm mỹ của cây. Cắt tỉa và tạo thế đào sau Tết (Ảnh: Sưu tầm)Chăm bón đào sau Tết
Sau mỗi lần cắt tỉa đào, cây cần được tưới phân hữu có. Khoảng tháng 8, tháng 9 thì tưới phân nhiều để thúc cây nở hoa nhiều và to hơn. Trong thời điểm bón phân, bạn phải đảm bảo nhiệt độ đủ ấm để cây phát triển tốt nhất.Kỹ thuật chăm sóc đào tạo thế sau Tết
Để đào có thể nở hoa đúng dịp tết, ngoài việc cắt tỉa đào đúng cách, bạn cũng nên chú ý đến thời gian tuốt lá cho cây. Quan sát sức khỏe cây và thực hiện tuốt lá như đã giới thiệu ở phía trên để thời điểm nở hoa được đúng theo ý của mình nhất. Hi vọng rằng, với những thông tin trên đây về thời gian và thời điểm nên cắt tỉa đào cũng như các kỹ thuật đặc biệt khác để chăm sóc đào, bạn sẽ có những cây đào chất lượng, hoa nở rực rỡ vào đúng dịp Tết nguyên đán sắp tới. Hãy ghé thăm website congcutot.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác về chăm sóc cây cảnh nhé!Tác giả bài viếtTrâm Ngọc
Từ khóa » Tỉa Lá đào Vào Tháng May
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Giúp Cây đào Ra Hoa đúng Dịp Tết
-
Kỹ Thuật điều Khiển Quá Trình Cây đào Ra Hoa đúng Dịp Tết Nguyên Đán
-
Hướng Dẫn để Hoa đào Ra Hoa Kịp Tết - Cây Giống
-
Thời Gian Cắt Tỉa Cành đào Hợp Lý Nhất - Unica
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cho Cây đào Nở Hoa đúng Dịp Tết | Giới Thiệu
-
Cách Tuốt Lá Đào Để Nở Đúng Dịp Tết 2021 Easy Potato Recipes ...
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Lại đào Sau Tết | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Dân Nhật Tân Tất Bật Tuốt Lá Chăm đào Cho Hoa đúng Dịp Tết Canh Tý
-
Ý Nghĩa, Cách Trồng, Chăm Sóc đào Ra Hoa đúng Tết - Sfarm
-
Cách để Cắt Tỉa Cây Đào - WikiHow
-
Cách Chăm Sóc Hoa Mai, Hoa đào Nở đúng Ngày Tết - Bách Hóa XANH
-
Người Trồng đào Nhật Tân Tất Bật Tuốt Lá Chuẩn Bị Cho Tết Tân Sửu
-
Bí Quyết Chăm Sóc Cây đào Ra Hoa đúng Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa đào Sau Tết